Điều 17. Nguyên tắc trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
V- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VKS TRONG CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN
Câu 21. Trình bày thủ tục tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm trong tố tụng hình sự (Điều 146)
1. Tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm:
- Khái niệm: (3đ)
+ Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
+ Tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền.
- Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp nguồn tin về tội phạm thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. (3đ)
- Thông báo bằng văn bản việc tiếp nhận cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền. (2đ) 2. Giải quyết tin báo, tố giác tội phạm:
- Chủ thể: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. (2đ)
- Viện kiểm sát chỉ giải quyết trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. (3đ)
- Thủ thục giải quyết: tiến hành kiểm tra, xác minh bằng các biện pháp như thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. (3đ) - Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn đó thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. (3đ)
- Trong thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. (3đ)
- Hết thời hạn giải quyết, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm phải ra quyết định tạm đình chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau: (3đ)
+ Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả.
+ Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
Câu 22: Phân tích nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
Theo quy định tại Điều 159 BLTTHS, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Một là, Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ (theo quy định tại Điều 110 và Điều 118 BLTTHS); phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của BLTTHS.
Hai là, trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.
Ba là, quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức
tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm và có văn bản đề nghị gia hạn của Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Bốn là,quyết định khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 153 BLTTHS.
Năm là, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp thấy có dấu hiệu của tội phạm mà Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không khởi tố vụ án.
Sáu là, trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Bảy là, hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Tám là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của BLTTHS nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Theo quy định tại Điều 160 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
2. Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
3. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;
c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm;
d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm;
đ) Yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
4. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.
5. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này.
Câu 23. Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 161 BLTTHS, khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật;
c) Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp;
d) Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp do Bộ luật này quy định;
đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật;
b) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Câu 24. Phân tích thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát phải làm gì?
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS:
- VKS có thẩm quyền khởi tố vụ án trong trường hợp hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. (7 điểm)
+ VKS có nhiệm vụ kiểm sát quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 157 BLTTHS thì quyết định không khởi tố vụ án được coi là không có căn cứ.
+ Viện kiểm sát phải hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố vụ án.
- VKS có thẩm quyền khởi tố vụ án trong trường hợp VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. (7 điểm)
+ Trường hợp qua kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác mà phát hiện thấy CQĐT có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đã yêu cầu mà không khắc phục thì VKS được trực tiếp giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó.
+ Sau khi giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nếu có căn cứ để khởi tố vụ án thì VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- VKS có thẩm quyền khởi tố vụ án trong trường hợp VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu của Hội đồng xét xử. (7 điểm)
+ VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.
+ HĐXX qua xét xử tại phiên tòa phát hiện thấy có việc bỏ lọt tội phạm thì có quyền yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự.
2. Trường hợp xác định được quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra rõ ràng là không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát phải yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết định khởi tố.
Nếu CQĐT không thực hiện thì VKS tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án và thông báo cho CQĐT biết. (4 điểm)
Câu 25. Phân tích thẩm quyền điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là những cơ quan có chức năng quản lý nhà nước mà trong lĩnh vực quản lý của họ thường phát sinh nhiều hành vi có dấu hiệu tội phạm và để đảm bảo sự phát hiện, xử lý nhanh chóng, kịp thời nên các cơ quan này được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. (3 điểm)
- Bao gồm các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; lực lượng Cảnh sát biển; Kiểm ngư; các cơ quan của Công an nhân dân, Quan đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. (2 điểm)
2. Thẩm quyền điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định như sau:
- Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải Quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư có nhiệm vụ, quyền hạn: (8 điểm)
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; được tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội an ninh cấp huyện trong Côn an nhân dân) trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự; tiến hành hoạt động điều tra ban đầu như khám xét, thu giữ tài liệu đồ vật, lấy lời khai ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. (4 điểm)
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS: (6 điểm)
+ Thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, một số cơ quan của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư.
+ Thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Đồn trưởng đồn biên phòng.
- Khi tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ theo đúng thủ tục, trình tự mà BLTTHS quy định.
Câu 26: Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự. (30 điểm)
Đáp án:
- Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (1 điểm)
1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao