CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NGHIỆP VỤ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP
4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu phản ánh trung thực, hợp lý toàn bộ chi phí sản xuất, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng phải được hoàn thiện và cung cấp thông tin có chất lượng cao hơn cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Em có một số ý kiến đề xuất hoàn thiện cụ thể như sau:
Về việc áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán trong doanh nghiệp:
Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, yêu cầu của công tác quản lý về chất lượng và khối lượng thông tin ngày càng lớn. Đặc biệt trong
56
nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì thông tin cần phải được thu thập, xử lý, cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời cho các nhà quản lý để đưa các chính sách hoạch định chính xác, hợp lý và nhanh chóng nhất. Trong đó nguồn cung cấp thông tin về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với quản lý nội bộ doanh nghiệp, trong việc lập kế hoạch, quản lý chặt chẽ chi phí bỏ ra, có biện pháp thúc đẩy sản xuất, lựa chọn ký kết hợp đồng kinh doanh…. Tất cả những điều này khẳng định sự cần thiết phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quản lý, tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, điều này rất thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy (chỉ cần nhập 1 lần từ chứng từ gốc). Doanh nghiệp đã tiến hành trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán nhưng việc áp dụng ở mức độ thấp. Việc áp dụng chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp tự lập một mẫu sổ và thực hiện các bảng tính toán trên Excel, mà chưa sử dụng một chương trình kế toán cụ thể nào nên hiệu quả sử dụng chưa cao.
Cuối kỳ, công việc vẫn còn bị ùn tắc, thiếu số liệu. Một khối lượng lớn công việc vẫn phải làm thủ công nên dễ nhầm lẫn trùng nhau và khi có sai sót khó phát hiện và sửa đổi.
Từ thực tế trên cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng kế toán máy vào doanh nghiệp. Vì việc áp dụng kế toán máy không những đưa ra các thông tin một cách chính xác, nhanh chóng mà còn giảm thiểu được lao động kế toán, tiết kiệm được nhân công gián tiếp cho doanh nghiệp.
Việc sử dụng phần mềm có những lợi ích cụ thể như:
Tiết kiệm cho doanh nghiệp trong việc quản lý thời gian lẫn chi phí. Đây là 2 yếu tố tiêu chuẩn cho việc phát triển của bất kì doanh nghiệp nào. Tiết kiệm làm tăng thu nhập và tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả và phát triển cho doanh nghiệp. Phần mềm kế toán giúp cải thiện hiệu năng, nâng cao khả năng quản lý, nâng cấp hay mở rộng quy mô quản lý một cách nhanh và hiệu quả nhất.
57
Cải thiện và đơn giản khi sử dụng phần mềm kế toán, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh. Kiểm soát và cải thiện tình hình kinh doanh một cách gọn gàng và dễ dàng.
Để đưa kế toán máy vào áp dụng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có điều kiện sau:
Phải có nguồn kinh phí để thuê viết chương trình kế toán máy hoặc mua phần mềm kế toán. Đây là hệ thống chương trình để duy trì sổ sách kế toán trên máy tính, có khả năng cung cấp các Báo cáo kế toán, Báo cáo quản trị và các chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Lựa chọn thời điểm quyết định triển khai kế toán máy, đảm bảo không gây sự xáo trộn quá lớn đối với hệ thống nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Đào tạo các nhân viên kế toán sử dụng thành thạo chương trình kế toán doanh nghiệp áp dụng.
Về việc sử dụng tài khoản khi tính giá thành sản phẩm:
Theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tập hợp chi phí đều qua tài khoản 154, không dùng tài khoản 621, 622 và 627 như Thông tư 200/2014/TT-BTC mà được hạch toán trực tiếp thông qua TK 154. Vì vậy doanh nghiệp nên đưa tất cả các chi phí vào tài khoản 154 để tiện theo dõi và phân bổ chi phí tính giá thành sản phẩm sản xuất như sau:
TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu
TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
TK 1543: Chi phí sản xuất chung
Sau đó, tổng hợp các TK 154 chi tiết này vào TK 154 để tổng hợp và tính chi phí giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành sản phẩm. Ngoài ra nguyên vật liệu của ngành sản xuất xây dựng có đặc điểm là rất đa dạng, phong phú về chủng loại cũng
như giá cả. Do đó việc quản lý giá trị nguyên vật liệu có vai trò rất quan
58
trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Nó đòi hỏi phải chính xác và có tính kinh tế.
Hiện nay công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp chưa được khoa học, nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, vì vậy nhiều khi làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để có thể đạt hiệu quả tối ưu, nhằm giảm thấp chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, em xin đề xuất biện pháp sau: Xây dựng hệ thống kho bãi để nhập kho những vật tư khan hiếm như thép, xi măng và nếu sản xuất còn thừa thì nhập lại kho.
Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu về nhập kho, kế toán ghi:
- Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hoá đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111, 112, 141, 331 . . . (Tổng giá thanh toán)
- Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang Nợ các TK 64217, 6422
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang
Xuất phát từ thực trạng ở doanh nghiệp thấy rằng phế liệu thu hồi hầu như không được hạch toán. Đây có thể coi là một thiếu sót trong quản lý chi phí của doanh nghiệp. Bởi lẽ, là một doanh nghiệp sản xuất thì hiện tượng có phát sinh phế liệu trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi. Nếu doanh nghiệp tận thu được khoản phế liệu này sẽ là một nhân tố làm giảm
59
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm, góp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Phế liệu của doanh nghiệp sản xuất chủ yếu bao gồm: thép phế liệu, sắt mẩu ... Khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi phí, cụ thể:
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu thu, biên bản thanh lý hoặc phiếu nhập kho (đối với phế liệu thu hồi có thể dùng lại được) để hạch toán:
Nợ TK 111, 331, 152: Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 154: Ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kiến nghị khác: Về vấn đề trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Để quán triệt nguyên tắc thận trọng trong kế toán, doanh nghiệp nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi.
Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ.
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng khi phải thu khó
đòi phải được lập chi tiết cho từng khoản nợ phải thu khó đòi để lập dự phòng hạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh, sang cuối niên độ kế toán sau xác định số dự phòng cần lập.
- Nếu dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì lập số
chênh lệch lớn hơn.
- Nếu số dự phòng cần lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì hoàn nhập sổ
dự phòng.
Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi: Căn cứ vào số nợ và tuổi nợ
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính về việc lập dự phòng:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị: Đối với các khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm
- 50% giá trị : Nếu quá hạn từ 1 đến 2 năm - 70% giá trị: Nếu quá hạn từ 2 đến 3 năm
- 100% giá trị: Nếu quá hạn từ 3 năm trở nên
60
Trình tự kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi: Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi) kế toán phải xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.
- Nếu sổ cần trích lập của năm nay lớn hơn số đã trích thì khoản chênh lệch lớn hơn sẽ được hạch toán:
Nợ TK 6422
Có TK 1592
- Ngược lại, sổ trích lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng trích năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập như sau:
Nợ TK 1592
Có TK 6422
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định thực sự là không đòi được thì được phép xóa nợ:
Nợ TK 1592: Sổ đã thích lập Nợ TK 6422: Sổ chưa trích lập
Có TK 138, 131:
- Đồng thời ghi Có TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý Tóm tắt chương 4
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay của doanh nghiệp là tương đối hiệu quả. Bên cạnh những mặt tích cực, bộ máy kế toán và công tác tính giá thành vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định như việc trích trước lương cho công nhân sản xuất, việc thu hồi phế liệu sau sản xuất… Dựa trên những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp về bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán và công tác kế toán, em có đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề trên. Hi vọng những kiến nghị này sẽ góp phần nhỏ giúp doanh nghiệp phát huy hơn nữa những mặt tích cực và có những giải pháp phù hợp để giảm thiểu những mặt hạn chế còn tồn đọng, để doanh nghiệp ngày một hoàn thiện và hoạt động ngày càng hiệu quả trong thời gian tới.
61