CHƯƠNG III: LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở XÃ BÌNH THẮNG, BÌNH ĐẠI, BẾN TRE
3.3. Diễn trình lễ hội Nghinh Ông
Ngư dân Bình Thắng tổ chức lễ ra khơi nghinh ông vào dịp 15, 16 và 17 tháng 6 âm lịch hằng năm. Sự kiện này trùng hợp với ngày thành lập Lăng Ông Bình Thắng như một lời nhắc nhở về truyền thống lịch sử, văn hóa của người dân địaa phương. Nhìn chung, lễ hội nghinh ông ở Bình Thắng có thời gian khá dài và được cộng đồng tổ chức với quy mô lớn. Diễn trình của lễ hội này diễn ra theo trình tự: lễ túc yết, nghi thức nghinh ông, lễ tế Tiền hiền Hậu hiền, nghi thức xây chầu đại bội, nghi thức lễ chánh tế.
Trình tự của các nghi lễ này phản ánh được cấu trúc chặt chẽ của một lễ hội nghinh ông
20
của cư dân địa phương. Ở đây, mỗi nghi lễ có một chức năng và ý nghĩa khác nhau, góp phần tạo nên tính đa dạng với nhiều không gian, thời gian thiêng cho lễ hội như Victo Turner nhận xét: “Nghi lễ (ritual), tôi muốn nói, là hành vi được quy định có tính chất nghi thức dành cho những dịp, không liên quan đến các công việc có tính chất kĩ thuật hàng ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào đấng tối cao hay hay các sức mạnh thần bí. Biểu tượng (Symbol) là đơn vị nhỏ nhất của nghi lễ, cái giữ lại nhữung thuộc tính cụ thể của hành vi nghi lễ, nó là đơn vị cơ bản của một cấu trúc cụ thể trong một bối cảnh nghi lễ”. Cụ thể, từng nghi lễ này được diễn ra như sau:
3.3.1. Lễ túc yết
Nghi thức này được tiến hành rất đơn giản. Mọi người dân trong vạn lạch, từ những ngày trước đã góp tiền làm lễ cúng Ông. Đóng góp nhiều hay ít là tùy tấm lòng của từng gia chủ ngư dân mà không bắt buộc, và cũng không có sự phân biệt giữa người có đóng tiền và người không có đóng tiền. Đêm đầu tiên của ngày lễ hội này có một nghi thức không hoàn toàn bắt buộc, tùy theo ban tổ chức. Đó là lễ cầu an. Ông chánh niệm hương và phó niệm hương phải tham gia lễ này. Bắt đầu vào lễ, ông chánh niệm hương quay mặt vào điện thần, khấn vái, xin sự chứng kiến của Nam Hải Ngọc Lân Tôn thần. Ông phó niệm hương đội tờ sớ xin cầu an lên đầu, quì lạy. Tám nhà sư đứng thành hai hàng quì lạy phía sau, sau đó các nhà sư đứng lên, đọc Kinh Nhật Tụng làm lễ cầu an cho vạn lạch. Cuối buổi lễ cầu an, lá sớ được đem đốt.
3.3.2. Nghi thức nghinh Ông
Nghi thức này được tiến hành với sự tham gia đông đảo của tất cả ngư dân trong vạn chài. Đoàn người ra khơi nghinh Ông gồm có ông chanh niệm hương, phó niệm hương, 4 học trò lễ, 4 đào thài (2 đào nam và 2 đào nữ), 8 người mang bát bửu chấp kích, 1 người vác cờ có chữ Nam Hải, 4 nguòi khiêng long đình, 2 người khiên lọng, 1 người vác lá cờ lớn, cùng với phường bát âm. Tất cả những người này khênh long đình, cùng tất cả đồ lễ, từ lăng tiến ra cửa sông để xuống một ghe riêng đã được chọn sẵn, gọi là ghe lễ. Thông thường chiếc ghe được chọn này là ghe của gia chủ song toàn, không vướng mắc gì, làm ăn phát đạt và ghe mang số chẵn. Trên ghe này còn một bàn bày các lễ vật, gồm có một con heo quay, hai đĩa lòng, gan heo (một đĩa sống, một đĩa chín), một đĩa bánh hỏi, cùng hoa quả. Hai bên cạnh con heo quay là 12 chiếc chén (bát) cùng 12 đôi đũa. Sau ghe lễ là ghe chở đoàn múa lân. Đằng sau hai ghe này là tất cả một đoàn ghe hàng trăm chiếc của ngư dân trong vạn lạch. Trên từng chiếc ghe đều có bày đồ lễ như ghe chính. Tất cả cùng tiến ra ngoài biển, để nghinh Ông. Cả ghe lễ, ghe chở đoàn múa lân và các ghe của ngư dân, đều có thả một sợi dây xuống nước, cuối sợi dây là một cái giẻ. Người dân thả trôi chiếc giẻ này trên mặt nước. Khi cả đoàn ghe ra tới chổ giáp nước (nơi nước sông và nước biển gặp nhau), ông chánh niệm hương
21
bắt đầu làm thủ tục để xin sự linh ứng của cá Ông. Cả đoàn ghe hồi hộp để chờ Ông lên vọi. Ngư dân tin rằng, năm nào đoàn ghe ra khơi nghinh Ông, gặp Ông lên vọi là năm đó vạn lạch gặp may mắn, làm ăn phát tài. Trường hợp, Ông không lên vọi, ông chánh niệm hương sẽ xin âm dương. Nếu một trong hai đồng tiền mà ông chánh niệm hương tung lên, roi xuống đĩa, có một đồng sấp, một đồng ngửa, coi như ông Nam Hải đã chứnh minh lòng thành của người dân. Liền ngay đó, ghe lễ thổi tù và vang động một vùng sông và bắt đầu đốt pháo. Tất cả hàng trăm chiếc ghe đi sau ghe lễ, đều đốt pháo.
Sự hứng khởi tột độ của ngư dân đã khiến tất cả các ghe chạy ào ào hỗn độn. Có ghe va chạm vào ghe khác, không sao, người dân chấp nhận sự ồn ào và hỗn độn này. Đòan ghe náo nức quay trở về bến. Đi đầu vẫn là chiếc ghe lễ. Tới bến, người ta khênh long đình, hương án và tất cả các đồ lễ lên bờ, rước về lăng. Tới lăng, người chánh niệm hương, cùng phó niệm hương đã khênh bát hương vừa mang ra khơi nghinh Ông, đặt lên bàn thờ. Sau khi làm các nghi thức an vị, đưa bát hương lên, làm các thủ tục khấn vái, nghi thức nghinh Ông mới chấm dứt. Ngư dân tin rằng ông Nam Hải đã về ngự tại điện thần, chứng cho lòng thành của họ.
3.3.3 Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền
Lễ vật ở nơi thờ cúng Tiền hiền là lễ mặn, như mọi đám giỗ tổ tiên, có 4 mâm xôi (3 mâm xôi trắng, 1 mâm xôi đỏ). Sau một hồi chiêng, một hồi trống và lễ nhạc, ông chánh niệm hươhư, phó niệm hương lau tay, mặt, các bôig tế dâng đĩa nến và hoa.
Sau đó, chánh niệm hương vào khấn vái, dâng thức ăn dâng rượu, Và đọc văn tế Tiền hiền. Ngoài những thủ tục có tính chất “hành chính” như năm tháng cúng, những người tham gia cúng, lễ vật cúng, văn tế Tiền hiền như sau: “Tiền hiền khai khẩn chi linh vị, Hậu hiền khai cơ chi linh vị, tả ban hữu ban chi vị, đẳng thanh tiên linh cập cô hồn đồng lai phối hưởng”.
Viết:
“Cung vị tôn thần khắc kiệm khắc cần nãi văn nãi vũ sanh thành hữu thử tư cơ sáng tạo vi chi sư phụ khai cương trạt lý tài bồi hữu thử qui mô lập ấp chiêu dân chí thành hôn hộ cấu đình kiến miếu lưu hương hỏa bá niên, lý nghĩa an nhơn thọ phong thanh vẹn cổ, tư nhơn đáo lệ viên ưu, diện phí nghi vĩ biểu thành tâm thục thùy bảo hộ chi an khánh dã. Phục duy thượng hưởng”. Dịch là : “Dám xin kính cáo trước vong linh các bậc Tiền hiền khai khẩn đầu tiên, các bậc xây nền tiếp sau, trước linh vị tả ban hữu ban.
Đọc văn tế xong, bồi tế dâng rượu lần hai, dâng trà rồi đốt văn tế.
3.3.4. Nghi thức xây chầu đại bội
Nghi thức xây chầu đại bội là nghi thức không cố định, nghĩa là phụ thuộc vào ban tổ chức có mời đoàn hát bội hay không. Nơi diễn ra hát bội là gian nhà võ ca. Trước khi vào xây chầu, các đào thài lạy trước điện thờ ông Nam Hải. Lễ vật tại ban thờ lúc này là một con lợn trắng đã mổ, cạo sạch lông, quay đầu vê phía bàn thờ Ông, bát huyết,
22
đặt bên cạnh, lá mỡ chài phủ lên đầu con lợn. Người cầm chầu là ông chánh tế. Dân chúng ở trong vạn chài ngồi xem hát bội ở ngay nhà võ ca. Các đào thài hát, múa cho dân chúng xem, cũng với nghĩa, hát múa cho ông Nam Hải vui lòng.
3.3.5. Nghi thức lễ chánh tế
Nghi thức lễ chánh tế được tiến hành vào giữa đêm Mười sáu tháng Sáu Âm lịch, vào lúc giao điểm giữa hai ngày, kết thúc một ngày cũ, bắt đầu một ngày mới. Sau các nghi thức thông thường như củ soát lễ vật, tựu vị, chỉnh y, mở đầu buổi lễ chánh tế, ban tổ chứuc chọn một người có tuổi, có đức độ song toàn, được mọi cư dân trong vạn lạch kính trọng, làm nhiệm vụ khai mõ. Kế đến là nghi thức khai chiêng rồi khai trống. Ba nhạc cụ này đều được đánh theo hồi, theo nhịp đã quy định, khi dứt nhịp trống là dàn nhạc lễ bắt đầu vào nhịp. Phần tế bắt đầu. Ông bồi tế dâng nến, hoa cho ông chánh niệm hương. Ông này giơ mấy nén nhang trong tay lên ngang trán, vừa khấn vái vừa đọc: “Nhất nhơn tư lệ đáo thời thuần, hết hạ sang thu lễ cầu an, kiến an tu trong thôn ấp đều kiến nguyện.
Nhất nguyện hương, Việt Nam củng cố, quốc diệu thới sương phong điều hòa thuận, vạn thọ vô cương.
Nhị nguyện hương binh linh ngũ trưởng, ngũ trù canh mục sĩ nông công thương, bá tánh nghinh tường nhân dân đồng thạnh lợi.
Tam nguyện hương cát kiến ngũ trường thịnh an kỳ nghiệp, Nam Hải chứng minh ô hô, phù trì trong thôn ấp, tịnh tam chúc nguyện”.
Sau đó, ông thắp nhang lên bàn thờ. Theo sau học trò lễ là các đào thài, vừa đi từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ của điện thần vừa hát nhữung câu hát chúc thần. Tiếp theo là nghi thức dâng rượu, vị chanh niệm hương rót rượu ra chén, vừa làm nghi thức vái lạy vừa đọc: “Quỳnh tương tiền dạ ngọc hiến lễ chúc sơ tình thốn tỉnh tư đơn chúc hà linh tấn tước”. Học trò lễ nhận rượu từ tay ông chánh niệm hương, đi lên dâng thần. Các đào thài vừa đi sau học trò lễ, vừa hát chúc thần. Ba lần dâng rượu, đều được tiến hành như trên. Hết tuần rượu thứ nhất, vị chánh tế bắt đầu đọc văn tế ông Nam Hải.
Sau khi đọc văn tế, chánh niệm hương lại dâng tiếp hai tuần rượu. Rồi dâng tuần thịt, cùng lời khấn: “Ẩm tứ phước thiên thu thiên thới, tạ nam hải chứng minh, chứng cho thôn tư nhật khả minh, ngưỡng lại miên trường ẩm phước”. Cùng lúc đó, những người trogng ban khánh tiết, lại bàn bày con lợn tế thần, lật ngửa con lợn, để một lát rồi mang con lợn ra ngoài, xả thịt để dùng sau lễ chánh tế. Nghi thức cuối của việc dâng lễ vật là dâng trà. Người chanh niệm hương dâng trà cùng lời khấn: “Ô kim long phưởng phất thiết thiết điểm trà than, kim cúc ngọc nhờ an tạ”. Sau khi dâng trà, bốn đào thài vái lạy trước bàn thờ Ông. Cuối cùng là nghi thức đốt văn tế. Tất cả ban khánh tiết, học trò lễ, đào thài vái lạy Ông lần cuối. Nghi thức chánh tế kết thúc, đồng thời cũng là kết thúc lễ hội nghinh Ông của người dân vạn lạch.
23
Để sang một bên vài nghi thức lễ bái còn rờm rà với ít tập tục có tính chất mê tín từ xưa còn lưu lại, ta thấy đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân các vùng biển phía phía nam, trong đó hàm chứa niềm khao khát mộc mạc, chân thành của những con người làm nghề trên sóng nước, hàng ngày phải đối diện với một thiên nhiên đầy huyền bí và cũng đầy bất trắc. Trong khoảnh khắc của không khí lễ hội thiêng liêng và thành tín này, ta thấy khoảng cách giữa thần linh và đời sống dân dã dường như không còn nữa.
Tục thờ cúng cá Ông với cội nguồn rất xa xưa, được phủ thêm màu sắc Phật giáo và cả Nho giáo phù hộ với cấu trúc đa nguyên trong tín ngưỡng của người Việt, trong quá trình tồn tại và phát triển đã tiếp thu và tôn vinh một số đạo lí cổ truyền thấm đượm tính nhân văn. Cá voi, một sinh vật có ích đã được nhân cách hóa thành một Đấng cứu nhân độ thế, một sinh vật “hiền” và “thiêng” chuyên giúp con người qua khỏi tai nạn, vì thế được con người biết ơn, tôn sùng không những khi sống mà cả lúc chết. Lễ hội Nghinh Ông hay lễ Cúng cá Ông chính là dịp để thỏa mãn nhu cầu đền ơn, đáp nghĩa theo đạo lí truyền thống. Cốt lõi hiện thực của tục thờ cúng cá Ông, cũng như việc tổ chức lễ hội hàng năm của cư dân ven biển có lẽ cũng là ở chỗ đó.