Khi tìm ra điều kiện tối ưu cho chủng Bacillus licheniformis TT01 để sinh trưởng, phát triển và khả năng đối kháng cao đối với các vi sinh vật gây bệnh Salmonella E. coli. Sau đó, tiến hành ứng dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 xử lý mùi hôi chuồng trại tại xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Và sử dụng chế phẩm EM1, Balasa N01 để so sánh hiệu quả xử lý mùi hôi trại nuôi chim cút với chủng Bacillus licheniformis TT01.
Để đánh giá hiệu quả xử lý các thông số gây mùi hôi của chuồng trại chăn nuôi chim cút như: H2S, NH3 và các vi sinh vật gây bệnh trong phân chim cút như E. coli, Salmonella khi bổ sung chế phẩm vi sinh vào không khí chuồng nuôi, tôi đã tiến hành bố trí các thí nghiệm như sau:
Tôi chọn gia đình Ông Nguyễn Văn Rạng là gia đình có đàn chim cút lớn bố trí các thí nghiệm để thực hiện các đo đạc quan sát đánh giá hiệu quả của chế phẩm.
Tại nhà ông có 4 khu nuôi chim cút. Mỗi khu chuồng nuôi gồm 4 rọ, mỗi rọ nuôi 20 - 25 con chim cút.
Thời tiết nắng nhẹ với khoảng nhiệt độ dao động từ 26 – 320C, ít gió và hướng gió Tây Bắc – Đông Nam.
Các thí nghiệm phun thử nghiệm được bố trí như hình 2.2 và cách phun được thể hiện tại 2.4.11.
Cả 4 lô đặt thí nghiệm đều thay lót chuồng mới (trấu) trước khi dùng chế phẩm.
Tiến hành phun thử nghiệm chủng Bacllus licheniformis TT01 và chế phẩm EM1, Balasa N01 ở các lô TN1, TN2, TN3. Sau đó lấu mẫu để phân tích đánh giá các thông số (do mùi phát tán nhanh trong không khí nên tôi đã chọn các ô cách xa nhau).
Ngày 1/1/2019 bắt thử nhiệm 4 khu vực như trong hình 2.2.
Sau khi xử lý mẫu thì mẫu được lấy với tần suất: 2 tuần/lần.
Các chỉ tiêu phân tích đánh giá:
+ Chỉ tiêu vi sinh: Samonella, E. coli trong phân chim cút.
+ Mẫu khí: H2S, NH3 trong không khí;
SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM 26
Đây là nguyên nhân phát sinh mùi hôi chuồng trại chăn nuôi.
3.3.1. Xác định mật độ Salmonella, E. coli trong phân chim cút
Các chủng vi sinh vật gây bệnh tiêu biểu thường xuất hiện trong chất thải chăn nuôi bao gồm: Salmonella, E. Coli. Những vi sinh vật này là nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu chảy rất dễ mắc phải ở chim cũng như con người khi tiếp xúc hàng ngày.
Hiệu quả xử lý của chế phẩm Bacillus licheniformis TT01 còn thể hiện thông qua các chỉ tiêu về vi sinh vật gây bệnh. Sự biến động về mật độ của một số vi sinh vật gây bệnh thể hiện ở các hình 3.6 và hình 3.7.
Hình 3.6. Mật độ Salmonella trong chất thải chăn nuôi chim cút
Từ kết quả ở hình 3.6 cho thấy khi sử dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 và các chế phẩm EM1, Balasa N01 thì mật độ Salmonella ở các lô thí nghiệm luôn duy trì ở mức thấp (đặc biệt là mật độ Salmonella ở lô TN2 giảm gần 102 CFU/g so với lô đối chứng) và có xu hướng giảm dần. Lô đối chứng luôn duy trì ở mật độ cao (mẫu lấy ngày 28/2/2019 mật độ lên tới 9,5x103 CFU/g) và có xu hướng tăng dần.
Từ kết quả này ta thấy rõ hiệu quả của chế phẩm vi sinh trong việc ức chế sinh trưởng và tiêu diệt Salmonella. Sự giảm mật độ Salmonella có ý nghĩa rất lớn trong phòng tránh dịch bệnh do các chủng vi sinh vật gây bệnh phát sinh trong chất thải chăn nuôi gây ra. Ngoài ra, phần lớn các chủng Salmonella còn sinh khí H2S, do vậy việc
1 10 100 1000 10000
1 / 1 / 2 0 1 9 1 4 / 1 / 2 0 1 9 2 8 / 1 / 2 0 1 9 1 4 / 2 / 2 0 1 9 2 8 / 2 / 2 0 1 9
Mật độ salmonella (CFU/g)
Thời gian
ĐC TN1 TN2 TN3
SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM 27
giảm mật độ Salmonella còn góp phần làm giảm khí H2S, từ đó làm giảm mùi hôi thối trong khu vực chăn nuôi chim cút.
Hình 3.7. Mật độ E. coli trong chất thải chăn nuôi chim cút
Vi khuẩn gây bệnh E. coli là các yếu tố gây các bệnh tiêu chảy ở vật nuôi và con người. Kết quả phân tích được trình bày ở hình 3.6 cho thấy các chỉ số E. coli trong phân chim cút rất lớn, lên tới 3,7x107 CFU/g ở lô đối chứng chim cút 28/2/2019.
Kết quả trên cho thấy, mật độ E. coli ở các lô thí nghiệm tăng nhẹ theo thời gian và luôn thấp hơn các lô đối chứng đặc biệt với chế phẩm EM1 giảm gần 104 CFU/g so với lô đối chứng. Việc hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh sẽ làm tăng sức đề kháng của vật nuôi, giảm dịch bệnh và đảm bảo năng suất chăn nuôi.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý mùi của chế phẩm vi sinh bổ sung vào chuồng nuôi chim cút
Để đánh giá hiệu quả xử lý các thông số gây mùi hôi của chuồng trại chăn nuôi chim cút của chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm EM1, Balasa N01 thông qua phân tích nồng độ các khí H2S, NH3 (nguyên nhân gây ra mùi hôi thối, mùi khai xung quanh khu vực chăn nuôi chim cút). Tiến hành thu mẫu khí ở các lô thí nghiệm, phân tích và thu được kết quả như sau:
Kết quả phân tích nồng độ các khí trong các lô thí nghiệm và đối chứng được trình bày ở hình 3.8 và 3.9.
1 10 100 1000 10000 100000 1000000 10000000 100000000
1/1/2019 14/1/2019 28/1/2019 14/2/2019 28/2/2019
Mật độ E. Coli(CFU/g)
Thời gian
ĐC TN1 TN2 TN3
SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM 28
Hình 3.8. Nồng độ khí NH3 trong môi trường không khí chăn nuôi chim cút Kết quả ở hình 3.8 cho thấy hiệu quả xử lý ở các lô thí nghiệm nồng độ khí NH3
luôn thấp hơn ở lô đối chứng, nồng độ khí NH3 ở các lô thí nghiệm có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian và thấp hơn rất nhiều so với nồng độ khí NH3 trong lô đối chứng.
Cụ thể là nồng độ khí NH3 khi sử dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 giảm tới 81%. Với chế phẩm EM1 và Balasa N01 lần lượt là 69%, 65%;
Khi so sánh nồng độ các khí ở các lô thí nghiệm, lô đối chứng với tiêu chuẩn QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT cho thấy sau 2 tháng ở lô đối chứng nồng độ khí NH3 đã vượt quá mức cho phép. Trong khi đó ở các lô thí nghiệm nồng độ khí NH3 vẫn đạt tiêu chuẩn.
0 5 10 15 20 25
1/1/2019 14/1/2019 28/1/2019 14/2/2019 28/2/2019
Nồng độ khí NH3(ppm)
Thời gian
ĐC TN1 TN2 TN3
SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM 29
Hình 3.9. Nồng độ khí H2S trong môi trường không khí chăn nuôi chim cút Kết quả ở hình 3.9 cho thấy hiệu quả xử lý ở các lô thí nghiệm nồng độ khí H2S luôn thấp hơn ở lô đối chứng, nồng độ khí H2S ở các lô thí nghiệm có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian và thấp hơn rất nhiều so với nồng độ khí H2S trong lô đối chứng. Cụ thể là nồng độ khí H2S khí khi sử dụng chế phẩm EM1 giảm tới 83%. Với chế phẩm được tạo từ chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm Balasa N01 lần lượt là 77%, 68%. Điều này cho thấy hiệu quả xử lý mùi H2S (mùi trứng thối) của chế phẩm vi sinh.
Bên cạnh đó qua bảng có thể thấy nồng độ khí H2S ở lô đối chứng sau 2 tháng đã vượt quá tiêu chuẩn QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT, còn ở các lô thí nghiệm nồng độ khí H2S vẫn đạt tiêu chuẩn. Việc giảm được nồng độ các khí NH3, H2S đã lý giải cho việc giảm rõ rệt mùi hôi thối trong khu vực chăn nuôi chim cút, điều này rất có ý nghĩa đối với môi trường, cũng như sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người chăn nuôi chim cút. Với các mô hình chăn nuôi chim cút xen kẽ trong các khu dân cư với mật độ dày đặc.
Sau 2 tháng bổ sung chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm EM1, Balasa N01 vào chuồng chim cút ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng không bổ sung chế phẩm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.
0 1 2 3 4 5 6 7 8
1/1/2019 14/1/2019 28/1/2019 14/2/2019 28/2/2019
Nồng độ khí H2S (ppm)
Thời gian
ĐC TN1 TN2 TN3
SVTH: Võ Văn Tiền Khôi
Lớp: 15CTM 30
Bảng 3.6. Kết quả phân tích vi sinh vật và mẫu khí trong chuồng trại chăn nuôi chim cút
STT Chỉ tiêu phân tích ĐC TN1 TN2 TN3
1 Salmonella (CFU/g) 9,5x103 4,1x102 9,4x101 8,7x102 2 E. coli (CFU/g) 3,7x107 1,1x104 8,9x103 5,5x103
3 Khí NH3 (ppm) 21,4 4,2 6,6 7,5
4 Khí H2S (ppm) 7,3 1,2 1,7 2,3
Sau 2 tháng nghiên cứu, ở lô đối chứng mật độ vi sinh vật gây bệnh như Salmonella, E. coli ở mức rất cao. Điều này là nguyên nhân dẫn tới nồng độ các khí NH3, H2S tăng cao vượt 1,5 - 2 lần so với quy định cho phép. Nhưng ở các lô thí nghiệm sau 2 tháng sử dụng chủng Bacillus licheniformis TT01 và chế phẩm EM1, Balasa N01 được bổ sung vào chuồng trại thì mật độ vi sinh vật gây bệnh Salmonella, E. coli giảm 101 – 104 lần so với lô đối chứng, còn nồng độ các khí NH3, H2S giảm 3 – 7 lần so với lô đối chứng và không vượt quá QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT. Ngoài ra, khi tiến hành lấy mẫu phải lặp lại 3 lần để tránh bị sai số trong quá trình lấy mẫu.