Lễ hội nghinh ông của cộng đồng ngư dân xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã phản ánh được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và con người ở đây. Thông qua lễ hội, người ta hiểu biết thêm về lịch sử, về mong ước của ngư dân địa phương trong đời sống hiện tại. Đó là sự thể hiện lòng thành kính đến thần Nam Hải để phù hộ cho mỗi chuyến ra khơi được thuận buồm xuôi gió, được độ trì khi sóng to gió lớn và hơn nữa là đời sống ngư nghiệp phát triển.
Qua lễ hội này còn cho thấy được tính cộng đồng cũng như việc giáo dục và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ để lễ hội nghinh ông của ngư dân vùng ven biển xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre còn lưu truyền, giữ gìn được những giá trị truyền thống trong đời sống hôm nay. Một nguyên nhân để lễ hội diễn ra lớn và thành công chính là sự đóng góp công sức, tiền bạc, lễ vật của cộng đồng để trang trải khá nhiều kinh phí (thực phẩm, lễ vật và đoàn hát bội,...). Ngư dân còn gọi đây là hình thức chung
“chung đậu”. Với những chủ ghe làm ăn phát đạt, họ chuẩn bị tạ lễ khá lớn và ủng hộ kinh phí lớn cho lăng để trùng tu, sửa chữa. Ngày nay, Bến Tre có nhiều ghe cá đánh bắt ở ngư trường Cà Mau, Kiên Giang,... Cho nên vào dịp lễ hội này, các ghe quay trở về để cúng tạ, đồng thời còn mời mọc thêm các ghe bạn cùng tham gia, cùng chia sẻ niềm tin và niềm vui của mình. Ban Khánh tiết Lăng Ông Bình Thắng còn duy trì mối quan hệ khá rộng với ban khánh tiết nơi các lăng, đình, miếu trong vùng. Cho nên, ở lễ hội nghinh ông, các ban khánh tiết nơi khác trước đến dâng hương, dâng lễ vật và sau là dự tiệc, tâm tình, trao đổi việc cúng kiếng, tình hình đời sống,... cho nhau. Ẩm thực
24
cho người tham gia trong lễ hội nghinh ông ở đây phản ánh điều kiện tự nhiên của vùng biển như: Mắn tép đu đủ, cá nhúng dấm, cá xào nghệ,... Lễ hội nghinh ông ở đây đã thể hiện được chức năng cố kết không nhữung tròn mà còn ngoài cộng đồng, đồng thời còn thể hiện ý thức văn hóa cộng đồng sâu sắc. Bên cạnh đó, lễ hội này còn là dịp tái hiện và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ. Với người dân ở đây, không phân biệt già trẻ, những ngày lễ hội, là dịp họ chứng kiến, trải nghiệm những nghi lễ văn hóa truyền thống, được các bậc cao niên kể lại những truyền thuyết mang màu sắc linh thiêng của thần Nam Hải, lắng nghe công đức của tiền nhân, nhìn những bộ áo lễ phục truyền thống (áo dài đen, xanh và khăn đống) và cùng tham gia vào việc tổ chức lễ hội,... Vì vậy, điều này sẽ giúp cho thế hệ sau có điều kiện được thực hành, học hỏi và sẽ tiếp nối truyền thống của cha ông họ. Đặc biệt, các thành viên trong ban khánh tiết có nhiều độ tuổi khác nhau để đảm bảo sự kế thừa. Các thành viên có độ tuổi trẻ được thay thế vai trò của người thân để tiếp tục công việc. Họ được phân công vào một vị trí để tham gia và phải có lối sống tốt đẹp, không dính mắt tai tiếng, có tinh thần tự nguyện và nhất là phải lắng nghe ý kiến từ các bậc cao tuổi. Vì thế, đây là những thành viên nòng cốt tiếp tục duy trì việc tổ chức lễ hội trong tương lai.
Để hiểu sâu hơn về hoạt động lễ hội nghinh ông của cư dân xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, cần tiếp cận và phân tích dưới hai góc độ mang tính đối lập nhau là thiêng và tục. Hai yếu tố này là hai mặt đối lập nhưng không thể tách rời và chính nó đã tạo nên tính cân bằng, đáp ứng được nhu cầu tham gia của cộng đồng, làm cho lễ hội trở thành một chỉnh thể thống nhất, bền vững. Trong lễ hội nghinh ông của cộng đồng ngư dân Bình Thắng, hai yếu tố thiêng và tục luôn song hành với nhau. Yếu tố thiêng được diễn ra bên trong lăng với nhiều nghi thức được quy định sẵn, với thành phần rõ ràng gồm các vị chức sắc trong ban khánh tiết điều phối, thực hiện, là thái độ tôn kính, cẩn trọng cùng với việc ăn mặc chỉnh tề theo truyền thống, là không gian hoạt động chính của nam giới. Còn yếu tố tục được thể hiện ở phía ngoài. Người dân đến tham dự còn được thưởng thức sinh hoạt đờn ca tài tử, phát thưởng cho ngư dân có năng suất đánh bắt cao, được ăn uống và tâm tình trao đổi. Người dân còn tổ chức các hoạt động buôn bán tấp nập hai bên đường để ăn uống, mua sắm, thanh niên nam nữ trò chuyện với nhau tạo nên một không khí rộn ràng, nhộn nhịp, chật kín người và hòan toàn khác hẳn không gian bên trong. Thậm chí ngay trong nghi thức ra khơi, nếu chuyến đi là thể hiện yếu tố thiêng (các ghe chạy chậm, bày hương án cúng, cầu nguyện thần Nam Hải,...) thì chuyến về mang yếu tố tục (các ghe chạy đua với nhau, va quẹt, người tham gia vẫy gọi, vui đùa, ăn uống,...). Chính vì vậy, hai yếu tố này đã tạo nên cho lễ hội nghinh ông Bình Thắng sinh động, không nhàm chán, thu hút được nhiều thành phần tham gia.
Lễ hội nghinh ông của ngư dân ven biển Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre nói riêng cũng như nước ta nói chung không nằm ngoài quy luật biến đổi. Chẳng hạn, ở lễ
25
hội nghinh ông Bình Thắng, theo quan sát của Nguyễn Chí Bền cách đây hơn 20 năm:
“Cả ghe lễ, ghe chở đoàn múa lân và các ghe của ngư dân, đều có thả một sợi dây xuống nước, cuối sợi dây là một cái giẻ. Người dân thả trôi chiếc giẻ này trên mặt nước”. Tác gải đã giải thích thêm: “Có lẽ, chính sợi dây buộc mảnh giẻ này là một dạng “hèm” của tục thờ cúng. Nó liên quan đến truyền thuyết cá ông được sinh ra từ tấm lòng của Phật Bà Quan Âm. Nhưng hèm này còn ở dạng khá đơn gỉản , và không có đường dây gắn kết với trò diễn và cũng chỉ tiến hành khi các ghe thuyền khi ra khơi nghinh ông”. Hiện tài thì tục này đã không còn nữa. Phải chăng vì lí do thời gian nên nó dần phai nhạt và không còn nữa? Gần đây, vì lí do xăng dầu tăng cao , trong lễ hội nghinh ông ở Bình Thắng, số lượng ghe thuyền tham gia ra khơi nghinh ông có phần giảm sút hơn trước kia.
Lễ hội nghinh ông ở Bình Thắng còn là tài sản văn hóa, được ngư dân địa phương bảo tồn, phát triển cho đến ngày nay. Vì thể, tỉnh Bến Tre đã có chủ trương kết hợp lễ hội nghinh ông Bình Thắng với việc thu hút khách du lịch trong, ngoài nước đến tham gia. Tuy nhiên, điều này không thành công vì thiếu người thuyết minh hiểu rõ vấn đề, đường sá chật chội và thiếu vệ sinh, không có áo phao cho du khách khi theo thuyền ra khơi,...
Do đó, việc đề ra các giải pháp phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Cá Ông ở Bình Thắng, Bình Đại, Bến Tre là vô cùng cần thiết:
Giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về tín ngưỡng: Cần quán triệt, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, nhất là cán bộ làm công tác văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo về vai trò, giá trị tốt đẹp mà tín ngưỡng thờ Cá Ông mang lại. Chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa nhằm giúp cho quần chúng nhân dân nhận thức được mặt tích cực và mặt tiêu cực của hoạt động tín ngưỡng thờ Cá Ông. Bởi vì, tín ngưỡng, tôn giáo là sản phẩm của con người tạo ra. Tín ngưỡng, tôn giáo biểu hiện “tốt hay xấu” là do người sử dụng mà ra. Thực tế cho thấy, trong lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc, khi tín ngưỡng bị lợi dụng vào mục đích xấu, từ đó con người gắn cho nó là cái xấu, là mê tín dị đoan và kiên quyết loại bỏ nó. Vì vậy, cần nâng cao, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của các cấp về tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức lễ hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: lớp tập huấn, hội nghị phổ biến; tuyên truyền trên tạp chí, báo đài,… Đây là biện pháp có hiệu quả nhất để tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao nhận thức và làm đúng theo quy định của pháp luật.
Giải pháp phát huy giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ Cá Ông: Chính quyền địa phương cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho hoạt động văn hóa - xã hội đang diễn ra tại các lăng, miếu thờ Cá Ông trên địa bàn xã Bình Thắng. Có trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn những giá trị lịch sử tốt đẹp, những tranh, tượng thờ, những hiện vật
26
hiện có… theo quy định của Luật Di sản văn hóa 2001. Khai thác những giá trị truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Cá Ông một cách văn hóa, có hiệu quả, góp phần làm phong phú thêm giá trị của loại hình tín ngưỡng ngư dân ven biển.
Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Cá Ông: Cần đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó, đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đồng bóng, bói toán, xin xăm, xem quẻ... còn gắn liền với tín ngưỡng thờ Cá Ông, do đó để loại bỏ, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan nói trên, cần vận dụng xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, gia đình văn hóa; xây dựng làng, bản, ấp, văn hóa; xây dựng khu phố, khu tập thể văn hóa;
xây dựng các cơ quan, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang... văn hóa.
Mặt khác, phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi người miễn là không làm ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết dân tộc, tính mạng con người, đạo đức xã hội và không trái với quy định của pháp luật. Kiên quyết bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan cũng như góp phần tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng: Cần có quy định cụ thể và thống nhất từ Trung ương đến địa phương, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng. Hiện nay, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng còn chồng chéo giữa các cơ quan chuyên môn. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã có hiệu lực thi hành, nhưng giữa hai lĩnh vực tín ngưỡng và tôn giáo được hai cơ quan khác quản lý nhau là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Bộ Nội vụ. Chính từ vấn đề này đã tạo nên sự bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Giải pháp về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng: Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đã được ban hành nhưng còn bộc lộ nhiều vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, cụ thể Luật Tín ngưỡng, tôn giáo không quy định trình tự, thủ tục thành lập mới cơ sở tín ngưỡng, đất đai cơ sở tín ngưỡng, cho nên một số vấn đề liên quan đến tín ngưỡng ở địa phương còn có khó khăn nhất định.
Giải pháp đối với Ban Quản trị, quản lý cơ sở thờ tự Cá Ông: Ban Quản trị, quản lý các miếu, Ban Tế sự lăng thờ Cá Ông thường xuyên kiểm tra hiện trạng các cơ sở hiện tại đang sử dụng để có kế hoạch bảo tồn, quản lý, gìn giữ những hiện vật, vật phẩm, góp phần trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
27