2.2. SƠ ĐỒ, CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC PHẦN TỬ VÀ HỆ THỐNG
2.2.2. Túi khí loại SRS điều khiển bằng cơ khí (M)
Hình 2.23: Sơ đồ bố trí các chi tiết
Bộ phận Chức năng
Cảm biến túi khí Phát hiện mức độ giảm tốc khi bị đâm từ phía trước Bộ thổi khí Ngay lập tức tạo ra khí nitơ để bơm căng túi khí
Túi
Căng phồng ngay lập tức bằng khí nitơ từ bộ thổi khí và khi túi khí căng phồngkhí thát ra khỏi lỗ phía sau túi, do dó giảm lực va đập cho lái xe.
2.2.2.2. Cấu tạo và hoạt động a. Cảm biến túi khí
PHOTO MẠNH HÀO
Groups: https://www.facebook.com/groups/hoctap.sinhvien.vnua
Cấu tạo:
Cảm biến được đặt bên trong bộ thổi khí bao gồm một vật nặng(viên bi) để phát hiện lực giảm tốc, một kim hoả để kích ngòi nổ… Mặc dù kết cấu thay đổi tuỳ theo kiểu xe nhưng toàn bộ cụm cảm biến được bao kín an toàn. Ngoài ra, một thiết bị an toàn cũng được lắp đặt để ngăn không cho hệ thống túi khí kích nổ khi tháo mặt vành tay lái.
Hình 2.24: Cấu tạo cảm biến túi khí loại M Hoạt động:
Kim hoả được cài vào trục kim hoả hay vật nặng qua đĩa cam, do đó ngăn không cho kim hoả phóng ra. Khi lực giảm tốc do xe bị đâm từ phía trước lớn hơn một giá trị xác định, chuyển động của vật nặng thắng lực lò xo chốt tỳ hay lò xo xoắn. Kết quả là kim hoả được nhả ra khỏi trục kim hoả hay đĩa cam. Kim hoả sau đó phóng ra bằng lực lò xo kim hoả hay lò xo xoắn để kích nổ ngòi nổ.
Hình 2.25: Sơ đồ hoạt động của cảm biến túi khí loại M b. Thiết bị an toàn
Mặc dù cấu tạo thay đổi tuỳ theo kiểu xe, cần khoá bên trong kiểu xe làm ngừng chuyển động của vật nặng khi bulông nhả khoá cảm biến được nới lỏng hay cần nhả khoá cảm biến bị kéo ra.
Do đó, vật nặng không thể di chuyển thậm chí khi có lực giảm tốc mạnh tác dụng lên, vì vậy không cho kích hoạt túi khí.
PHOTO MẠNH HÀO
Chương 7: Điều khiển điện tử thiết bị an toàn 18 Sau khi lắp mặt vành tay lái , cần khoá bên trong cảm biến túi khí được trả về vị trí ban đầu của nó bằng cách vặn chặt bulông nhả khoá cảm biến hay đẩy cần vào vị trí ban đầu của nó. Do đó, vật nặng được tự do chuyển động khi cần thiết.
Hình 2.26:Cấu tạo của thiết bị an toàn c. Bộ phận thổi khí:
Cấu tạo:
Bộ phận thổi khí bao gồm ngòi nổ, chất cháy mồi, chầt tạo khí … Chất tạo khí tạo ra khí nitơ để thổi túi khí khi xe bị đâm mạnh từ phía trước. Phần bên trong của bộ thổi khí được bao kín hoàn toàn và kín khí. Túi khí được làm bằng nylông có phủ cao su bên trong. Nó có hai lỗ ở phía sau để xả khí nitơ vào khí quyển sau khi căng phồng lên.
Hình 2.27: Cấu tạo bộ phận thổi khí Hoạt động:
Cảm biến túi khí bị kích hoạt bởi sự giảm tốc do xe bị đâm từ phía trước, và kích nổ ngòi nổ trong bộ thổi khí. Ngọn lửa lan truyền ngay tức khắc đến chất cháy mồi và chất tạo khí, chất tạo khí sinh ra một lượng lớn khí nitơ. Túi khí sẽ phá vỡ phần mỏng của vành tay lái khi nó phồng lên ở trước mặt người lái xe để làm giảm nguy cơ đầu và mặt của người lái xe đập thẳng vào vành tay lái.
PHOTO MẠNH HÀO
Groups: https://www.facebook.com/groups/hoctap.sinhvien.vnua
Hoạt động:
Cảm biến túi khí bị kích hoạt bởi sự giảm tốc do xe bị đâm từ phía trước, và kích nổ ngòi nổ trong bộ thổi khí. Ngọn lửa lan truyền ngay tức khắc đến chất cháy mồi và chất tạo khí, chất tạo khí sinh ra một lượng lớn khí nitơ. Túi khí sẽ phá vỡ phần mỏng của vành tay lái khi nó phồng lên ở trước mặt người lái xe để làm giảm nguy cơ đầu và mặt của người lái xe đập thẳng vào vành tay lái.
Hình 2.28:Mô tả hoạt động của bộ thổi khí và túi khí