Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ MAI ANH mã SINH VIÊN 1501030 NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và tác DỤNG KHÁNG KHUẨN của cây TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP ) THU hái ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả thực nghiệm

3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật

3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của Trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh

Cây gỗ nhỏ, cành nhẵn, không có lông. Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm.

Cuống lá dài 1,5 – 2 cm, nhẵn, lõm ở mặt trên. Phiến lá hình elip, nhẵn, dài 9,5 – 17,5 cm, rộng 2,5 – 4,6 cm, cứng, dày và dai, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, nhẵn, có nhiều điểm tuyến màu đen. Gốc lá có hình nêm.

Đỉnh lá nhọn, dài từ 0,7 – 1 cm. Mép lá có răng cưa, khía răng nông nhỏ, tương đối đều, phía gốc gần như không có răng cưa. Gân chính nổi rõ, lóm ở mặt trên, lồi ở nặt dưới, có 8 – 10 cặp gân bên, không có lông, gân lá hình lông chim, hợp cách mép lá 0,2 – 0,5 cm.

Hoa đều, lưỡng tính, mọc đơn độc ở nách lá. Đường kính hoa khi nở từ 3,5 – 4 cm. Cuống hoa nhẵn, dài 1 cm. Lá bắc 5 – 8, hình móng, màu xanh, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông mịn, dài 0,2 – 0,9 cm. Lá đài 5, màu vàng hơi xanh, mặt ngoài nhẵn, mặt trong có lông trắng mịn, kích thước 0,6 – 1,2 cm. Tràng hoa 11, màu vàng, nhẵn, dài 2,3 – 4 cm, rộng khoảng 1,5 – 2,5 cm. Tràng hoa phía trong dính với nhau và dính vào vòng nhị ngoài ở gốc 1 cm. Bộ nhị nhiều, có khoảng 300 chỉ nhị, chỉ nhị nhẵn, dài 2 – 3,2 cm, chỉ nhị vòng ngoài dính nhau ở gốc, chỉ nhị vòng trong rời, bao phấn 2 ô. Bộ nhụy 3 – 4 lá noãn hợp thành bầu 3 – 4 ô, mỗi ô chia 2 ngăn, đính noãn trung trụ, vòi nhụy 3 – 4 , rời, không có lông, dài khoảng 2,5 cm. Quả và hạt chưa thu hái được.

Dựa trên các đặc điểm hình thái, đối chiếu với khóa phân loại trong Thực vật chí Trung quốc [50] xác định được tên khoa học của mẫu là: Camellia nitidissima C.W.Chi, Theaceae.

25

Hình 3.1: Đặc điểm hình thái Trà hoa vàng

1. Cành mang hoa 5. Gốc lá 8. Cấu tạo hoa 11. Bầu cắt ngang

2. Lá 6. Mép lá 8a+8b. Tràng hoa 12. Hoa

3. Mặt trên và mặt dưới lá 7a. Lá bắc 9. Bộ nhụy 4. Đỉnh lá 7b. Lá đài 10. Bộ nhị

26 3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu

a. Vi phẫu lá

Hình 3.2: Vi phẫu lá Trà hoa vàng

1. Biểu bì dưới 4. Mô cứng 7. Mô dày trên 10. Mô giậu 2. Mô dày 5. Libe 8. Biểu bì trên 11. Mô khuyết

3. Mô mềm dưới 6. Mạch gỗ 9. Thể cứng 12. Tinh thể calci oxalat

Mặt cắt ngang phiến lá gồm 2 phần: Gân và phiến lá

Phần gân lá lồi cả 2 mặt, mặt dưới lồi rõ. Từ dưới lên trên gồm các phần: Biểu bì dưới (1) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật dẹt kích thước không đều, có phủ một lớp cutin mỏng. Kế biểu bì là mô dày (2) gồm 3-4 lớp tế bào hình đa giác, thành dày ở góc bắt màu đỏ đậm, kích thước không đều, xếp sít nhau. Mô mềm dưới (3) gồm các lớp tế bào hình tròn, kích thước không đều nhau, thành mỏng, xếp lộn xộn. Mô cứng (4) gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều nhau, có vách dày

27

bắt màu xanh đậm sắp xếp tạo thành một cung bao quanh bó libe-gỗ. Bó libe-gỗ xếp thành hình cung có gỗ ở trên, libe phía dưới; libe (5) gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước đều, xếp lộn xộn thành từng đám; mạch gỗ (6) hình đa giác hay tròn xếp thành dãy xen lẫn với mô mềm gỗ (tế bào hình vuông hay đa giác) có vách dày hóa gỗ, tỉ lệ giữa chiều dài của bó libe – gỗ xấp xỉ 2. Nằm rải rác trong mô mềm là thể cứng (9) kích thước lớn nhánh nhọn, đa hình dạng và các tinh thể calci oxalate (12) hình cầu gai. Mô dày trên (3-5 lớp tế bào) (7) và biều bì trên (1 lớp tế bào) (8) có cấu tạo tương tự mô dày dưới và biểu bì dưới.

Phần phiến lá: Biểu bì (1), (8) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật tương tự gân lá, lỗ khí có thể quan sát được ở biểu bì dưới. Mô giậu (10) gồm các tế bào thuôn dài xếp xít nhau. Mô khuyết (11) gồm các lớp tế bào đa giác hoặc tròn, sắp xếp lộn xộn b. Vi phẫu thân

Mặt cắt ngang thân cây có thiết diện gần tròn, gồm những bộ phận sau:

Biểu bì (1) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật tương đối đều nhau, phía ngoài có phủ lớp cutin. Mô mềm vỏ (2) gồm nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước không đều, sắp xếp lộn xộn. Vòng mô cứng (3) gồm 3 – 4 lớp tế bào sợi, kích thước không đều, thành dày hóa gỗ, bắt màu xanh, kích thước không đều nhau. Bó libe gỗ cấp hai có libe ở ngoài, gỗ nằm phía trong. Libe cấp hai (5) gồm các tế bào hình tròn, kích thước không đều, xếp thành dãy xuyên tâm. Trong libe xuất hiện rải rác các thể cứng (4) và các tinh thể calci oxalat (8) với kích thước khác nhau. Gỗ cấp hai (6) liên tục, mạch gỗ hình đa giác hoặc vuông tròn, kích thước không đều. Mô mềm ruột (7) gồm các lớp tế bào hình tròn, kích thước không đều nhau.

28

Hình 3.3: Vi phẫu thân Trà hoa vàng

1. Biểu bì 3. Mô cứng 5. Libe 7. Mô mềm ruột

2. Mô mềm vỏ 4. Thể cứng 6. Mạch gỗ 8. Tinh thể calci oxalat 3.1.1.3. Đặc điểm bột lá

Bột lá có màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ, vị chát. Quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: các mảnh biểu bì mang lỗ khí (1); lỗ khí hình hạt đậu có kích thước khoảng 35 àm (2); mảng mụ mềm gồm cỏc tế bào hỡnh chữ nhật xếp khớt nhau

29

(3); tinh thể calci oxalat hỡnh cầu gai cú kớch thước 20 àm (4); thể cứng dài khoảng 100 àm (5); mảnh biểu bỡ mang mạch xoắn (6); mạch xoắn cú kớch thước 95 – 100 àm (7).

Hình 3.4: Một số đặc điểm của bột lá Trà hoa vàng

1. Biểu bì mang lỗ khí; 2. Lỗ khí; 3. Mô mềm; 4. Tinh thể calci oxalate;

Một phần của tài liệu PHẠM THỊ MAI ANH mã SINH VIÊN 1501030 NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và tác DỤNG KHÁNG KHUẨN của cây TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP ) THU hái ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)