Cấp phát Phương tiện bảo vệ cá nhân và cách sử dụng bảo quản Phương tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu Tai lieu huan luyen an toan lao dong (Trang 22 - 28)

Chương 3. Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng chống

3.1. Biện pháp tổ chức Hành chính

3.1.2. Cấp phát Phương tiện bảo vệ cá nhân và cách sử dụng bảo quản Phương tiện bảo vệ cá nhân

a) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

(Thông tư 04/2014/TT – BLĐTBXH ngày 12/02/2014 hướng dẫn thực hiện việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân);

- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn.

- NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ sử dụng PTBVCN;

- Các PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao, NSDLĐ phải cùng NLĐ kiểm tra để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng;

- Các PTBVCN để sử dụng tại những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễu độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, NSDLĐ phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và định kỳ kiểm tra;

- NLĐ được trang bị PTBVCN thì bặt buộc phải sử dụng;

- NLĐ không phải trả tiền về việc sử dụng PTBVCN;

- NSDLĐ có trách nhiệm bố trí nơi cất dữ;

- Cấm cấp phát tiền thay cho việc cấp phát trang bị;

- Các chi phí mua sắm trang bị được hạch toán vào giá thành.

b) Cach sử dụng và bảo quản PTBVCN

Khái niệm: Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là các dụng cụ, trang bị NLĐ phải sử dụng để phòng chống chấn thương, bệnh tật (gồm cả BNN) phát sinh trong quá trình lao động, do các yếu tố nguy hiểm và có hại gây ra;

Tại sao phải sử dụng PTBVCN

- Trong quá trình lao động, sản xuất phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại, các giải pháp khác không thể loại bỏ hoặc làm giảm đến mức cho phép

- Sử dụng PTBVCN sẽ bảo đảm an toàn và phòng chống được bệnh tật (gồm cả BNN);

- PTBVCN là giải pháp dễ thực hiện đưa lại hiệu quả nhanh đặc biệt đối với lao động đơn lẻ, phân tán, với quy mô nhỏ;

Nguyên tắc cấp phát, sử dụng và bảo quản PTBVCN + Dựa trên quy định trong các vân bản pháp lý;

- Nguyên tắc chung: NLĐ làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ PTBVCN. NSDLĐ phải bảo đảm các PTBVCN đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật;

- Cấp phát các PTBVCN cho các công việc, nghề nghiệp cụ thể được thực hiện theo quy định trong cuốn “Danh mục trang bị PTBVCN” – NXB Lao động (2004).

+ Dựa trên cơ sở tư duy và kết quả nghiên cứu khoa học;

- Lựa chọn khi trong danh mục trang bị PTBVCN không có PTBVCN thích hợp được quy định, NSDLĐ được phép lựa chọn, trang cấp cho người lao động PTBVCN thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đánh giá yếu tố nguy hiểm và có

hại, phân tích tác động của nó đối với NLĐ và nắm rõ tính năng, tác dụng của PTBVCN;

- Sử dụng và bảo quản PTBVCN cũng được thực hiện trên cơ sở nắm vững của đặc điểm của yếu tố nguy hiểm và có hại, tính năng và tác dụng của PTBVCN.

c) Một số loại PTBVCN - Mũ an toàn công nghiệp;

- Kính chống chấn thương cơ học;

- Kính nhìn lò, hàn điện, hàn hơi..

- Khẩu trang lọc bụi;

- Bán mặt nạ lọc bụi;

- Bán mặt nạ lọc hơi sương, dung môi hữu cơ;

- Găng tay và ủng cách điện;

- Găng và ủng chống axít, kiềm;

- Giầy an toàn

3.1.3. Xây dựng các nội quy, quy định và quy trình làm việc về an toàn, vệ sinh lao động

a) Mục đích

- Đảm bảo an toàn cho sức khỏe NLĐ;

- Đảm bảo An toàn cho tài sản trang thiết bị của Doanh nghiệp;

b) Nội dung

- Các nội quy, quy định đưa ra phải cụ thể, phù hợp với Doanh nghiệp và phải áp dụng thử hoặc các điều kiện cần thiết để thực hiện các quy định đó. Các nội dung được quy định cần chỉ rõ là ai, làm cái gì, khi nào thực hiện và thực hiện ở đâu… để tạo thuận lợi cho mọi người khi áp dụng và thực hiện trong các nội dung quy định (nội quy) cũng cần phải thể hiện tiết kiệm và hiệu quả kinh

doanh và đặc biệt là hướng tới bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ và cho cộng đồng.

Các quy định về ATVSLĐ trong một doanh nghiệp phải là các quy định cụ thể và nó cũng chính là kế hoăch hành động (công việc cần phải làm) trong công tác ATVSLĐ. Vì vậy các quy định đó cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho mọi NLĐ thông qua việc phòng ngừa TNLĐ, những sự cố mất an toàn và gây bệnh nghề nghiệp;

- Tuân thủ các điều luật và các quy định quốc gia, phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và phù hợp với điều kiện lao động của lao động của doanh nghiệp;

- Đảm bảo NLĐ và các Đại diện của họ được tham gia vào các bước (các yếu tố) của hệ thống quản lý ATVSLĐ.

Thực tế cho thấy rằng sự thành công trong việc cải thiện điều kiện lao động ở một doanh nghiệp áp dụng thành công( hệ thống quản lý ở doanh nghiệp) rất cần có sự tham gia của NLĐ. Vì vậy khi xây dựng mới các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong một doanh nghiệp ngoài 3 nguyên tắc nêu trên cần thể hiện được các nội dung sau:

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người theo chức trách của họ;

- Xác định rõ (chỉ rõ) trách nhiệm của NSDLĐ và quyền, nghĩa vụ của NLĐ và vai trò của ATVSV, của Hội đồng An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp;

- Các quy định, nội quy nên thể hiện dưới dạng văn bản, ngắn gọn, xúc tích nghĩa là có hình thức và cách diễn đạt dễ hiểu để tất cả mọi người có thể hiểu được các quy định và các quy định phải thể hiện sự nhất trí của NLĐ và sự chấp thuận, đồng ý của NSDLĐ. Nếu có NLĐ không đọc được thì phải sử dụng các biện pháp thay thế để giải thích được các quy định này;

- Phải được công bố (dán, treo…) ở nhiều nơi trong doanh nghiệp và khi NLĐ mới tham gia lao động thì phải được phổ biến, NLĐ mới phải được học trước khi tham gia lao động;

- Phải liên tục được điều chỉnh, nhằm phù hợp với những thay đổi về máy móc, công nghệ, mặt bằng làm việc…

c) Kiểm tra, rà soát các nội quy (quy định) đã có trong doanh nghiệp

Nếu trong doanh nghiệp đã có (đã xây dựng) được các quy định, nội quy thì hàng năm hoặc khi có những thay đổi về điều kiện lao động thì cần phải kịp thời điều chỉnh;

Để điều chỉnh được các nội quy, quy định về ATVSLĐ trong doanh nghiệp thì NSDLĐ, NLĐ cần căn cứ vào một số nội dung sau để rà soát:

- Các nội quy (quy định) về ATVSLĐ đã ban hành có được thực hiện có thể hiện được sự cam kết giưac NSDLĐ và NLĐ chưa? những giao ước đối với NLĐ đã được làm rõ chưa?

- Các quy định có xác định rõ trách nhiệm của các cấp trong doanh nghiệp chưa? đã được hiệu chỉnh chưa và chỉ ra cách thực hiện chưa?

- Các quy định có được NSDLĐ ký cam kết, ngày tháng năm hiệu lực không?

- Các quy định đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của NSDLĐ và của các bộ phận làm công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp?

- Các nghĩa vụ, trách nhiệm và sự phân công thực hiện của NLĐ trong các quy định của doanh nghiệp đã được NLĐ và những người liên quan thảo luận, thống nhất đồng ý chưa?

- Họ có hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của họ không? thời gian họ dành cho những công việc được thành công là bao nhiêu và họ có thể huy động những nguồn lực nào?

- Các quy định đề cập đến sự tham gia hợp tác của NLĐ không?

Ví dụ: Nội quy đã quy định Đại diện NLĐ phải tham gia vào quá trình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ thì họ có làm không?

- Trong các quy đinh của doanh nghiệp đã phân công trách nhiệm, hoặc ủy quyền cho ngời có trách nhiệm thực thi các quy định của luật pháp quốc gia chưa?

Ví dụ: Đã quy định và ủy nhiệm phân công cho người có trách nhiệm (khi đi vắng) thực hiện: báo cáo về điều tra, khai báo, báo cáo về TNLĐ trong doanh nghiệp; báo cáo về công tác đăng ký, kiểm định khi sử dụng các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; báo cáo về công tác huấn luyện ATVSLĐ…

- Như vây, các quy định, nọi quy trong doanh ghiệp là những quy định cụ thể hay đó là những công việc cần thiết, là tổng hợp các nhiệm vụ, các bước và trách nhiệm của từng người trong doanh nhiệp phải thực hiện (kế hoạch hành động) trong công tác ATVSLĐ.

- Các quy định trên không được trái với các quy định của quốc gia nhưng có điểm khác với những yêu cầu mang tính quốc gia. Các quy định về chính sách của quốc gia là các quy định chung, nhằm phục vụ cho các định hướng lớn và có thể áp dụng chung cho nhiều loại hình doanh nghiệp

3.1.4. Đào tạo huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (NĐ 44/2016/NĐ – CP)

* Đối tượng huấn luyện

a) Nhóm 1: Người sử dụng lao động, người quản lý (2năm/lần);

b) Nhóm 2: Người phụ trách công tác An toàn, vệ sinh lao động (2năm/lần);

c) Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (theo Thông tư 13/2016/TT- BLĐTBXH); 2năm/lần

d) Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm trên (1năm/lần);

e) Nhóm 5: Người làm công tác y tế (05 năm/lần)

Một phần của tài liệu Tai lieu huan luyen an toan lao dong (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w