Động học hấp phụ

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu tính chất và khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của vật liệu tổ hợp fe3o4 zno than sinh học (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Phương pháp hấp phụ

1.4.3. Động học hấp phụ

Quá trình hấp phụ từ pha lỏng trên bề mặt của chất hấp phụ gồm 3 giai đoạn [17]:

14

- Chuyển chất bị hấp phụ trong pha lỏng đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ: Chất bị hấp phụ trong pha lỏng sẽ được chuyển dần đến bề mặt của các chất hấp phụ nhờ đối lưu. Ở bề mặt hạt luôn có lớp màng giới hạn làm cho sự truyền chất và nhiệt bị chậm lại.

- Khuếch tán vào các mao quản của hạt : Sự chuyển chất bị hấp phụ từ bề mặt ngoài của chất hấp phụ vào bên trong diễn ra phức tạp. Với các mao quản đường kính lớn hơn quãng đường tự do trung bình của phân tử thì diễn ra khuếch tán phân tử. Với các mao quản nhỏ hơn thì khuếch tán Knudsen chiếm ưu thế. Cùng với chúng còn có cơ chế khuếch tán bề mặt, các phân tử dịch chuyển từ bề mặt mao quản vào trong lòng hạt, đôi khi giống như chuyển động trong lớp màng (lớp giới hạn).

- Hấp phụ là bước cuối cùng diễn ra do tương tác bề mặt chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. Lực tương tác này là các lực vật lý và khác nhau đối với các phân tử khác nhau, tạo nên một tập hợp bao gồm các lớp phân tử nằm trên bề mặt, như một lớp màng chất lỏng tạo nên trở lực chủ yếu cho giai đoạn hấp phụ. Quá trình hấp phụ làm bão hòa dần từng phần không gian hấp phụ, đồng thời làm giảm độ tự do của các phân tử hấp phụ nên thường kèm theo sự tỏa nhiệt.

Trong môi trường nước, quá trình hấp phụ xảy ra chủ yếu trên bề mặt của chất hấp phụ, vì vậy quá trình động học hấp phụ xảy ra một loạt các giai đoạn kế tiếp nhau:

- Các chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn khuếch tán trong dung dịch.

- Phân tử chất bị hấp phụ chuyển động đến bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa các hệ mao quản – Giai đoạn khuếch tán màng.

- Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ - Giai đoạn khuếch tán vào trong mao quản.

- Các phân tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ - Giai đoạn hấp phụ thực sự.

15

Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn nào có tốc độ chậm nhất sẽ quyết định hay khống chế chủ yếu toàn bộ quá trình hấp phụ.

Tốc độ của một quá trình hấp phụ được xác định bởi sự thay đổi nồng độ của chất bị hấp phụ theo thời gian. Một vài mô hi nh động học hấp phụ đã được đưa ra để giải thích cơ chế hấp phụ.

Mô hình giả động học hấp phụ bậc 1

Theo đó, tốc độ của quá tri nh hấp phụ phụ thuộc bậc nhất vào dung lượng chất hấp phụ theo phương tri nh [16][17]

(1.1)

Trong đó: k1 là hằng số tốc độ phản ứng theo mô hi nh động học bậc 1 (thời gian-1); qe, qt là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).

Áp dụng điều kiện biên tại thời điểm t = 0 và qt = 0, phương tri nh (1.1) trở thành:

= (1.2)

và: (1.3)

Phương tri nh (1.3) được gọi là phương tri nh giả động học bậc 1, phương tri nh động học này đã được áp dụng phổ biến cho việc nghiên cứu động học hấp phụ với các chất ô nhiễm trong môi trường nước.

Mô hình giả động học hấp phụ bậc 2

Theo mô hình này, tốc độ của quá trình hấp phụ phụ thuộc bậc hai vào dung lượng của chất hấp phụ theo phương tri nh [16][17].

(1.4)

Trong đó: k2 là hằng số tốc độ phản ứng theo mô hình giả động học bậc 2 (g/mg.thời gian); qe, qt là dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t (mg/g).

16

Áp dụng điều kiện biên cho bài toán tại t = 0 và qt = 0, phương tri nh (1.4) có thể viết dưới dạng:

(1.5)

Hoặc dạng tuyến tính : (1.6)

Nếu coi quá trình hấp phụ tuân theo mô hình giả động học bậc 2 thì năng lượng hoạt động quá trình hấp phụ có thể được xác định theo công thức

k2 = k0 exp (- Ea /RT) (1.7)

Trong đó: k2 là hằng số tốc độ hấp phụ (g/mg.phút); k0 là hằng số tốc độ đầu; Ea là năng lượng hoạt hóa (kJ/mol); R là hằng số khí; T: nhiệt độ tuyệt đối (K)

Trong phương tri nh (1.7) k có thể được thay bằng h và ta có:

k2 = h.exp (- Ea/RT) (1.8)

Do đó: Ea = RT (lnh - ln k2) (1.9)

Giá trị năng lượng hoạt hóa sẽ cho biết tính chất của hệ hấp phụ

- Nếu Ea = 5 ÷ 25kJ/mol hấp phụ giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ là hấp phụ vật lý; Ea< 21 kJ/mol là sự khuếch tán ngoài; Ea = 21 ÷ 40kJ/mol là khuếch tán trong.

Một phần của tài liệu Chế tạo, nghiên cứu tính chất và khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của vật liệu tổ hợp fe3o4 zno than sinh học (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)