CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

Một phần của tài liệu Bộ đề Luật Dân sự trọng tâm - Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 (Trang 50 - 58)

Câu 24. Bảo vệ quyền sở hữu? Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của BLDS 2015? Cho ví dụ minh họa.

Đáp án khung:

a) Khái niệm về quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu

+ Quyền sở hữu: bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật

+ Bảo vệ quyền sở hữu: nêu định nghĩa và đặc điểm

*Định nghĩa: Bảo vệ quyền sở hữu tài sản là những cách thức, biện pháp mà các chủ thể quyền sở hữuáp dụng để phòng ngừa những hành vi xâm phạm sở hữu sẽ xảy ra hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu đã xảy ra.

* Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu

.Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác

.Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu đối với tài sản b) Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu:

Theo Điều 164 BLDS năm 2015 gồm các phương thức sau đây:

+ Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật

Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại

+ Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản (kiện đòi lại tài sản)

Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu

Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bồi thường thiệt hại

c) Ví dụ về từng trường hợp

Câu 25: Phân tích các đặc trưng của bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản bằng phương thức dân sự? Các hình thức bảo vệ quyền sở hữu theo phương thức dân sự.

- Khái niệm: Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng phương thức dân sự là việc chủ sở hữu, chủ thể có quyền đối với tài sản tự mình tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật hoặc thông qua phương thức kiện dân sự yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

- Đặc trưng:

Thứ nhất, phương thức dân sự là phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản mang tính thực tế rất lớn, bởi lẽ, những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thông thường nảy sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm tới cả quyền tài sản của các chủ thế và do vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Hơn nữa, mục đích lớn nhất của chỉ thể khi sử dụng phương thức kiện dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình chính là việc khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng trước khi bị vi phạm) về mặt vật chất hay chính là đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho người chiếm hữu hợp pháp. Sau khi áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể khôi phục lại trạng thái tài sản ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho những xâm ohamj đến quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể được nhà nước ghi nhận. Trong khi đó, phương thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hành chính và ngành luật hình sự, mục đích lớn nhất là xử lý vi phạm hành chính nếu hành vi vi phạm chưa cấu thành tội phạm hoặc xử lý hình sự theo hướng trừng trị và răn đe những hành vi bị xem là tội phạm.

Thứ hai, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bằng phương thức dân sự được áp dụng bằng một cách rộng rãi hơn các phương thức khác. Bởi lẽ, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo phương thức hình sự chỉ được áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời hành vi xâm phạm đó phải cấu thành tội phạm theo quy định của BLHS. Mặt khác các hành vi xâm pạm quyền sở hữu rất đa dạng tuy nhiên BLHS hiện hành mới chỉ liệt kê một số hành vi được xác định thuộc mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu được quy định từ Điều 167 – Điều 180 BLHS. Còn phương thức hành chính thông thường được áp dụng khi tài sản bị xâm phạm tới là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài ra, chủ thể áp dụng phương thức hành chính và phương thực hình sự để bảo vệ quyền sở hữu chỉ có thể là các cơ quan

nhà nước vì vậy trong rất nhiều trường hợp việc phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trên thực tế không được hiệu quả. Trong khi đó, bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức dân sự có thể do chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản tiến hành hoặc mặc dù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhưng cũng trên cơ sở yêu cầu của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản nên họ hoàn toàn chhur động trong việc bảo việ quyền sở hữu của mình.

Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ dàng cho mọi chủ thể có quyền sở hữu bị xâm phạm tự mình chủ động thực hiện phương thức này. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương thức khác. Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan nhà nước. Còn phương thức trong ngành luật hình sự thì đòi hỏi phải đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng hình sự cũng tương đối phức tạp và mất thời gian, khó có thể khôi phục nhanh chóng tình trạng tài sản như ban đầu. Riêng phương thức kiện dân sự, chủ sở hữu hoặc chủ thể các quyền khác đối với tài sản hoàn toàn có thể sử dụng mọi biện pháp miễn là các biện pháp miễn là các biện pháp đó không vi phạm điều cám của pháp luật để tự bảo vệ tài sản của mình mà không phải tuân theo bất kì trình tự nào, thủ tục hành chính hay thủ tục tố tụng nào. Trường hợp khi các chủ thể tiến hành thủ tục kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu của mình thì họ hoàn toàn vẫn nắm quyền chủ động trong các vụ kiện đó dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.

- Các hình thức bảo vệ quyền sở hữu theo phương thức dân sự

 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: CSH, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kì người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

 Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 Chủ sở hữu, chủ thế có quyền khác yêu cầu Tòa án CQNN có thấm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản (kiện đòi tài sản).

 Chủ sở hữu, chủ thế có quyền khác đối với taid sản yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải chấm dứt hành vi cản trờ pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu

 Chủ sở hữu, chủ thế có quyền khác đối với taid sản yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản phải bồi thường thiệt hại.

Câu 26: Phân tích các đặc trưng của phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản? Trình bày những điểm mới trong quy định về phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản của BLDS 2015 so với BLDS 2005

1. Khái niệm:

Tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là việc chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản tự mình tiến hành các biện pháp không trái với quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

2. Đặc trưng.

- Việc tự bảo vệ là một yêu cầu cần thiết trong mọi phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Dù tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ. Khi yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải cung cấp các chứng cứ, tài liệu là cơ sở để giải quyết. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản chỉ được thưc hiện có hiệu quả nếu chủ thể thực sự tự bảo vệ một cách tích cực, nói một các khác, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không chỉ thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc tự bảo vệ mà ngay cả khi có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Là biện pháp thể hiện tính định đoạt cao độ của chủ thể: khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền lợi ích chính đáng của mình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền chủ động lựa chọn cách thức bảo vệ phù hợp như: yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại, chỉ thể có quyền chủ động thương lượng, hòa giải bất cứ lúc nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Về cách thức: Biện pháp tự bảo vệ có thể tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội, trong khi việc khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết phải tuân thủ theo những điều kiện, trình tự, thủ tục nhất định như: điều kiện về chủ thể khởi kiện, thẩm quyền giải quyết, hình thức tiến hành.

- Về kinh tế: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.

- Hiệu quả bảo vệ: Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngày từ đầu. Ngày khi phát hiện ra có hành vi xâm hạm hoặc khả năng xâm phạm, chỉ thể có thể áp dụng ngày lập tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Đặc điểm này cũng phần nào tránh được vụ việc xâm phạm trở nên nghiêm trọng hơn.

Biện pháp tự bảo vệ bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả bảo vệ như: nhanh chóng, kịp thời, một hạn chế lớn nhất của biện pháp này là hiệu quả bảo vệ không cao do không được bảo đảm bằng tính cưỡng chế nhà nước, yêu cầu của chủ thể không được bảo đảm bằng cơ chế mang tính quyền lực nhà nước mà hoàn toàn trông chờ, phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của bên xâm phạm, do vậy, nếu bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì biện pháp này không mang lại hiệu quả.

3.Phân tích những điểm mới trong quy định về phương tức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản của BLDS năm 2015 so với BLDS 2005.

- Thứ nhất, về chủ thể tiến hành phương thức tự bảo vệ, nếu như các BLDS 2005 và 2015 đều quy định chủ sử hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chăn bất kỳ người nào có hành vi xâm hạm quyền của mình thì ở chủ thể còn lại đã có sự thay đổi. BLDS 2005 quy định ngoài chủ sở hữu thì người chiếm hữu hợp pháp cũng có quyền tự bảo vệ quyền chiếm hữu – với tư cách là một quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu của mình.

- Thứ hai, về biện pháp được sử dụng để tự bảo vệ, đây là điểm khác biệt giữa BLDS năm 2013 so với BLDS 2005. Cụ thể nếu như theo BLDS năm 2005 thì các biện pháp mà các chủ thể được áp dụng để tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình là những biện pháp

“ theo quy định của pháp luật” thì tại Điều 164 BLDS năm 2015 thì biện pháp này là những biện pháp “không trái với pháp luật quy định”. Rõ rang quy định như Đ164 BLDS 2015 là hoàn toàn hợp lý bởi một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền là “công dân được làm những gì pháp luật không cấm”.

Câu 27: Phân tích điều kiện để áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản – một phương thức dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

1. Khái niệm: Kiện đòi tài sản hay còn gọi là phương thức kiện vật quyền là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, theo đó chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản khởi kiện yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đang chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình.

2. Phân tích điều kiện:

- Điều kiện về chủ thể có quyền kiện đòi lại tài sản:

Điều 166 BLDS 2015 quy định “ Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.” Như vậy, chủ thể có quyền kiện đòi tài sản với ý nghĩa là một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo phương thức dân sự là chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài sản.

- Điều kiện về khách thể để kiện đòi lại tài sản

Từ quy định tại điều 166, 167, điều 168 BLDS 2015 để thực hiện phương thức kiện đòi tài sản, cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người có quyền đối với tài sản không theo ý chí của họ hoặc mặc dù tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản. Như vật, ở điều kiện này xảy ra hai trường hợp:

+ Một là, tài sản rời khỏi chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không theo ý chí của họ trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không chuyển giao tài sản cho bất cứ chủ thể nào nhưng chủ thế đó đang chiếm giữ tài sản mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản.

+ Hai là, mặc dù tài sản rời khỏi chủ sở hữu, chủ thế có quyền khác đối với tài sản theo ý chí của họ nhưng người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản, trường hợp này, tài sản được định đoạt trái với ý chí của chủ sở hữu và người thứ ba đang thực tế chiếm hữu tài sản có thể ngay tình hoặc không ngay tình.

Thứ hai, người bị kiện phải là người đang thực tế chiếm hữu không dựa trên bất cứ căn cứ nào quy định tại điều 16 BLDS. Tương ứng với hai trường hợp về chủ thể có quyền

Một phần của tài liệu Bộ đề Luật Dân sự trọng tâm - Vòng 2 - Ôn thi công chức Viện kiểm sát nhân dân 2024 (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w