Tác dụng sinh học

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ MAI ANH mã SINH VIÊN 1501030 NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và tác DỤNG KHÁNG KHUẨN của cây TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP ) THU hái ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ (Trang 20 - 23)

1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động chống oxi hóa của Trà xanh (Camellia sinensis) là do hoạt tính của các nhóm hợp chất như: polyphenol, flavonoid, saponin,… Trong đó, polyphenol là nhóm có tác dụng chính [10], [12], [31], [56]. Hoạt lực của các catechin trong Trà mạnh hơn vitamin E từ 1,3 đến 32 lần. Nồng độ ức chế 50% tác dụng chống oxy hóa của epigalocatechin mạnh gấp 32 lần vitamin E, của epicatechin gấp 12,8 lần. Đặc biệt EGCG chiếm 32% tiềm năng chống oxy hóa. [12]

Những năm gần đây, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Trà hoa vàng càng trở nên phổ biến [41], [46], [54], [59]. Năm 2015 nghiên cứu về đặc tính và thành phần chống oxy hóa trong lá của Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu) Tuyama) của trường đại học y Quảng Tây, Trung Quốc đã được thực hiện. Kết quả là 16 biến đã được tìm thấy có hoạt động ức chế gốc DPPH (1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl). Sáu trong số chúng được xác định là catechin (1), epicatechin (5), vitexin (8), isovitexin (10), quercetin-7-ObD-glucopyranoside (12) và kaempferol (16) và hoạt tính chống oxy hóa của chúng, tính theo tỷ lệ % ức chế DPPH trong

12

dung dịch nước được sắp xếp như sau: (12) > (1) > (5) > (16) > (8) > (10) [54].

Trước đấy, vào năm 2011, nghiên cứu của Lixia Song từ chiết xuất lá của 6 loài Trà hoa vàng: C. impressinervis, C. euphlebia, C. microcarpa, C. nitidissima, C.

tunghinensis, and C. chrysantha cũng đã ghi nhận tác dụng chống oxy hóa trong các loài này và đặc biệt là C. impressinervis có mức độ oxy hóa cao nhất [46].

1.3.2. Tác dụng kháng vi sinh vật

Từ xa xưa, Trà được biết đến như là một vị thuốc có khả năng sát khuẩn tốt trong dân gian. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng kháng vi sinh vật của Trà thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Từ đó, người ta nhận thấy rằng polyphenol trong Trà xanh Camellia sinensis đặc biệt là EGCG đóng vai trò quan trọng trong tác dụng sinh học này [20], [23], [30], [45]. Cụ thể, nghiên cứu về tiềm năng kháng khuẩn của dịch chiết nước Camellia sinensis đã cho thấy những kết quả khả quan [28]. Sử dụng các phương pháp đánh giá tác dụng kháng khuẩn như:

phương pháp khuếch tán đĩa thạch, phương pháp tại chỗ, xác định MIC và MBC của dịch chiết nước Camellia sinensis, … nghiên cứu đã cho thấy được tác dụng của Trà xanh lên cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Đặc biệt, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là tác dụng ức chế đối với các vi sinh vật kháng thuốc, ví dụ: MRSAP. aeruginosa [27]. Tác dụng ức chế của polyphenol trong trà đối với sự phát triển và tăng trưởng của bào tử vi khuẩn được nghiên cứu. Polyphenol trong trà, đặc biệt là EGCG cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ đối với Bacillus stearothermophilus, là một vi khuẩn hình thành bào tử ưa nhiệt và Clostridium thermoaceticum, vi khuẩn kỵ khí hình thành bào tử. Khả năng chịu nhiệt của các bào tử vi khuẩn này đã giảm nhiều hơn khi bổ sung polyphenol trong trà ở nhiệt độ cao [45]. Ngoài tác dụng kháng vi khuẩn thì Trà xanh cũng được ghi nhận là có tác dụng kháng một số loại virus và nấm như: HBV, HCV, Candida albicans,… [23], [30], [56]. Năm 2003, Masatomo Hirasawa và Kazuko Takada đã đăng tải một bài báo nghiên cứu tác dụng của catechin trà xanh khi phối hợp với các thuốc kháng nấm

13

điển hình chống lại Candida albicans. Kết luận của bài báo chỉ ra rằng EGCG tăng cường tác dụng kháng nấm của amphotericin B hay fluconazole để chống lại C.

albicans nhạy cảm với thuốc và kháng thuốc. Điều trị kết hợp với catechin cho phép sử dụng liều thấp hơn của thuốc kháng nấm nhưng vẫn có nhiều hiệu quả trong điều trị chống nấm, từ đó có thể giúp tránh các tác dụng phụ của thuốc [23].

Gần đây nhất, năm 2018, nhận thấy được tác dụng kháng khuẩn của Trà hoa vàng Camellia nitidissima trên các vi khuẩn gram (-) và gram (+) đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa trong các nghiên cứu trước đó [21], [53], Rui Yang và các cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn tác động các nhóm hợp chất từ Trà hoa vàng Camellia nitidissima lên sự sản xuất pyocyanin của Pseudomonas aeruginosa. Được biết rằng pyocyanin là độc tố được tiết ra từ trực khuẩn mủ xanh, quá trình tổng hợp pyocyanin chủ yếu được kiểm soát bởi quá trình QS (QS: Quorum sensing, là một dạng “ngôn ngữ giao tiếp của vi khuẩn”). Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển những chất ức chế (QSI) có thể làm giảm các yếu tố độc nhưng không tiêu diệt vi khuẩn, do đó tránh sự kháng kháng sinh. Kết quả là các hợp chất của hoa Camellia nitidissima có thể là chất ức chế đại biểu tiềm năng của P. aeruginosa [44].

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng kháng vi sinh vật của các loài Trà hoa vàng. Vì vậy đây cũng chính là hướng đi chính của đề tài này.

1.3.3. Các tác dụng khác

- Tác dụng chống ung thư: Đây là tác dụng được tập trung nghiên cứu nhiều năm trở lại đây của các nhà khoa học. Nhiều báo cáo đã chứng minh được tác dụng chống ung thư của các loài Trà nói chung và Trà hoa vàng nói riêng, đặc biệt là thành phần EGCG [15], [31], [36], [56], [59]. Nghiên cứu in-vitro cũng đã cho thấy kết quả có tác dụng ức chế khối u của các flavonoid từ Trà hoa vàng [36]. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cũng như cơ chế chống ung thư của loài trà này.

14

- Tác dụng hạ đường huyết: Tác dụng này của Trà xanh đã được ghi nhận trong quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [12]. Đối với Trà hoa vàng, Lai Wang và cộng sự đã tiến hành điều tra tác dụng hạ đường huyết của Camellia chrysantha trên mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2. So với nhóm mẫu, cả ba nhóm chiết xuất C. chrysantha gồm: chiết thô, chiết ethyl acetate/dichloromethane và chiết n-butyl alcohol đều cho tác dụng hạ đường huyết, trong đó chiết xuất ethyl acetate / dichloromethane thể hiện tác dụng hiệu quả nhất [57].

- Tác dụng hạ huyết áp: Cũng như tác dụng hạ đường huyết, tác dụng này cũng đã được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu các loài Trà. Tuy nhiên đến nay người ta cũng chưa biết rõ được cơ chế tác dụng của nó. Có nhiều giả thuyết cho rằng nhờ vào tác dụng của EGCG trong việc cải thiện chức năng tim mạch mà làm giảm được huyết áp, tuy nhiên thì tác dụng này vẫn cần phải nghiên cứu thêm [40], [56].

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ MAI ANH mã SINH VIÊN 1501030 NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và tác DỤNG KHÁNG KHUẨN của cây TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP ) THU hái ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)