ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã hòa sơn huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 23 - 26)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nguồn nước giếng tại xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại 10 thôn: thôn Đại La (DL1, DL2, DL3), Tùng Sơn (TS1, TS2), Phú Thượng(PT1, PT2, PT3), Phú Hạ (PH1, PH2, PH3), Hòa Khê (HK1, HK2, HK3), Xuân Phú (XP1, XP2), An Ngãi Đông (AND1, AND2), An Ngãi Tây 1 (ANT1), An Ngãi Tây 2 (ANT2-1, ANT2-2), An Ngãi Tây 3 (ANT3) thuộc xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.

Hình 2.4 Bản đồ lấy mẫu tại các thôn của xã Hòa Sơn 2.3. Nội dung nghiên cứu

Xây dựng bản đồ thu mẫu nước giếng tại các thôn thuộc xã Hòa Sơn.

Đánh giá chất lượng nước giếng thông qua các chỉ tiêu (pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, Amôni(NH4+), Nitrit (NO2-), Nitrat (NO3-) độ cứng tổng số, Đồng (Cu), Crom (Cr).

Đánh giá rủi ro sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước giếng bằng chỉ số HQ (Đồng, Nitrit, Nitrat) , ILCR (Crom).

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp hồi cứu tài liệu

Thu thập tài liệu, thông tin liên quan đến vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, môi trường và đặc điểm nguồn nước giếng tại khu vực xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang.

Tài liệu về thói quen sử dụng nguồn nước giếng của người dân tại khu vực nghiên cứu.

Tìm hiểu một số nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá chất lượng nước ngầm dùng cho sinh hoạt hằng ngày của người dân.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra

Phỏng vấn các hộ dân sử dụng nước giếng (nước ngầm) tại xã Hòa Sơn thông qua phiếu điều tra (36 hộ).

Nội dung phỏng vấn : mục đích sử dụng nước giếng, biểu hiện nước giếng (mùi, vị, màu, độ đục), chiều sâu giếng, lượng nước giếng sử dụng hàng ngày, các bệnh xảy ra ở khu vực gần đây.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu bảo quản mẫu

Mẫu nước ngầm được thu và tiến hành bảo quản theo:

TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) Lấy mẫu –Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.

TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 1:

hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993:1995 (ISO 5667 – 3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý.

2.4.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Đối với các chỉ tiêu pH, độ đục, TDS, EC, nhiệt độ: Sử dụng máy đo đa chỉ tiêu YSi - 6920V2 của phòng Môi trường để đo trực tiếp đối với mẫu nước.

Phương pháp xác định độ cứng tổng số:

- Theo hướng dẫn của TCVN 2672 – 78 - phương pháp chuẩn độ complexon.

Dựa trên việc tạo hợp chất phức bền vững của EDTA (TrilonB) với các ion Ca2+ và Mg2+ (viết tắt là Me2+) có trong mẫu nước ở môi trường pH= 9 ÷ 10

H2Y2- + Me2+  MeY2- + 2H+

- Số đương lượng ion Ca2+và Mg2+ được quy về số gam CaCO3 theo TCVN.

Độ cứng tổng số của nước (X) tính bằng mg đương lượng/l theo công thức:

X = (l.0,05.K.1000)/V

Trong đó: l – lượng dung dịch trilon B tiêu tốn trong phép chuẩn độ, tính bằng ml;

K – hệ số hiệu chỉnh về độ chuẩn của dung dịch trilon B;

V – thể tích nước lấy để xác định, tính bằng ml.

Độ cứng của nước biểu thị bằng mg/l (1mgđl/l = 50 mg/l) (tính theo CaCO3):

- Độ cứng của nước từ 0-75 mg/l CaCO3: Nước mềm.

- Độ cứng của nước từ 75 - 150 mg/l CaCO3: Nước hơi cứng.

- Độ cứng của nước từ 150 - 300 mg/l CaCO3: Nước cứng.

- Với độ cứng của nước lớn hơn 300 mg/l CaCO3: Nước rất cứng.

Phương pháp xác định Amoni: theo hướng dẫn của tiêu chuẩn EPA 350.2 – xác định N – NH4+ trong nước bằng thuốc thử Nessler. Thuốc thử Nessler là K2(HgI4) trong dung dịch kiềm có khả năng phản ứng với NH4+ trong môi trường kiềm tạo thành hợp chất iotdua thủy ngân amoni có màu vàng nâu. So màu với bước sóng 425nm.

Phương pháp xác định Nitrit: theo hướng dẫn của TCVN 5942 – 1995 – xác định Nitrit trong nước bằng thuốc thử Griess. Ion Nitrit sẽ tạo kết hợp giữa axit sunfanilic diazo với napthtylamin cho sản phẩm màu hồng đỏ. Đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 520nm, sử dụng phương pháp đường chuẩn để xác định nồng độ ion Nitrit.

Phương pháp xác định Nitrat: theo hướng dẫn của TCVN 6180 – 1996 (ISO 7890 – 3- 1988) – phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào mẫu) với Nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm ở bước sóng 420nm.

2.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng Cr, Cu

Mẫu nước sau khi được lấy tại điểm thu mẫu sẽ được bảo quản bằng HNO3 1%

trước khi đem mẫu về phòng thí nghiệm phân tích. Vì trong mẫu nước kim loại nặng thường tồn tại ở dạng hợp chất khó tan nên cần tiến hành vô cơ hóa mẫu trước khi đo.

+ Lấy 10ml mẫu ngâm trong 20ml dung dịch nước cường toan.

+ Mẫu được đậy kín và ngâm mẫu trong 16h đến 24h ở nhiệt độ phòng.

+ Mẫu nước sau khi ngâm sẽ được đêm vô cơ hóa tại trại thực nghiệm: mẫu được đỗ vào các ống Kjeldahl và đun từ 30 – 40 phút để mẫu khô cạn lại.

+ Sau đó tiến hành lọc mẫu và định mức đến 50ml bằng axit HNO3 0,5%.

+ Mẫu được bảo quản vô cơ hóa trong tủ lạnh trước khi đo bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ngọn lửa.

2.4.6. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu

Các số liệu được phân tích thống kê và vẽ biểu đồ đánh giá chất lượng bằng phần mềm MS.Excel 2010.

2.4.7. Phương pháp xây dựng bản đồ

Sử dụng công cụ Mapinfo 11.0 để xây dựng bản đồ hành chính và bản đồ phân bố mẫu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm tại xã hòa sơn huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)