CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DUNLOPILLO (VN) TỪ NĂM 2015-2017
3.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.2.1 Phân tích doanh thu
Doanh thu thuần bán hàng:
Do là công ty chuyên về sản xuất nên Doanh thu thuần từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ hơn 95% tổng doanh thu. Và theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm, cụ thể năm 2015, chỉ tiêu này đạt khoảng 195.056 tỷ đồng, chiếm 98.5 % tổng Doanh thu của DN. Đến năm 2016, Doanh thu bán hàng giảm đi rõ rệt, giảm gần 14 tỷ đồng, tức còn chiếm 95.8% so với
33
tổng doanh thu. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến nguồn Doanh thu tại DN.
Sau khi tìm hiểu thì được biết năm 2016 là 1 năm đầy biến động với nền kinh tế Việt Nam vì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các vấn về bất ổn của nền kinh tế Thế Giới, khiến cho hoạt động xuất khẩu cũng không diễn ra thuận lợi. Một lý do quan trọng không kém là sự biến động bất thường của thời tiết. Thông thường, Dunlopillo có sản lượng tiêu thụ tăng cao trong các tháng mùa đông, vì thời điểm này là mùa cưới, cũng như là mùa người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng chăn - ga - gối - đệm nhiều nhất. Trong khi đó, thời tiết năm 2016 diễn biến thất thường khi khu vực miền Bắc – một trong địa bàn hoạt động chính - hầu như mùa đông không rét (hiện tượng El Nino), đã khiến doanh thu của mảng kinh doanh bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó là việc các thương hiệu tăng cường thúc đẩy, thực hiện tốt các chính sách bán hàng phần nào ảnh hưởng đến tình hình bán hàng tại DN.
Đến năm 2017, DN đã có sự thận trọng hơn, cải thiện một vài chính sách bán hàng, đồng thời tăng chiết khấu thương mại cho các đại lý nhằm tăng sức cạnh tranh trong thị trường. Kết quả là doanh thu có phần được tốt hơn, tăng lên 0.8% so với năm 2016. Mặc dù nguồn tăng không đáng kể tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy DN đang đi đúng hướng và nếu chú trọng vào cải thiện mảng marketing, tiếp thị để kích thích mua hàng, có thể sẽ giúp Doanh thu cải thiện đáng kể và tích cực hơn trong tương lai.
Doanh thu hoạt động tài chính:
Năm 2015, DN được hưởng lãi từ chênh lệch tỷ giá gần 3 tỷ đồng. Chỉ tiêu này tăng lên 166% vào năm 2016, cụ thể là đạt khoảng 8 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách nới lỏng tiền tệ của Singapore trong năm 2016 đã tác động làm giảm giá ngoại tệ. Đến năm 2017, tỷ giá ngoại tệ tăng trở lại khiến cho DN được hưởng lợi ích từ chênh lệch tỷ giá ít đi, đạt khoảng 2.6 tỷ đồng.
3.2.2 Phân tích chi phí
Năm 2017
Năm 2016
Năm 2015
72.77%
72.63%
78.93%
6.45% 10.05% 10.74%
5.61% 9.82% 11.94%
0.77%10.92%
9.38%
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu chi phí của Công ty qua 3 năm
2015-2017
Giá vốn hàng bán có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2015, giá vốn hàng bán đạt khoảng 134.89 tỷ đồng, chiếm 76.11% tổng chi phí của DN, không tính khoản chi phí khác.
Đến năm 2016, chỉ tiêu này đạt khoảng 118.89 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 12%, lớn hơn tỷ lệ giảm Doanh thu bán hàng là 7%. Đây là biểu hiện tích cực, trong tình hình cạnh tranh, kinh tế khó khăn nhưng DN vẫn quản trị tốt các giá vốn hàng bán,
được nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước rẻ hơn. Năm 2017, chỉ tiêu giá vốn có xu hướng tăng lên 4% so với năm 2016, tức đạt khoảng 123.78 tỷ đồng, đồng thời chiếm 72.77%
tổng chi phí DN, không tính chi phí khác. Có thể thấy tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán (4%) cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu hàng bán năm 2017 (0.8%). Nguyên nhân là DN thay đổi một vài nhà cung cấp nội địa bằng nhà cung cấp nước ngoài do nhà cung cấp nội địa không còn kinh doanh nữa, điều đó đồng nghĩa với giá mua một vài nguyên vật liệu lúc này bị tăng lên so với năm 2016. Bên cạnh đó sự biến động tỷ giá đối với các mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho GVHB và tỷ lệ
năm. DN cần xem xét nguyên nhân đến từ ảnh hưởng chung của nền kinh tế tác động đến chi phí đầu vào hay quản lý giá vốn hàng bán chưa hiệu quả, mức chiết khấu từ nhà cung cấp đã đủ tốt chưa, để cải thiện cho các năm tới.
35
Chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí tiếp theo là chi phí hoạt động (gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN).
Chi phí bán hàng năm 2015 đạt khoảng 18.66 tỷ đồng, chiếm 10.92% trong tổng chi phí của DN. Chỉ tiêu này giảm hơn 2.5 tỷ đồng năm 2016, tương ứng giảm 14% so với năm 2015, đạt 16.07 tỷ đồng. Đồng thời về cơ cấu trong tổng chi phí DN cũng giảm đi, còn 9.82%. Tuy nhiên sang năm 2017, chi phí bán hàng được tăng trở lại, tăng lên 6.31% so với năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2015, cụ thể chiếm 10.05% trong tổng chi phí. Cho thấy DN đã có sự đầu tư lại vào công tác bán hàng so với năm 2016, tuy nhiên cũng còn khá cẩn trọng và doanh thu tăng không nhiều trong khi sự cạnh tranh và đào thải của ngành hàng này ngày càng gay gắt. Lý do có thể xuất phát từ phương thức quảng cáo cũng như nắm bắt thị hiếu và tâm lý của khách hàng chưa được tốt. DN cần xem lại khâu marketing của mình đã thực sự hiểu quả hay không để khắc phục và cải thiện, nhằm tăng trưởng doanh thu trong tương lai.