Câu 38. Nêu các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Phân tích các biện pháp bảo lãnh, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản và cho ví dụ minh họa.
Đáp án khung:
1. Khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Nêu tên 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Điều 292 BLDS.
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi thế của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa
vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.
Theo quy định của khoản 1 Điều 318 BLDS năm 2005, có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. BLDS năm 2015 bên cạnh việc kế thừa và hoàn thiện quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói trên đã ghi nhận thêm hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
2. Phân tích các đặc điểm
- Mối quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm: vừa phụ thuộc vừa độc lập
- Mục đích: các biện pháp bảo đảm ra đời nhằm bảo đảm lợi ích cho bên có quyền, bên có lợi ích vật chất (nghĩa vụ thanh toán, thực hiện công việc trị giá bằng tiền..) do đó các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản, lợi ích vật chất.
- Các biện pháp bảo đảm có tính chất dự phòng: đặt ra tình huống nếu có sự vi phạm của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền thì bên có quyền làm cách nào bảo vệ quyền của mình, hạn chế tối đa rủi ro của mình
- Các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên có nghĩa vụ, bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Phân tích biện pháp bảo lãnh và cho ví dụ.
4. Phân tích biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cho ví dụ.
5. Phân tích biện pháp cầm giữ tài sản và cho ví dụ.
- Cầm cố tài sản (Điều 309 Bộ luật dân sự 2015): là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
VD: A vay B số tiền 10.000.000 đồng và A giao cho B chiếc xe gắn máy để cầm cố (xe gắn máy có thể là của A hoặc của bên thứ 3). Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà A chưa thể trả tiền cho B thì B có thể xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận với A.
- Thế chấp tài sản (Điều 317 Bộ luật dân sự 2015): là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
VD: A đang cần số tiền 300 triệu đồng nhưng không có cách xoay sở số tiền trên. Do đó A thế chấp căn nhà của mình (trị giá 2 tỷ) cho Ngân hàng để có số tiền mong muốn. Việc thế chấp căn nhà được thực hiện bằng cách A chuyển giấy tờ đứng tên A (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng: “Nếu A không có khả năng thanh toán khoản tiền đã vay trong một khoảng thời gian quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản (căn nhà) đó”.
- Đặt cọc (Điều 328 Bộ luật dân sự 2015): là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
VD: A muốn mua ngôi nhà của B đang rao bán với giá 2 tỷ đồng, do vậy A đã giao cho B một khoản tiền 200 triệu đồng (tiền đặt cọc) để “giữ chỗ” cho việc mua nhà. Khi A và B tiến hành mua bán thì số tiền đặt cọc kể trên sẽ được khấu trừ vào tổng chi phí mua nhà.
- Ký cược (Điều 329 Bộ luật dân sự 2015): là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
VD: A muốn thuê chiếc xe du lịch của B để đưa gia đình đi chơi, do vậy A phải giao cho B (bên cho thuê) một khoản tiền để đảm bảo việc trả lại chiếc xe đó.
- Ký quỹ (Điều 330 Bộ luật dân sự 2015): là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
VD: A là bên mua nhà và B là bên bán. Dẫu vậy, B vẫn lo ngại A không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như thanh toán toàn bộ số tiền cho B khi thực hiện giao dịch. Do đó, cả A và B đi đến thống nhất sẽ chỉ định một tổ chức tín dụng làm bên thứ ba có nhiệm vụ: Mở tài khoản để giữ một số tiền đảm bảo riêng cho giao dịch, nhằm mục đích buộc các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản, quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng.
- Bảo lưu quyền sở hữu (Điều 331 Bộ luật dân sự 2015): Theo đó, trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
VD: A mua xe máy trị giá 20 triệu đồng nhưng A không có tiền trả ngay, do vậy hai bên thỏa thuận rằng A sẽ thực hiện trả trong nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định trong hợp đồng, nếu A không thực hiện đầy đủ thì bên bán có quyền đòi lại tài sản.
- Bảo lãnh (Điều 335 Bộ luật dân sự 2015): là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
VD: A thỏa thuận với B sẽ bảo lãnh cho C vay số tiền 1 tỷ đồng. Theo thỏa thuận này, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà C không trả tiền, thì B có quyền yêu cầu A thực hiện thanh toán toàn bộ 1 tỷ đồng thay C.
- Tín chấp (Điều 344, 345 Bộ luật dân sự 2015): Theo đó có thể hiểu rằng vay tín chấp là việc cho vay mà một phần hoặc toàn bộ giá trị vay mà không có bảo đảm bằng tài sản tương ứng, phần đó do bên cho vay tín nhiệm (tin) vào việc bên vay sẽ thực hiện đúng cam kết của mình.
VD: Một người lo ngại về việc không có tài sản bảo đảm để có thể vay thế chấp, hoặc lo ngại tài sản sẽ bị phát mãi nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ khi đến hạn, thì có thể chọn hình thức vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng, lúc này thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên vay và bên cho vay sẽ do các bên tự thỏa thuận.
- Cầm giữ tài sản (Điều 346 Bộ luật dân sự 2015): là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
VD: A mang xe đến tiệm sửa xe của B để sửa chữa. Hai bên thỏa thuận 2 ngày sau A sẽ đến lấy và thanh toán tiền sửa chữa. Dẫu vậy đã quá hạn thỏa thuận nhưng A vẫn chưa thể đến lấy vì không có tiền chi trả, do đó B có quyền giữ tài sản của A là chiếc xe cho đến khi A thanh toán hết tiền sửa chữa.
Câu 39. Có ý kiến cho rằng Bộ luật dân sự năm 2015 đã đổi mới cách tiếp cận về đăng ký biện pháp bảo đảm từ đăng ký là nghĩa vụ của công dân sang đăng ký là quyền của công dân. Bằng các quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm trong BLDS 2015 hãy bình luận ý kiến trên.
Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký bảo đảm.
Tại điều 292 BLDS năm 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm; cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký cược tài sản, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Như vậy, so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã bổ sung thêm 02 biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Đặc biệt, BLDS 2015 đã có cách tiếp cận mới về đăng ký biện pháp bảo đảm, tạo tiền đề và nền tảng pháp lý quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký biện pháp và đổi mới hệ thống đăng ký. Theo đó, đổi mới từ đăng ký là “nghĩa vụ” của công dân sang đăng ký là “quyền” của công dân trong xã hội hiện đại. Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký là trường hợp đã được một số luật quy định cụ thể gồm thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển. Ngoài ra, sẽ quy định trường hợp biện pháp bảo đảm đăng ký theo yêu cầu là thế chấp động sản trừ tàu bay, tàu biển, thế chấp tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai: đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu.
Về xác định thời điểm đăng ký, dự kiến sửa đổi phù hợp với các luật liên quan theo hướng xác định thời điểm ghi vào sổ đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc số có nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, quy định thời điểm đăng ký được tính theo đơn vị thời gian nào, có căn cứ vào loại tài sản không cũng như thời điểm đăng ký thay đổi do bổ sung tàu sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản sản gắn liền với đất quốc tế...
Các biện pháp bảo đảm mới được bổ sung trong BLDS 2015 có được đăng ký hay không, các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba có cần thiết phải đăng ký hay không? Hay trong trường hợp nên nhận bảo đảm vẫn có nhu cầu đăng ký, có thực hiện đăng ký hay không? Trường hợp đăng ký thì thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba sẽ được xác định là thời điểm nào?