NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2019 (Trang 30 - 33)

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa đim

Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 2.1.2. Thi gian

Từ 2/2019 đến 5/2020.

2.1.3. Đối tượng nghiên cu

- Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi và s dng đất ca huyn Tân K

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Hiện trạng sử dụng đất đai

2.2.2. Thc trng chuyn đổi mc đích s dng đất trên địa bàn huyn Tân K giai đon 2015 - 2019

- Sự biến động sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tân Kỳ, giai đoạn 2015 - 2019

- Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Kỳ, giai đoạn 2015 - 2019

- Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Kỳ, giai đoạn 2015 - 2019

2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyn đổi mc đích s dng đất nông nghip trên địa bàn huyn Tân K giai đon 2015 - 2019

- Nhóm yếu tố chủ trương, chính sách của địa phương

- Yếu tố gia tăng dân số

- Yếu tố đô thị hóa

- Yếu tố người sử dụng đất

2.2.4. Định hướng và đề xut mt s gii pháp s dng đất trong thi gian ti - Giải pháp thể chế chính sách

- Giải pháp kinh tế - xã hội

- Giải pháp kỹ thuật

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu th cp

Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của huyện và tỉnh Nghệ An và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web,...

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực .... Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp điu tra, thu thp s liu sơ cp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.

Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

+ Các hộ gia đình: Được chia ra 2 nhóm, mỗi nhóm 40 hộ:

Nhóm 1: Các hộ gia đình thuộc xã, thị trấn ở gần trung tâm huyện Nhóm 2: Các hộ gia đình thuộc xã ở xa trung tâm huyện

- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người được phỏng vấn bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, đề tài đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn về nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này sử dụng tất cả các giác quan của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

2.3.3. Phương pháp x lý s liu

- Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên kho

- Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác.

- Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2019 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w