Chương 3. Các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động, phòng chống
3.2. Biện pháp về kỹ thuật an toàn
3.2.1. Quản lý các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Chủng loại: Theo thông tư 53/2016/TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2016 + Thiết bị nâng (thang máy, vận thăng, cầu trục, xe nâng….);
+ Thiết bị áp lực: nồi hơi, nồi hấp, bồn chứa khí nén, máy nén khí, điều hòa trung tâm…
+ Đường ống dẫn khí hóa lỏng: Ống dẫn gas…
- Cơ quan kiểm định: Là đơn vị có đủ điều kiện được Bộ LĐTBXH cho phép.
- Mức phí kiểm định: theo quy định của Bộ tài chính.
3.2.2. Phòng ngừa tai nạn điện trong lao động sản xuất
* Nguy cơ xảy ra tai nạn điện - Chạm trực tiếp vào vật mang điện
+ Chạm vào đường dây tải điện (xe cẩu, khuân vác kim loại dài, xây dựng gần đường dây điện…, vi phamk khoảng cách an toàn, bị phóng điện;
+ Tiếp xúc với kim loại trạm vào đường dây điện, kéo, sửa đường dây điện lực, điện thoại, chạm vào dây nối đất của cột điện bị hỏng sứ…);
+ Chạm dây điện bị bóc cách điện, phần có điện hỏ ở máy, dụng cụ, hệ thống điện, đào phải dây điện ngầm…;
- Chạm điện gián tiếp:
+ Chạm vào vỏ máy, khung nhà xưởng, vật dẫn điện bị điện rò, không có bảo vệ;
+ Chạm vỏ dụng cụ dùng bị điện rò do hỏng cách điện;
+ Bị điện áp bức: vào nơi có dòng điện rò truyền ra môi trường đất, nước.
* Các biện pháp phòng ngừa tại nạn điện
- Tổ chức quản lý: quy định về trách nhiệm của cán bộ, công nhân, nội quy vận hành, tổ chức công việc an toàn, thủ tục giao nhận ca, quản lý Hồ sơ, quy định đi dây, tuyến cáp, quy trình làm việc, kiểm tra an toàn thiết bị trước khi sử dụng, thợ điện mới được đấu điện, phiếu công tác, huấn luyện…;
- Các biện pháp kỹ thuật
+ Bảo vệ chống chạm điện trực tiếp;
Cắt điện, khóa, chống xông điện, treo biển cảnh báo khi sửa, di chuyển máy, dụng cụ điện;
Dùng điện áp thấp 12, 24, 36, 48 V ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy, công cụ, và hàn hồ quang trong thùng bể kim loại;
Bảo đảm khoảng cách an toàn tới nơi có điện;
Bọc, bao che, cách li nơi có điện;
Dùng máy cắt dòng điện rò, chống điện giật và dán tiếp phòng ngừa hỏa hoạn;
* Chú ý khi che chắn
- Các bộ phận mang điện phải được bao che để không chạm tới được;
- Vỏ bảo vệ chỉ mở được bằng chìa khóa hay dụng cụ riêng;
- Khóa không cho đóng dòng điện khi sửa chữa;
* Đặt ra ngoài tầm với
- Khi đứng hay ngồi làm việc có tiếp xúc với điện trên một sàn cách điện thì không thể với tới các bộ phận có khả năng dẫn điện khác;
- Khoảng cách tối thiểu 0,7m/1m/1,5m đối với điện áp tới 15kV/ 15 – 35kV/ 35 -110kV.
3.2.3. An toàn hóa chất trong cơ sở sản xuất
* Đường xâm nhập hóa chất vào cơ thể - Qua đường hô hấp;
- Phải đặc biệt chú ý hóa chất ở dạng hơi, khói, bụi hoặc khí boiwr chúng có thể dễ dàng vào cơ thể qua đường hô hấp (đường thở);
- Qua đường hấp thụ qua da:
+ Hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc các vết trầy, xước;
- Qua đường tiêu hóa:
+ Nếu ăn , uống tại nơi làm việc thì hóa chất có thể đưa hóa chất nguy hiểm vào cơ thể.
* Tác hại của hóa chất - Gây kích thích, dị ứng;
- Gây ngạt khí;
+ Do lượng khí này tăng sẽ làm giảm nồng độ oxi trong không khí;
+ Chất gây ngạt ngăn cản máu vận chuyển oxi tới các tổ chức cơ thể;
- Gây mê: ảnh hưởng đến thần kinh gây ngất có thể tử vong;
- Gây bệnh ung thư;
- Gây hư thai, ảnh hưởng đến di truyền;
- Gây cháy nổ.
* Nhận diện hóa chất độc hại - Hóa chất gì đang được sử dụng ?
- Chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào?
- Mối nguy hiểm của từng loại hóa chất, chúng gây bệnh tật gì với con người…
- Thông tin về hóa chất phải được thông báo cho từng NLĐ nắm được như:
+ Hướng dẫn sử dụng;
+ Độc tính;
+ Mối nguy hiểm;
+ Những cảnh báo và chỉ dẫn tình huống khẩn cấp;
+ Cách lưu giữ, bảo quản, vận chuyển an toàn;
+ Quy trình sử lý sự cố rò, rỉ.
* Biện pháp an toàn hóa chất
- Bao che, cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm;
- Lắp đặt thiết bị thông gió, hút độc;
- Sử dụng các Phương tiện bảo vệ cá nhân;
+ Mặt nạ phòng độc;
+ Thiết bị bảo vệ mắt;
+ Quần áo, găng tay, giầy/ủng;
- Vệ sinh cá nhân tốt;
- Có phương án cấp cứu, dự phòng, vòi xịt…
3.2.4. Thiết bị che chắn
* Mục đích che chắn
- Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động;
- Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngó hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động
- Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cầu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bởi các vật liệu khác nhau.
* Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn
Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gay ra;
- Không gây trở ngại cho thao tác của NLĐ;
- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết;
3.2.5. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
* Mục đích
Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt động của đối tượng phòng ngừa vợt quá giới hạn quy định. Sự cố gây ra có thể do: Qúa tải, bộ phận chuyển động đó chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá. Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.
3.2.6. Tín hiệu, báo hiệu
* Mục đích
- Nhắc nhở cho NLĐ kịp thời tránh nguy hiểm;
- Hướng dẫn thao tác;
- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ;
* Yêu cầu - Dễ nhận biết;
- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao;
- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quá, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa;
3.1.7. Khoảng cách an toàn
* Khoảng cách an toàn: là khoảng không gian nhỏ nhất giữa NLĐ và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất như: khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn…