Quần xã Lecanids ở sinh cảnh cát tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh quảng nam (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mối quan hệ giữa các loài Trùng bánh xe với điều kiện môi trường

3.2.2. Quần xã Lecanids ở sinh cảnh cát tại khu vực nghiên cứu

Tổng số 50 loài Lecanids ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh Quảng Nam được ghi nhận. Trong đó, 4 loài Lecanids là ghi nhận mới cho ngành TBX của Việt Nam là:

L. blachei; L. elsa; L. lateralis; L. monostyla (Hình 3.7). Có 3 loài thuộc nhóm psammobiotic: L. minuta, L. phapi L. spiniventris; 6 loài thuộc nhóm psammophilic;

và 41 loài thuộc nhóm psammoxenic lần lượt chiếm 6%, 12% và 82% tổng số loài Lecanids được ghi nhận (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thành phần loài, mật độ (cá thể/m3) và đặc điểm phân bố theo kích thước hạt cát của Lecanids tại khu vực nghiên cứu.

Loài Cát rất nhỏ Cát nhỏ Cát vừa Nhóm loài

L. abanica + 15.291 b

L. aculeata + 7.645 + c

L. aeganea + c

L. batillifer 3.581 c

L. bifurca + b

L. blachei* + c

L. bulla 11.470 138.252 64.914 c

L. closterocerca + 3.581 13.339 b

L. crepida + 91.743 c

L. curnicornis + + 5.495 c

L. dorysimilis + b

L. doryssa 1.194 + c

L. elsa* + 7.645 c

L. eswari + c

L. furcata + + 7.645 c

L. haliclysta + 7.645 + c

L. hamata 8.043 13.187 34.149 c

L. hornemanni + 1.194 c

L. inermis + b

L. inopinata 15.291 95.566 19.114 c

L. kunthuleensis + c

L. lateralis* 15.291 c

L. leontina 137.615 7.645 c

L. ludwigii 15.291 10.033 c

L. luna 7.645 23.701 c

L. lunaris 7.645 163.099 79.002 c

L. minuta + a

L. mitis 7.645 c

L. monostyla* + c

L. namatai + c

L. obtusa + 2.387 22.936 c

L. papuana 7.645 96.840 20.387 c

L. pertica 45.872 + c

L. phapi + a

L. pyriformis + 22.936 c

L. rhenana 3.581 754.332 7.645 c

L. signifera 7.645 32.826 8.541 c

L. simonneae + + c

L. sola 42.049 c

L. sp. + c

L. spiniventris 7.645 7.645 a

L. stichoclysta + + c

L. subtilis + c

L. superaculeata 15.291 c

L. tenuiseta + b

L. thailandensis + c

L. thienemanni 7.645 c

L. undulata + 7.944 13.538 c

L. unguitata 15.291 c

L. ungulata 2.387 c

Tổng số 21 34 36

(“+” có ghi nhận; “*” Ghi nhận mới cho ngành TBX Việt Nam; “a” psammonbiotic;

“b” psammonphilic và “c” psammonxenic).

Hình 3.7. Một số loài Lecanids ghi nhận mới cho ngành TBX Việt Nam a) L. elsa b) L. lateralis c) L. blachei d) L. monostyla.

Độ giàu loài Lecanids vào mùa mưa là cao hơn so với mùa khô, với tổng số lượng loài ghi nhận được lần lượt là 39 và 33 loài theo mùa. Mức độ đa dạng dạng cao hơn được ghi nhận vào mùa mưa so với mùa khô được được chứng minh thông qua hệ số góc của đường cong tích lũy loài vào mùa mưa (12.47) cao hơn so với mùa khô (10.23) (Hình 3.8). Hơn thế nữa, các chỉ số ước đoán độ giàu loài (Chao 2 và Jacknife 2) dự báo được tổng số lượng loài thực tế của các thủy vực tại khu vực nghiên cứu. Theo chỉ số Chao 2, tổng số loài ở khu vực nghiên cứu vào mùa mưa có thể là 49±7 loài, và 43±7 loài vào mùa khô. Hơn thế, chỉ số Jacknife 2 dự báo tổng số loài là 59 loài vào mùa mưa và 50 loài vào mùa khô.

Hình 3.8. Đường cong tích lũy và các chỉ số ước đoán độ giàu loài Lecanids ở sinh cảnh cát theo mùa.

Ejsmont Karabin (2004) và Lokko và cs (2017) đã công bố rằng quần xã các loài TBX ở sinh cảnh cát có sự tương quan với kích thước hạt cát. Để khảo sát mối tương quan này, tác giả đã phân chia 21 mẫu phân tích TBX ở sinh cảnh cát thành 3 nhóm dựa vào đặc điểm kớch thướt hạt cỏt (KTC): Nhúm cỏt rất nhỏ (KTC<125 àm), nhúm cỏt nhỏ (125 - 250 àm) và Nhúm cỏt vừa (>250 àm). Kết quả cho thấy rằng, tổng số lượng loài ghi nhận là lớn hơn ở các nhóm cát có KTC lớn hơn, cụ thể 21 loài được ghi nhận ở nhóm cát rất nhỏ, 34 loài được ghi nhận ở nhóm cát nhỏ và 36 loài được nghi nhận ở nhóm cát vừa (Bảng 3.3). Tuy nhiên, khi xem xét các loài đặc trưng cho mỗi nhóm, nhóm cát nhỏ có số lượng loài đặc trưng lớn nhất (10 loài), tiếp theo đó là nhóm cát vừa và nhóm cát rất nhỏ với số loài đặc trưng lần lượt là 7 và 2 loài. Hơn thế, tổng mật độ trung bình của Lecanids trong nhóm cát nhỏ được ghi nhận là cao nhất (1.63x106 cá thể/m3), tiếp đến là nhóm cát vừa (0.57x106 cá thể/m3) và thấp nhất ở nhóm cát rất nhỏ (0.07x106 cá thể/m3). Đáng chú ý, phần lớn Lecanids xuất hiện với mật độ rất thấp trong nhóm cát rất nhỏ (thấp hơn 1x104 cá thể/m3), ngoại trừ 2 loài L. bullaL. inopinata có mật độ cao trong cả 3 nhóm kích thước hạt cát. Các loài có mật độ cao (trên 1x105 cá thể/m3) như là: L. bulla (1.38x105 cá thể/m3), L. leontina (1.37x105 cá thể/m3), L. lunaris (1.63x105 cá thể/m3), và L. rhenana (7.54x105 cá thể/m3) chỉ xuất hiện trong nhóm cát nhỏ.

Để so sánh mức độ đa dạng giữa các nhóm cát, đường cong tích lũy loài đã được tác giả sử dụng. Nhóm cát nhỏ và vừa cho thấy cùng một xu hướng, số loài ghi nhận tăng lên nhanh chóng trong quá trình phân tích 6 mẫu đầu tiên với hệ số góc lần lượt theo 2 nhóm cát là 11.87 và 11.73 cho thấy mức độ đa dạng của 2 nhóm này. Tuy nhiên, trung bình số lượng loài ghi nhận tại mỗi địa điểm là cao hơn ở nhóm cát vừa so với nhóm cát nhỏ (8.8 > 5.47). Bên cạnh đó, các chỉ số ước đoán độ giàu loài của các thủy vực theo nhóm cát cho thấy tổng số loài thực tế có thể lên đến khoảng 40 và 60 loài lần lượt theo nhóm cát nhỏ và nhóm cát vừa (Hình 3.9).

Hình 3.9. Đường cong tích lũy và các chỉ số ước đoán độ giàu loài của khu vực nghiên cứu theo 3 nhúm cỏt (A) Cỏt rất nhỏ (<125 àm); (B) Cỏt nhỏ (125 - 250 àm); (C) Cỏt

vừa (>250 àm).

Trong khi đó, số lượng mẫu thuộc nhóm cát rất nhỏ là chưa đủ để cho thấy rõ các xu hướng một cách rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả phân tích bước đầu cho thấy rằng mức độ đa dạng của Lecanids ở nhóm cát rất nhỏ là khá thấp so với 2 nhóm cát nhỏ và nhóm cát vừa, thể hiện qua hệ số góc của đường cong tích lũy loài có giá trị 10.51. Tuy nhiên, có thể thấy rằng số lượng loài trung bình ghi nhận tại mỗi địa điểm thuộc nhóm cát này là khá cao (khoảng 9 loài/mẫu). Dựa vào mô hình, tổng số lượng loài ước tính có thể đạt 20-30 loài trong 3 mẫu thuộc nhóm cát rất nhỏ.

Ngoài các nghiên cứu chuyên về phần loại học, các nghiên cứu về Lecanids vẫn còn khá hạn chế với chỉ hai công bố khảo sát về sự phân bố theo địa lý và sinh thái của Lecanids (Pejler & Bērziņš, 1994; Segers, 1996), mặc dù Lecanids thường được nhắc đến như là một thành phần quan trọng của quần xã TBX trong rất nhiều các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này là một trong những công trình đầu tiên có tập trung tìm hiểu về cộng đồng Lecanids ở sinh cảnh cát và mối tương quan của chúng với điều kiện môi trường. Tại Việt Nam, Trinh-Dang và cs (2015) đã công bố 89 loài TBX ở sinh cảnh cát thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với sự đóng góp của 42 loài Lecanids. Kết quả nghiên cứu này đã định danh 50 loài Lecanids ở sinh cảnh cát, cao hơn các ghi nhận trước đây 4 loài và 35 loài ghi nhận trong nghiên cứu này là tương đồng với nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế của Trinh-Dang và cs (2015).

Cấu trúc môi trường cát được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc của quần xã sinh vật ở cát (Arov, 1990; Ejsmont Karabin, 2004). Theo

Giere (2009), kích thước hạt cát trực tiếp quy định đặc điểm cấu trúc và không gian của môi trường cát, và vì thế gián tiếp chi phối các đặc điểm lý hóa của sinh cảnh này. Arov (1990) công bố rằng các loài TBX có kích thước lớn hơn có xu hướng sống ở sinh cảnh cát có kích thước hạt lớn hơn trong khi các loài có kích thước nhỏ hơn thì có xu hướng ngược lại. Mối tương quan này không được tìm thấy trong nghiên cứu về TBX ở sinh cảnh cát tại các hồ tự nhiên và nhân tạo của Ba Lan (Bielańska Grajner, 2005), nhưng được ủng hộ một phần bởi nghiên cứu của Ejsmont Karabin (2004), bà đã công bố sự tương quan thuận ý nghĩa giữa kích thước của các loài TBX và kích thước hạt cát trong khoảng giá trị 0,25 – 1,00 mm. Trong nghiên cứu này, sự xuất hiện của Lecanids là khác nhau trong 3 nhóm cát mặc dù không tìm thấy sự khác nhau về mức độ đa dạng. Nhóm cát rất nhỏ được ghi nhận là có điều kiện kém thuận lợi cho Lecanids thông qua số lượng loài được tìm thấy thấp hơn nhiều so với 2 nhóm cát còn lại. L. doryssa được xác định là một trong những loài phân bố giới hạn trong nhóm cát nhỏ. Trong khi, L. bulla L.

hamata cho thấy khả năng đáp ứng tốt với một khoảng rộng của kích thước hạt cát thể hiện qua mật độ cao được ghi nhận ở tất cả các mẫu. Tuy nhiên, Ejsmont Karabin (2004) đã nhận định rằng kích thước cơ thể TBX không phải là yếu tố có tương quan ý nghĩa đến sự lựa chọn phân bố theo kích thước hạt cát của các loài TBX. Kết quả của bà cho thấy nhúm kớch thước hạt lớn (250 - 1000àm) là ưa thớch cho tất cả cỏc nhúm kớch thước của TBX, trong khi ở kích thước hạt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì không được ưa thích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh quảng nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)