MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐANG THỰC HIỆN TẠI TRẠM Y TẾ: TRẠM Y TẾ

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ và thái độ về tham gia hoạt động thể chất của người dân phường tân thới hòa, quận tân phú thành phố hồ chí minh năm 2023 (Trang 24 - 30)

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TRẠM Y TẾ PHƯỜNG TÂN THỚI HÒA

8. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐANG THỰC HIỆN TẠI TRẠM Y TẾ: TRẠM Y TẾ

1.18 Chương trình tiêm chủng mở rộng:

Mục tiêu:

 Giảm tỷ lệ mắc – chết 08 bệnh ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Chỉ tiêu:

 Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 08 bệnh >95%.

Hoạt động:

 Quản lý trẻ dưới 1 tuổi tại phường.

 Vãng gia hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi.

 Tổ chức tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi vào ngày 10 và 20 hàng tháng.

 Quản lý trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 08 bệnh trong và ngoài trạm.

 Truyền thông giáo dục sức khỏe, lồng ghép vào các cuộc họp tổ dân phố về

 tiêm chủng đủ 08 bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi.

 Tham dự buổi tập huấn chương trình tiêm chủng mở rộng của Trung tâm y tế

 dự phòng Quận.

 Báo cáo số liệu công tác tiêm chủng về trung tâm Y tế dự phòng mỗi tháng,

 quý và năm.

Kết quả:

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KẾT QUẢ

Số trẻ < 1 tuổi 222 218/222 98,19%

Số trẻ < 1 tuổi tiêm chủng đủ 08 bệnh

222 214/222 96,4%

Bảng 1: Tổng kết số trẻ tham gia tiêm chủng mở rộng

Nhận xét: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi đạt chỉ tiêu đề ra số trẻ tiêm đủ mũi đạt 96,4 %.

1.19 Chương trình sức khỏe trẻ em: Suy dinh dưỡng ở trẻ em Mục tiêu:

 Nâng cao về kiến thức và hành động dinh dưỡng hợp lý cho người dân.

 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em và bà mẹ mang thai.

 Giải quyết vấn đề cơ bản tình trạng thiếu Vitamin A, thiếu Iode và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng.

 Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào thấp.

Chỉ tiêu:

 Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm <3%.

 Tỷ lệ trẻ sinh có cân nặng dưới 2500 gram giảm <2% so với cùng kỳ.

Hoạt động:

 Quản lý trẻ dưới 5 tuổi tại phường.

 Tổ chức cân đo trẻ dưới 1 tuổi, lồng ghép 3 tháng 1 lần (dưới 2 tuổi) và 2 lần 1 năm (3-5 tuổi) tại trạm y tế nhằm phát hiện tình trạng trẻ SDD.

 Tăng cường phòng chống và điều trị các trẻ mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi đúng phác đồ tại trạm y tế , giáo dục cho bà mẹ biết cách chăm sóc tại nhà cho trẻ em đang mắc và sau khi hết bệnh.

 Khám sức khỏe cho các cháu nhà trẻ, mẫu giáo 2 lần mỗi năm, phối hợp tổ trưởng tổ dân phố vận động bà mẹ có con từ 13 – 60 tháng tẩy giun 2 lần/năm vào tháng 5 và tháng 11 tại trạm y tế và hộ gia đình.

 Cung cấp viên sắt cho phụ nữ mang thai và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn thực hành bữa ăn dinh dưỡng và sử dụng muối Iod trong hộ gia đình.

 Thực hiện ngày vi chất dinh dưỡng và chiến dịch bổ sung uống Vitamin A 2 đợt/năm cho trẻ dưới 3 tuổi.

Kết quả:

NỘI DUNG THỰC HIỆN SỐ ĐỐI

TƯỢNG

THỰC

HIỆN TỶ LỆ (%)

Số trẻ 3-5 tuổi được quản lý khám sức

khỏe nhà trẻ, mẫu giáo 2 đợt/năm. 170 170/170 100

Thực hành trình diễn bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ và bà mẹ mang thai 4 buổi/năm.

1389 1389/1389 100

Hàng tháng tổ chức cân trẻ trên 2 tuổi

lồng ghép tại trạm y tế. 890 890/890 100

Hàng tháng tổ chức cân trẻ từ dưới 2

tuổi lồng ghép tại trạm y tế. 499 499/499 100

Quản lý số trẻ suy dinh dưỡng < 5

tuổi. 2 2/2 100

Bảng 2: Thống kê dinh dưỡng ở trẻ em tại địa bàn

Nhận xét: Chương trình SDD năm 2023 thực hiện đều đạt so với chỉ tiêu đề ra.

1.20 Chương trình sức khỏe sinh sản:

Mục tiêu:

 Nắm rõ số lượng người đang trong độ tuổi kết hôn.

 Quản lý việc khám sức khỏe tiền hôn nhân ở nhóm người trong độ tuổi kết hôn.

 Nắm rõ số lượng người trong độ tuổi kết hôn nhưng không biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Truyền thông về ý nghĩa và lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân cho nhóm người trong độ tuổi kết hôn.

 Nâng cao tỷ lệ nhóm người ở độ tuổi kết hôn đi khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Chỉ tiêu:

 Tỷ lệ quản lý nhóm đối tượng ở độ tuổi kết hôn là 100%.

 Tỷ lệ số người biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân là 80%.

 Tỷ lệ người dân biết lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân là 100%.

 Tỷ lệ người đi khám sức khỏe tiền hôn nhân là 75%.

 Tỷ lệ phòng ngừa các bệnh di truyền là >85%.

 Tỷ lệ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm là >90%.

Hoạt động:

 Thu thập số liệu người dân đang trong độ tuổi kết hôn trong cộng đồng.

 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn đã khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn không biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Thu thập số liệu người dân trong độ tuổi kết hôn biết nhưng chưa hoặc không khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Phối hợp với nhân viên sức khỏe cộng đồng tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.

 Khảo sát về thái độ, nhận thức và việc thực hiện của người dân về khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Kết quả:

NỘI DUNG THỰC HIỆN SỐ ĐỐI

TƯỢNG

THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)

Số người dân đang trong độ tuổi kết hôn trong cộng đồng được thu thập

30378 21412/30378 69,9

Số người dân trong độ tuổi kết hôn biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân được thu thập

21412 30/21412 0,01

Số người dân trong độ tuổi kết hôn biết và đã khám sức khỏe tiền hôn nhân được thu thập

21412 2/21412 0

Số người dân trong độ tuổi kết hôn không biết đến khám sức khỏe tiền hôn nhân được thu thập

21412 19792/21412 99,8

Số người dân trong độ tuổi kết hôn biết nhưng chưa hoặc không khám sức khỏe tiền hôn nhân được thu thập

21412 0/21412 0

Bảng 3: Thống kê số dân trong độ sinh sản

Nhận xét: Số người dân biết và đã khám sức khỏe tiền hôn nhân chưa đạt.

Số người biết về ý nghĩa và lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân còn hạn chế. Những người đã biết về khám sức khỏe tiền hôn nhân thì sẽ đi khám.

1.21 Chương trình phòng chống bệnh lây nhiễm: Tay chân miệng ở trẻ em Mục tiêu:

 Phát hiện trẻ em mắc tay chân miệng tại trạm.

 Nắm rõ số lượng trẻ đã và đang mắc tay chân miệng.

 Điều trị lành bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng tại trạm.

 Giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

 Giảm tỷ lệ trở nặng và tử vong do tay chân miệng ở trẻ em.

Chỉ tiêu:

 Tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng được quản lý > 85%.

 Tỷ lệ trẻ mắc tay chân miệng được phát hiện sớm > 80%.

 Tỷ lệ điều trị lành bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng > 95%.

 Tỷ lệ bỏ điều trị < 3%.

 Tỷ lệ bệnh tái phát < 5%.

 Tỷ lệ trẻ trở nặng < 5%.

Hoạt động:

 Quản lý trẻ mắc tay chân miệng.

 Hướng dẫn và điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng theo phác đồ.

 Phát hiện trẻ có triệu chứng tay chân miệng, lập danh sách và hướng dẫn đến bệnh viện nếu cần thiết.

 Tuyên truyền và giáo dục sức khỏe:

 Thăm hỏi sức khỏe, hướng dẫn dùng thuốc, cách phát hiện triệu chứng khi mắc bệnh và các triệu chứng trở nặng của bệnh, cách phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.

 Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về kiến thức phòng chống tay chân miệng 1 lần/quý.

Kết quả:

NỘI DUNG THỰC HIỆN SỐ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TỶ LỆ(%)

Số trẻ mắc tay chân miệng được phát hiện.

1389 107/1389 7,7

Tỷ lệ trẻ lành bệnh 107 107/107 100

Tỷ lệ bỏ điều trị 107 0/107 0

Tỷ lệ tái phát 107 1/107 0,9

Tỷ lệ trẻ trở nặng 107 0/107 0

Truyền thông giáo dục sức khỏe 4 buổi/năm 4/4 100

Bảng 4: Tỷ lệ mắc bệnh Tay chân miệng ở trẻ em

Nhận xét: Số trẻ mắc tay chân miệng trong địa bàn thấp thấp. Vẫn có tình trạng trẻ tái mắc tay chân miệng nhưng không ghi nhận được bệnh nào trở nặng. Tỷ lệ bỏ điều trị, tái phát, trở nặng và việc truyền thông giáo dục sức khỏe đều đạt chỉ tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ và thái độ về tham gia hoạt động thể chất của người dân phường tân thới hòa, quận tân phú thành phố hồ chí minh năm 2023 (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w