Nguồn lực nói chung bao gồm tài chính, nhân lực, vật lực và các dịch vụ mà con người có thể tiếp cận và sử dụng để đạt mục tiêu mong muốn.
Khi nói đến nguồn lực, nhiều người hay nghĩ đến các nguồn lực vật chất (tài chính, vật lực, nhân lực). Còn có các nguồn lực mà chúng ta không sờ nắm được nhưng vô cùng hữu ích, đó là nguồn lực phi vật chất hay còn gọi là vốn xã hội (như ý tưởng, tầm nhìn, tri thức, khả năng lãnh đạo, uy tín, niềm tin, sự đoàn kết, lòng trung thành, ý
thức cộng đồng, sự quan tâm, đoàn kết, các cam kết về đạo đức, văn hóa, các mối quan hệ xã hội…)22.
Nguồn lực có thể được phân chia thành hai loại: nguồn lực cá nhân và nguồn lực xã hội.
- Nguồn lực cá nhân là các nguồn lực thuộc sở hữu của cá nhân (như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, nguồn lực của gia đình…).
- Nguồn lực xã hội là nguồn lực gắn kết trong mạng lưới và các quan hệ xã hội, thuộc sở hữu của người khác mà từng cá nhân có thể khai thác23.
Nguồn lực cá nhân và nguồn lực xã hội có liên quan mật thiết với nhau, bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và tác động ngược trở lại môi trường24.
Nguồn lực cũng có thể được chia thành năm loại: Con người - Tổ chức - Tài chính - Cơ sở vật chất - Nguồn lực tự nhiên.
- Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng NTM, bao gồm nguồn nhân lực, các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ngành nghề…
- Nguồn lực tổ chức là các kinh nghiệm và điểm mạnh của từng tổ, nhóm, hợp tác xã, cơ quan, đoàn thể tại địa phương, khả năng hợp tác và liên kết giữa các thành viên và giữa các tổ chức với nhau.
- Nguồn lực tài chính bao gồm các nguồn thu nhập, nguồn vốn, khả năng tài chính của tất cả các bên liên quan, từ các chương trình dự án của Nhà nước, chính quyền địa phương, các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, người dân v.v có thể huy động cho xây dựng NTM.
- Nguồn lực cơ sở vật chất bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng, vật kiến trúc tại địa phương và vùng lân cận, là nguồn cơ sở vật chất quan trọng có thể tận dụng và trợ giúp cho các hoạt động trong xây dựng NTM.
- Nguồn lực tự nhiên bao gồm các tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà người dân có thể khai thác cho xây dựng NTM. Tuy nhiên, cách khai thác và tận dụng các tài nguyên này như thế nào cần được bàn bạc kỹ lưỡng, đảm bảo tính hợp pháp và chú ý đến sự bảo tồn, không được làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như cuộc sống của thế hệ mai sau.
Quá trình huy động nguồn lực xã hội hay còn gọi là quá trình xã hội hóa xây dựng NTM, là động viên mọi tầng lớp nhân dân và các bên liên quan chủ động tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Huy động nguồn lực cho xây dựng NTM bao gồm tất cả các hoạt động của một nhóm hay một tổ chức để có thêm các nguồn lực tài chính, con người, vật chất và phi vật chất phục vụ cho xây dựng NTM. Huy động nguồn lực bao gồm cả việc sử dụng hiệu quả hơn và tối đa hóa các nguồn lực hiện có25.
Các bước huy động nguồn lực được thực hiện tương tự như chu trình thực hiện một dự án phát triển, bao gồm 3 công đoạn chính: (i) Lập kế hoạch: đánh giá hiện trạng
22 Tham khảo thêm: Huy động nguồn lực xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Việt Nam - Nguyễn Thị Huyền Trang và Trần Thị Hoài (2018).
23 Encyclopedia.com: personal resources and social resources.
24 2016: Social Support Resource Theory.
25 Encyclopedia.com: Resource Mobilization Concept.
và thiết kế các nội dung huy động nguồn lực; (ii) Hành động: tổ chức thực hiện kế hoạch;
(iii) Phản hồi: đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm26. 2.1. Bước lập kế hoạch:
Phân tích hiện trạng để biết các nguồn nội lực sẵn có27 và phân tích môi trường của các nguồn lực bên ngoài để xem có thể tiếp cận được bằng cách nào (ngân sách, các dự án, các nhà hảo tâm, các gia đình khá giả, các doanh nghiệp…). Chú ý cả nguồn lực vật chất và phi vật chất. Trong giai đoạn này cần xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động cho việc huy động nguồn lực, như kế hoạch truyền thông, các công cụ truyền thông phù hợp từng đối tượng có thể hỗ trợ nguồn lực...
2.2. Bước thực hiện:
Bao gồm các hoạt động cụ thể như: liên hệ với bên có nguồn lực – tiếp cận và đàm phán/thỏa thuận – quản lý nguồn lực được hỗ trợ và báo cáo cho bên hỗ trợ nguồn lực – truyền thông về các kết quả đạt được.
2.3. Bước phản hồi:
Đây là bước giám sát và đánh giá việc huy động và sử dụng các nguồn lực đã huy động được, phân tích các thành công/thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho các lần vận động/huy động nguồn lực tiếp theo.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nguồn lực cho xây dựng NTM đến từ nhiều cấp, nhiều bên liên quan và nhiều thành phần: từ Trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã, các doanh nghiệp, người dân trong cộng đồng, từ các tổ chức chính trị xã hội, các nhà tài trợ nước ngoài... Ngoài các nguồn lực được cung cấp từ chính quyền các cấp, việc huy động các nguồn lực xã hội khác không hề dễ dàng. Người đi huy động nguồn lực xã hội cần được đào tạo để có đầy đủ kiến thức, phương pháp, kỹ năng và tạo lập được uy tín cũng như tích lũy được các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn...