* Trên thế giới
- Năm 1997 Gabriel H. B và các cộng sự tại bệnh viện Barcelona, Madrid đã nghiên cứu tác dụng của Glucosamin sulfat trong điều trị THK gối kết quả sau 6 tháng điều trị nhóm bệnh nhân dùng Glucosamin có hiệu suất giảm đau cao hơn nhóm chứng (p < 0,05) [49].
- Fukui và cộng sự (2010) trong nghiên cứu kéo dài 3 năm ở 68 BN THK gối gồm 106 khớp đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm XQ (bề rộng khe khớp tối thiểu và gai xương) với LS (thang điểm JKOM- Japanese Knee Osteoarthritis Measure) [50]. Kết quả các tác giả nhận thấy chiều rộng khe khớp giảm trung bình 0,46 ± 0,38 mm/ năm ở 32% số khớp; 68% còn lại có khe khớp không hẹp thêm; chỉ số giảm trung bình là 0,13 ± 0,14 mm/ năm cho cả nhóm 106 khớp. Với những BN không thay đổi về XQ sau 3 năm theo dõi thì mức độ cải thiện triệu chứng LS tốt hơn so với nhóm có thay đổi về XQ.
- Patel và cộng sự (2013) đã nghiên cứu tác dụng của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong điều trị THK gối. Đánh giá kết quả sau 6 tháng các tác giả đó chỉ ra rằng phương pháp này rất có hiệu quả với bệnh nhân THK gối, cải thiện rõ rệt chỉ số VAS và WOMAC [51].
- Liu (2014) khi nghiên cứu về đặc điểm đau trong bệnh THK gối nhận thấy 97% trường hợp từng ghi nhận có đau khớp gối xảy ra không liên tục và 46% trường hợp có đau khớp xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định [52].
* Tại Việt Nam
- Cầm Thị Hương (2008) nghiên cứu đánh giá hiệu quả của cồn đắp thuốc Boneal Cốt Thống Linh trong điều trị THK gối. Nghiên cứu cho thấy Boneal Cốt thống linh có hiệu quả giảm đau, chống viêm, phục hồi chức năng vận động tốt đối với THK gối ở mức độ nhẹ và vừa, hoặc đợt đau cấp tính, ít hiệu quả với mức độ nặng [53].
- Năm 2011, Đinh Thị Lam, NC bước đầu đánh giá hiệu quả của chế phẩm Glucosamin trong điều trị THK gối, tác giả đã rút ra kết luận chế phẩm Glucosamin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị THK gối [54].
- Năm 2012, Nguyễn Giang Thanh tiến hành NC đánh giá hiệu quả điều trị THK gối bằng PP cấy chỉ catgut kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh.
NC cho thấy hiệu quả cao trong giảm đau, phục hồi tốt đối với THK gối [55].
- Năm 2014, Nguyễn Thu Thủy đánh giá hiệu quả điều trị THK gối bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp điện xung đã rút ra kết luận: Hiệu suất cải thiện chỉ số VAS trung bình sau 30 ngày điều trị so với trước điều trị là -6, 03 ± 1,61(kết qủa tốt 43,3%, khá 50%) [56].
- Bùi Hải Bình (2016) đánh giá hiệu quả điều trị THK gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, nghiên cứu cho thấy phương pháp có tác dụng giảm đau và cải thiện tốt chức năng khớp gối thông qua thang điểm VAS và WOMAC ở cả 2 thời điểm 6 và 12 tháng điều trị [57].
- Hồ Nhật Minh (2019) nghiên cứu hiệu quả điều trị THK gối có tràn dịch bằng bài thuốc Ý dĩ nhân thang kết hợp Tứ diệu tán cho thấy bài thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng tiêu viêm, phục hồi chức năng khớp gối [58].
- Nguyễn Vinh Quốc, 2021. Đánh giá hiệu quả điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống bằng bài thuốc Tam tý thang kết hợp điện châm huyệt giáp tích cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân tuổi từ 30 - 75 được chẩn đoán đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng uống bài thuốc Tam tý thang kết hợp điện châm huyệt giáp tích cột sống cổ, nhóm đối chứng điều trị bằng điện châm huyệt giáp tích cột sống cổ đơn thuần. So sánh kết quả sau 14 ngày điều trị. Kết quả: bài thuốc Tam tý thang kết hợp điện châm huyệt giáp tích cột sống cổ hiệu quả trong điều trị đau vùng
cổ gáy do thoái hóa cột sống, 96,7% đạt hiệu quả tốt. Biên độ hoạt động cột sống cổ, mức độ đau và chức năng sinh hoạt hàng ngày NPQ cải thiện tốt hơn có ý nghĩa so với trước điều trị và tốt hơn so với nhóm đối chứng.
- Phan Văn Duy, 2023. Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp hào châm trên bệnh nhân (BN) đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, đánh giá lâm sàng trước và sau điều trị trên 35 BN được chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL), được uống thuốc nghiên cứu và thực hiện kỹ thuật hào châm liên tục trong 15 ngày. BN được theo dõi các chỉ số nghiên cứu vào ngày trước điều trị (T0) và ngày thứ 15 sau điều trị (T15). Kết quả: Sau đợt điều trị, hiệu quả giảm đau của BN tính theo thang điểm VAS đạt tốt 48,6%, khá 42,9%, trung bình 8,6%, không có BN nào hiệu quả kém. Tầm vận động CSTL, chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Oswestry, triệu chứng mạch, lưỡi sau điều trị có sự cải thiện rõ.
- Mai Thị Dương, 2015. Đánh giá tác dụng lâm sàng của bài thuốc Tam Tý thang trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Kết quả: bài thuốc Tam tý thang có tác dụng giảm đau rõ: điểm đau trung bình giảm từ 8,35 ± 1,64 xuống còn 3,6 ± 1,6; hiệu quả giảm đau tốt và khá chiếm 83,4%. Tầm vận động gấp gối tăng từ 90,9 ± 10,6 lên 118,2 ± 12,7.