Mô tả mẫu điều tra dựa trên các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu THONG KE UNG DUNG (Trang 23 - 27)

3.3.1. Độ tuổi và vị trí công việc của người tham gia điều tra

Để đưa ra cái nhìn tổng quát về cơ cấu của các chủ sở hữu và nhà quản lý trong các doanh nghiệp điều tra, tác giả sẽ tiến hành phân tích mẫu điều tra dựa trên các tiêu chí về tuổi tác, giới tính, giáo dục và vị trí của người hoàn thành bảng hỏi. Đầu tiên, tác giả xem xét cơ cấu độ tuổi và vị trí của người trả lời câu hỏi trong doanh nghiệp. Nhìn chung, độ tuổi trung bình của các chủ sở hữu luôn cao hơn hẳn so với các nhà quản lý tại cả ba quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Xét trong nhóm chủ sở hữu, không có sự khác biệt lớn về tuổi tác giữa các chủ sở hữu của doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ; tuy nhiên, do chỉ có 01 chủ sở hữu thuộc doanh nghiệp vừa nên cơ cấu độ tuổi của chủ doanh

1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 5500 6000

Mức lương bình quân theo ngành Mức lương trung bình của mẫu điều tra

nghiệp vừa chiếm 100% tại độ tuổi 46-55. Mặt khác, xét trong nhóm các nhà quản lý doanh nghiệp, rõ ràng có sự khác biệt về độ tuổi giữa các nhà quản lý có quy mô khác nhau. Cụ thể, nhóm tuổi 26-35 và 36-45 có ưu thế vượt trội so với các nhóm tuổi còn lại tại cả ba cấp quy mô doanh nghiệp, nhóm tuổi 56-65 cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong số các nhà quản lý tại tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, không có nhà quản lý doanh nghiệp vừa nào có độ tuổi từ 46-55 tham gia khảo sát.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu độ tuổi của chủ sở hữu và nhà quản lý doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2021) 3.3.2. Mối liên hệ giữa giới tính, độ tuổi và trình độ văn hóa của người tham gia điều tra

Biểu đồ 3.4 mô tả mối liên hệ giữa giới tính và trình độ văn hóa của người tham gia khảo sát. Một cách tổng quát, tỷ lệ nữ giới tăng dần theo cấp bậc tăng của trình độ văn hóa và tập trung đông nhất tại bậc Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng. Ngược lại, tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế ở các bậc giáo dục thấp như Công nhân kỹ thuật (CNKT) không có chứng chỉ hay Trung cấp nghề nhưng lại chiếm tỷ lệ ít hơn ở các bậc cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, mức độ giáo dục của nữ giới vẫn thấp hơn so với nam giới, chứng tỏ có sự khác biệt về giáo dục giữa 2 giới nam và nữ.

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Siêu nhỏ Nhỏ Vừa

Chủ sở hữu Nhà quản lý

18-25 26-35 36-45 46-55 56-65 >65

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giới tính và trình độ văn hóa của mẫu điều tra

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2021) Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét mối tương quan giữa độ tuổi và trình độ văn hóa của mẫu điều tra, kết quả của nghiên cứu này được thể hiện trong biểu đồ 3.5. Nhìn chung, đa số những người tham gia điều tra là những Công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ hoặc đã hoàn thành Sơ cấp nghề, một số ít hơn đã hoàn thành bậc Đại học trở lên. Nếu xét theo nhóm tuổi, rõ ràng có sự khác biệt lớn về trình độ văn hóa giữa nhóm dưới 35 tuổi và trên 35 tuổi. Cụ thể, nhóm dưới 35 tuổi (sinh trước năm 1980) có xu hướng đạt được những trình độ văn hóa cao hơn so với nhóm trên 35 tuổi (sinh sau năm 1980). Điều này có thể được lý giải dựa trên thực tế, sau năm 1980, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, việc tiếp cận với tri thức cũng dễ dàng hơn nên người dân sẽ dễ dàng nâng cao trình độ văn hóa hơn so với những người sinh trước năm 1980.

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu độ tuổi và trình độ văn hóa của mẫu điều tra

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2021) 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Đại học trở lên Cao đẳng Cao đẳng nghề Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Sơ cấp nghề CNKT không có chứng chỉ Chưa qua đào tạo

Nữ Nam

0 50 100 150 200 250 300

Chưa qua đào

tạo

CNKT không

có chứng

chỉ

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Trung cấp chuyên nghiệp

Cao đẳng nghề

Cao đẳng

Đại học trở lên

18-25 26-35 36-45 46-55 56-65 Trên 65

Tiểu kết

Như vậy, ở chương 3, tác giả đã thực hiện mô tả mẫu điều tra thông qua một số tiêu chí liên quan đến doanh nghiệp (như địa phương, loại hình doanh nghiệp hay quy mô doanh nghiệp…) và người tham gia điều tra (giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa và chức vụ).

Chương tiếp theo sẽ tập trung phân tích hồi quy để tìm hiểu tác động của một số nhân tố lên mức lương và quyết định chi trả phúc lợi xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THONG KE UNG DUNG (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)