CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu mẫu định tính: Mẫu động vật được thu bằng lưới thu động vật phù du với mắt lưới 50μm, thu theo chiều ngang cách mặt nước từ 15 - 20cm, kéo lưới theo hình số tám hay zic zac, thực hiện nhiều lần cho 1 mẫu. Trước khi mở bình phải lắc nhẹ cho lượng động vật còn vương trên lưới chảy xuống bình ở phía dưới trước khi chuyển mẫu vào bình nhựa dung tích 150ml.
- Thu mẫu định lượng: Mỗi điểm thu mẫu, sử dụng xô 5 lít thu 20 lít nước và lọc qua lưới thu động vật phù du, mẫu được lấy từ bình đựng mẫu ở dưới cùng của lưới. Trước
17
khi mở bình phải lắc nhẹ cho lượng động vật còn vương trên lưới chảy xuống bình đựng ở phía dưới. Sau đó chuyển mẫu thu được vào bình nhựa để bảo quản mẫu.
- Thu mẫu nước: Các kĩ thuật lấy mẫu nước và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn:
+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1:
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
+ TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6:
hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- Bảo quản mẫu: mẫu động vật được bảo quản trong cồn 50% và Formaldehyd (5%).
Mẫu nước được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm - Phương pháp đinh loại:
+ Định loại bằng phương pháp so sánh hình thái, giải phẫu các phần phụ trên kính hiển vi (x10 - 20 lần) bằng kim giải phẫu động vật phù du.
+ Chụp hình mẫu bằng kính hiển vi (x4 - 20 lần) có hỗ trợ camera.
+ Chỉnh sửa hình ảnh bằng phần mềm GIMP 2.10.8
+ Vẽ hình minh họa loài bằng phần mềm Inkcape 0.92.4
+ Định tên loài theo các tài liệu phân loại học chuyên ngành trong và ngoài nước:
Freshwater Crustacean Zooplankton of Europe (Leszek A. Błędzki Jan Igor Rybak). Giáo trình đa dạng động vật - Dương Trí Dũng. Sổ tay nhận dạng động vật phù du (Identification Handbook of Freshwater Zooplankton of the Mekong River and its Tributaries) của Phan Doãn Đăng, Nguyễn Văn Khôi, Lê Thị Nguyệt Nga, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải năm 2015. Sách Ecology and Classification of North American Freshwater Invertebrates được sửa bởi James H.
Thorp.
- Phương pháp giải phẫu: Dùng ống mau dẫn để bắt cá thể cần giải phẫu vào trong 1 giọt Glycerin mỏng trên lam kính, sau đó dùng cây giải phẫu được tạo ra từ que xiên dài và nhỏ với đầu gắn kim nhỏ và cứng, thao táo giải phẫu được thực hiện dưới kính hiển vi độ phóng đại là x4, x10 để cắt các bộ phận cần thiết cho phân loại.
Phương pháp xác định mật độ: Mật độ loài được xác định bằng buồng đếm Sedgewick – Raffer. Các bước được tiến hành theo thứ tự sau:
+ Bước 1: Loại bỏ cặn, rác trước khi đếm mẫu.
+ Bước 2: Cô đặc mẫu đã là sạch đến 20ml.
+ Bước 3: Hút bằng Pipep 1ml mẫu vào buồng đếm và tiến hành đếm mẫu.
+ Bước 4: Số lượng động vật phù du được xác định bằng công thức sau:
18
X = (A x V1)/(V x V2) x 1000 Trong đó:
X: số lượng cá thể của loài (cá thể/l)
A: Số lượng cá thể của loài đếm được trong thể tích 1ml dung dịch mẫu.
V1: Thể tích đã cô đặc (ml) V2: Thể tích mẫu đã đếm (ml) V: Thể tích mẫu thu (ml) 2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Sau khi định danh loài, mẫu được kiểm tra lại bởi Giáo sư Anton Brancej, thuộc trường đại học Nova Gorica, Slovenia (chuyên gia về phân lớp giáp xác chân chèo copepoda).
2.4.4. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường
- Xác định nhiệt độ, độ pH, tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện, oxy hòa tan (DO), độ đục bằng máy đo đa chỉ tiêu V2 6920.
- Phân tích nitrat, nitrit, photphat, amoni So sánh, đánh giá chất lượng nước theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Phương pháp phân tích chất lượng nước:
+ Thông số NO3-: phân tích theo TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988) – chất lượng nước – xác định Nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng sunfosalixylic.
+ Thông số NO2-: Xác định theo TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) – Chất lượng nước – Xác định Nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.
+ Thông số PO43-: Xác định theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) – Chất lượng nước – Xác định photpho – Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat.
+ Thông số Amoni – xác định theo TCVN 6179-1: 1996 (ISO 7150-1: 1984) – Chất lượng nước.
2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu
- Dữ liệu được phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan đa biến bằng phần mềm SPSS 18.
- Bản đồ xây dựng bằng phần mềm QGIS 3.4.7.
- Hệ số tương quan Pearson (r) được tính theo công thức:
r = ∑𝒏𝒊=𝟏(𝒙𝒊−𝒙)(𝒚𝒊−𝒚)
√∑𝒏𝒊=𝟏(𝒙𝒊−𝒙)𝟐(𝒚𝒊−𝒚)𝟐
+ Trong đó: r: hệ số tương quan Pearson; xi : Giá trị thứ i của biến x; x : giá trị trung bình của biến x; yi : Giá trị thứ i của biến y; y : giá trị trung bình của biến y;
n: kích thước mẫu.
+ Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến +1, trong đó r > 0 là tương quan tỷ lệ thuận và r < 0 là tương quan tỷ lệ nghịch. Nếu hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau biến độc lập, ngược lại
19
nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu r có giá trị càng gần -1 hoặc 1 thì hai biến số có tương quan nhau càng chặt với mức ý nghĩa p < 0,05).
Bảng 2.2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan (r) Mức độ quan hệ
(±)0,01–(±)0,1 Tương quan không đáng kể
(±)0,1–(±)0,3 Tương quan yếu
(±)0,3–(±)0,5 Tương quan trung bình (±)0,5–(±)0,7 Tương quan tương đối chặt
(±)0,7–(±)0,9 Tương quan chặt
(±)0,9–(±)1,0 Tương quan rất chặt
Nguồn: Chu Văn Mẫn (2003)
20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU