CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG TÁN XẠ NGƯỢC
1.4. Cấu tạo thiết bị tán xạ ngược điển hình – RFID
Module RFID RC522 là module đọc/ghi thẻ RFID (Radio Frequency Identification Detection) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng như: quản lý lưu thông hàng hoá, kho hàng, quản lý thu phí đường bộ, quản lý nhà máy, bãi giữ xe, khoá cửa,…
Module RFID RC522 được sản xuất bởi công ty NXP Semiconductors, một trong những nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới. Hoạt động ở tần số 13,56MHz và tuân theo chuẩn ISO 14443A cho thẻ RFID. Nó được tích hợp sẵn các tính năng bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng. Hỗ trợ giao tiếp qua các giao thức SPI, I2C và UART. Thường được sử dụng với các kit như Arduino và Raspberry Pi để tạo ra các ứng dụng phức tạp hơn.
Hình 1. 7 Module RFID RC522.
Sơ đồ chân Module RFID RC522:
Hình 1. 8 Sơ đồ chân RFID RC522.
SDA (Serial Data): Dùng để truyền và nhận dữ liệu giữa module RFID RC522 và vi điều khiển.
SCK (Serial Clock): Dùng để đồng bộ hoá truyền thông SPI giữa module RFID và vi điều khiển
MOSI (Master output Slave Input): Dùng để truyền dữ liệu từ vi điều khiển tới module RFID RC522
MISO (Master Input Slave Output): Chân đầu vào của vi điều khiển nối với chân MISO. Dùng để nhận giữ liệu từ module RFID RC522 về vi điều khiển qua giao thức SPI
IRQ (Interrupt Request): Chân ngắt kết nối, chân này là tuỳ chọn và được sử dụng trong các ứng dụng nâng cao. Nó được kết nối với chân GPIO của vi điều khiển.
GND (Ground): Chân kết nối với chân GND của vi điều khiển.
RST (Reset): Chân đặt lại module RFID RC522. Khi chân này được kích hoạt, module sẽ được đặt lại về trạng thái ban đầu.
VCC: Nguồn cấp 3.3V cho module.
Thông số kĩ thuật Module RFID RC522:
Nguồn: 3.3VDC, 13 – 26mA.
Dòng ở chế độ chờ: 10-13mA.
Dòng ở chế độ nghỉ: <80uA.
Tần số sóng mang: 13.56MHz.
Khoảng cách hoạt động: 0~60mm.
Giao tiếp: SPI.
Tốc độ truyền dữ liệu: tối đa 10Mbit/s.
Nhiệt độ hoạt động: -20 đến 80 ° C.
Tốc độ cao SPI: 10Mbit/s.
Hỗ trợ: ISO/IEC 14443A/MIFAR.
Kích thước: 60mm×40mm.
1.4.2. Thẻ RFID
Thẻ RFID được làm từ ba thành phần khác nhau: chip RFID, là mạch tích hợp (IC), ăng-ten và lớp vỏ của nó.
- Chip điện tử (Integrated Circuit – IC): là mạch tích hợp các vi mạch lưu trữ và xử lý thông tin.
- Ăng – ten: là phần lớn nhất của thẻ và được kết nối với IC thẻ. Ăng-ten nhận tín hiệu từ đầu đọc và tùy thuộc vào loại thẻ, nó truyền hoặc phản xạ lại tín hiệu đã nhận.
- Chất nền: là một lớp vỏ bọc quanh IC và anten, thường được làm bằng nhựa hoặc polymer có nhiệm vụ bảo vệ thẻ bởi những ảnh hưởng của môi trường.
Hình 1. 9 Thẻ RFID.
- 1.4.3. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của công nghệ RFID khá đơn giản. Thiết bị đọc được phát ra sóng điện từ tại một tần số nhất định. Thẻ RFID sẽ phát hiện ra sóng điện từ trong vùng hoạt động và thu năng lượng đó, sau đó phát lại cho thiết bị đọc kèm với thông tin cần gửi đi.
Một số ứng dụng của Module RFID RC522:
Ứng dụng trong gia đình: Module RFID RC522 có thể được sử dụng để xác định và kiểm soát quyền truy cập vào các khu vực như cửa ra vào, hệ thống bảo mật gia đình, hoặc để nhận dạng thành viên trong gia đình.
Ứng dụng trong giao thông: Module RFID RC522 có thể được sử dụng để quản lý và kiểm soát quyền truy cập vào các phương tiện giao thông công cộng, bãi đỗ xe, hoặc hệ thống thu phí tự động.
Ứng dụng trong bảo mật: Module RFID RC522 có thể được sử dụng để xác định và kiểm soát quyền truy cập vào các khu vực nhạy cảm như văn phòng, kho lạnh, hoặc hệ thống bảo mật tài sản.
Ứng dụng trong quản lý hàng hóa: Module RFID RC522 có thể được sử dụng để quản lý và theo dõi hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị, hoặc hệ thống kho bãi.
Ứng dụng trong y tế: Module RFID RC522 có thể được sử dụng để xác định và theo dõi thông tin về bệnh nhân trong các bệnh viện, phòng khám, hoặc hệ thống quản lý y tế.