Đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bacillus licheniformis sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút (Trang 46 - 52)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.4. Kết quả theo dõi các thông số trong quá trình ủ phân

3.4.4. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh

Sau từ 40 đến 45 ngày ủ, quan sát đống ủ có bổ sung chế phẩm vi sinh cho thấy phân chim cút đã chuyển sang màu vàng nâu, phân tơi xốp, kích thước hạt đồng đều và đã hết mùi hôi. Trạng thái phân sau khi ủ: tơi và khô.

Đống ủ ĐC và TN3 không đạt chỉ tiêu về nhiệt độ và pH sau quá trình ủ. Đống ủ TN1 có xen kẽ các đốm trăng của Bacillus licheniformis TT01. Các chỉ tiêu về nhiệt độ đống ủ TN1 và TN2 đã bằng nhiệt độ môi trường, pH đạt theo TCVN 7185:2002 nên 2 công thức này được lấy mẫu gửi đi phân tích chất lượng phân chim cút tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Quatest 2).

Để đánh giá chất lượng phân, tiến hành phân tích các chỉ tiêu bao gồm hàm lượng N tổng số, K2O, P2O5 hữu hiệu, hàm lượng chất hữu cơ, kim loại nặng và mật độ vi sinh vật gây hại Salmonella sp. theo tiêu chuẩn TCVN 7185:2002. Kết quả phân tích cac thông số được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Chất lượng phân chim cút sau ủ

STT Chỉ tiêu TN1 TN2

Mức theo TCVN 7185: 2002

1 Hàm lượng N tổng số 1.84 1.61 ≥2,5

2 Hàm lượng P2O5 tổng số % 2.96 1.84 ≥2.5

3 Hàm lượng K2O hữu hiệu % 2.67 3.71 ≥1.5

4 Hàm lượng chất hữu cơ % 32.2 24.9 ≥22

5 Hàm lượng Cr mg/kg 2.66 10.3 ≤20 6 Hàm lượng Ni mg/kg 2.39 9.77 ≤100 7 Hàm lượng Pb mg/kg 2.06 2.06 ≤200

8 Hàm lượng Cd mg/kg KPH KPH ≤2,5

9 Hàm lượng Hg mg/kg KPH KPH ≤2

10 Mật độ Salmonella, CFU Âm tính /25g Âm tính /25g 0 Ghi chú: CFU (colony forming unit): đơn vị hình thành khuẩn lạc

Từ bảng 3.5 cho thấy rằng, hàm lượng P2O5, K2O hữu hiệu, chất hữu cơ của phân hữu cơ vi sinh ở CT1 có hàm lượng cao hơn CT2 . Điều này có thể giải thích rằng, phân chim cút là môi trường đặc hiệu cho Bacillus licheniformis TT01 sống, nên khi ủ bằng chế phẩm BIOMS1, vi sinh vật phát triển nhanh trong đống ủ, giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong phân chim cút, giảm lượng lớn thất thoát các chất ra môi trường.

Hàm lượng kim loại nặng Cr, Ni, Pb của phân hữu cơ vi sinh ở TN1 và TN2 đều thấp đạt so với TCVN 7185 :2002. Hàm lượng Cd và Hg ở cả 2 thí nghiệm đều không xuất hiện. Điều này cũng trùng khớp với các nghiên cứu trước đó của Đặng Vũ Bích Hạnh (2011) [24].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Ứng dụng được chế phẩm Bio-MS1 tạo từ Bacillus licheniformis TT01 để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút.

Đánh giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh từ phân cút theo TCVN 7185:2002 thì phân hữu cơ có bổ sung chế phẩm Bio-MS1 cho kết quả tốt hơn so với các chế phẩm EM và FBP.

KIẾN NGHỊ

Trước tình hình thực tế lạm dụng phân bón vô cơ của người nông dân ngày càng làm đất bạc màu, môi trường ngày càng ô nhiễm do phế thải nông nghiệp không được xử lý như hiện nay, một số kiến nghị được đề xuất như sau:

- Cần tuyên truyền, phổ biến những lợi ích đem lại của phân hữu cơ vi sinh cho mọi người dân trên địa bàn để người dân nắm được và hưởng ứng tham gia quá trình xử lý phân chim cút và phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh theo quy mô hộ chăn nuôi.

- Cán bộ chuyên môn cần cử người xuống từng địa phương để hướng dẫn cho người dân thực hiện mô hình sản xuất để kịp thời hạn chế những sai xót trong quá trình thực hiện mô hình.

- Khảo sát thời gian bảo quản chế phẩm.

- Thử nghiệm chế phẩm Bio-MS1 ứng dụng ủ các loại nguyên liệu khác (phân gà, phân chuồng, rác hữu cơ,…), đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm và phân hữu cơ tạo được.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

[1] Cục thống kê, Thống kê chăn nuôi Việt Nam, 04/2018.

[2] Đình Thắng(2018). Việt Nam cần 200 triệu ơnấn phân bón hữu cơ để làm nông nghiệp sạch. Hội nghị phát triển phân bón hữu cơ, Hà Nội, 09/03/2018.

[3] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7185 : 2002 Tiêu chuẩn Việt Nam về phân hữu cơ vi sinh.

[4] Vũ Đình Tôn (2009). Bài giảng quản lý chất thải rắn chăn nuôi, ĐHNN Hà Nội.

[5] Lê Gia Hy (2012). Cơ sở sản xuất kháng sinh, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

[6] Bùi Hữu Đoàn (2009). Giáo trình chăn nuôi đà điểu và chim, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[7] Nguyễn Thị Kiều Trang (2014). Đánh giá năng suất sinh sản của chim cút Nhật bản có nguồn gốc từ Tiền Giang, Đại học Cần Thơ

[8] Nguyễn Thanh Hiền (2003). Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân ủ, NXB Nghệ An.

[9] Võ Thị Thứ, Trưng Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương, La Thị Nga, Lê Thị Thu Hiền, Phạm Thị Minh Hà, Lê Danh Toại, Nguyễn Trường Sơn, Đào Thị Thanh Xuân (2009).

Nguyên cứu sử dụng Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis và Lactobacillus cidophilus để sản xuất chế phẩm sinh học biochie xử lý nước nuôi thủy sản, Tuyển tập hội thảo toàn quốc về NC & ƯD KHCN trong nuôi trồng thủy sản [10] Trần Lê Thu Trang, Võ Thị Lời, Trần Thị Nguyên, Bùi Thị Uyên Nghi, Nguyễn Đỗ Kim Diệu (2011). Ứng dụng các chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi, Đại học Nông lâm Hồ Chí Minh.

[11] TS. Bùi Hữu Đoàn (2010). Nuôi và phòng trị bệnh cho chim cút, Trung tâm khuyến nông Quốc gia.

[12] Trần Hồng Nhung, Nguyễn Kiều Băng Tâm (2016). Ứng dụng đệm lót sinh học trong cải thiện một số chỉ tiêu môi trường khu chăn nuôi gia cầm tại hai xã tỉnh Hà Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN.

[13] Phạm Bích Hiên ̣(2012). Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn, Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội

[14] Trịnh Thành Trung, Phan Lạc Dũng, Trần Thị Lệ Quyên, Dương Văn Hợp, Đào Thị Lương (2013). Đặc điểm sinh học và tiềm năng ứng dụng của chủng vi khuẩn

Bacillus amyloliquefaciens subsp. Planta rum sp 1901 phân lập tại Rừng Quốc gia Hoàng Liên, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

[15] Ngô Xuân Mạnh, Nguyễn Thị Lâm Đoàn, Võ Nhân Hậu, Ngô Xuân Dũng (2008), Chọn lựa điều kiện nuôi cấy tối ưu VK Bacillus licheniformis (chủng BCRP) để sinh tổng hợp α – amylase chịu nhiệt, Tạp chí Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam – vol. 5.

[16] Nguyễn Văn Phước (2007), Quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Xây Dựng, Trang 115-227.

[17] Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003), Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường, NXB Nông Nghiệp.

[18] Nguyễn Lân Dũng và Dương Văn Hợp (2007), Giới thiệu một số kỹ thuật bảo quản vi sinh vật, NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội.

[19] Phòng Công nghệ Sinh học Enzyme, Viện Công nghệ Sinh học (2011), Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn đối kháng để kiểm soát nấm hại cây trồng.

[20] Vũ Minh Đức, Ngô Tự Thành, Bùi Thị Việt Hà, Chu Văn Mẫn, Nghiên cứu hoạt tính enzym ngoại bào của một số chủng Bacillus mới phân lập và khả năng ứng dụng chúng trong xử lí nước thải, Khoa Sinh, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

[21] Khuất Bửu Thanh (2003), Cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật gen. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

[22] Đặng Vũ Bích Hạnh (2011), Nghiên cứu ứng dụng khả năng hấp thụ kim loại nặng của vi sinh vật trong môi trường nước, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu Tiếng Anh

[23] Nes I.F., Yoon S.S.& Diep D.B. (2007). Ribosomally synthesiszed antimicrobial peptides (bacteriocin) in lactic acid bacteria: a review, Food Sci Biotechnol 16: 675–

690.

[24] B.D. Rebecca, Pena-Vera MT, Diaz – Castaneda m, Production of fish protein hydrolysates with bacterial proteases; yield and nutritional value, J Food Sci 56 (1991) 309.

[25] Holt et al (2000), Bergey’s manual of determinative bacteriology, The Williams

& Wilkins Company, tr.613-694.

[26] P.D. Vos, G.M Garity, D. Jones, Bergey’s manual of systematic bacteriology.

Springer Science (2009).

[27] R. Gupta, Q.K. Beg, P.Lorenz, Bacterial alkaline proteases: molecula approaches and industrial applications, Appl Microbiol Biotechnol 59 (2002).

[28] Sharma N., Kapoor G., Gautam Neopaney B. (2009). Characterization of partially purified bacteriocin of Bacillus licheniformis isolated from rhizosphere of radish (Raphanussativus) and itsapplication as a potential food biopreservative, Biocontrol science J Sci Ind Res.

[29] Holt et al (2000), Bergey’s manual of determinative bacteriology, The Williams

& Wilkins Company, tr.613-694.

[30]. Abdollahi-Arpanahi, D., Soltani, E., Jafaryan, H., Soltani, M., Naderi-Samani, M., Campa-Córdova, A.I, (2013). Efficacy of two commercial and indigenous probiotics, Bacillus subtilis and Bacillus licheniformis on growth performance, immunophysiology and resistance response of juvenile white shrimp (Litopenaeus vannamei).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bacillus licheniformis sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)