Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích pleistocen muộn holocen đới bờ khu vực Giao Thủy Hải Hậu, Nam Định (Trang 30 - 34)

Về dân số

Hiện nay thành phốHà Tĩnh có quy mô diện tích 5.655ha với quy mô dân số là 104.037 người với mật độ dân số 1.840 người/km2.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% tổng dân số, trong đó hơn 86%

là lực lượng lao động trong các ngành kinh tế.

Bng 1.8. Hin trng phân bdân cư thành phốHà Tĩnh

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu

(Người)

Phân theo thành thị, nông thôn

Tổng diện tích tự nhiên

(km2)

Mật độ dân số (người/km2) Thành thị Nông thôn

Tổng số 29,375 104,037 72,792 31,245 56.5497 1,840

Phường Trần Phú 2,275 7,894 7,894 - 0.9006 8,765

Phường Nam Hà 2,165 7,590 7,590 - 1.0937 6,940

Phường Bắc Hà 2,882 9,964 9,964 - 0.9734 10,236

Phường Nguyễn Du 1,908 6,691 6,691 - 1.0618 6,302

Phường Tân Giang 2,003 6,863 6,863 - 2.0471 3,353

Phường Đại Nài 1,859 6,229 6,229 - 4.2843 1,454

Phường Hà Huy Tập 1,795 6,513 6,513 - 2.3531 2,768

Phường Thạch Quý 2,372 8,264 8,264 - 6.2595 1,320

Phường Thạch Linh 2,392 8,700 8,700 - 3.3948 2,563

Phường Văn Yên 1,166 4,084 4,084 - 2.6016 1,570

Xã Thạch Trung 2,859 10,498 - 10,498 6.1462 1,708

Xã Thạch Hạ 1,842 6,844 - 6,844 5.5289 1,238

Xã Thạch Môn 902 3,227 - 3,227 7.9721 405

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ

Tổng số nhân khẩu

(Người)

Phân theo thành thị, nông thôn

Tổng diện tích tự nhiên (km2)

Mật độ dân số (người/km2) Thành thị Nông thôn

Xã Thạch Đồng 1,098 3,810 - 3,810 3.3971 1,122

Xã Thạch Hưng 1,104 4,063 - 4,063 4.6704 870

Xã Thạch Bình 753 2,803 - 2,803 3.8651 725

Nguồn: hatinhcity.gov.vn Về cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm của thành phố Hà Tĩnh trên 12%. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt trên 57 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng thương mại – dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản giảm. Trong đó, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ đạt 56,04% tăng so với 42,45% năm 2014 và 34,64% năm 2012; công nghiệp - xây dựng đạt 41,09% tăng so với 37,64% năm 2014 và nông nghiệp - thủy sản là 2,87%

giảm so với 19.91% năm 2014.

1.1.5.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận hướng đến mục tiêu xây dựng thành phốHà Tĩnh phát triển đạt đô thị loại I, có cấu trúc phát triển bền vững, sử dụng đất hiệu quả, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.

Về dân số

Dựbáo đến năm 2020 dân số thành phốHà Tĩnh khoảng 150.000 người (dân số đô thị khoảng 115.000 người chiếm 76%), vùng phụ cận 105.000 người.

Dự báo đến năm 2030 dân số thành phố Hà Tĩnh khoảng 315.000 người (dân số đô thị khoảng 200.000 người chiếm 80%), vùng phụ cận 115.000 người.

Hình 1.3: Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 theo thành phố Hà Tĩnh

Ngun: Điều chnh Quy hoch chung thành phHà Tĩnh và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Về phân vùng phát triển đô thị

Quy hoạch 14 khu vực phát triển chính cho toàn khu vực nghiên cứu. Khu vực phụ cận xác định các hướng phát triển nhằm kết nối hạ tầng, kết nối không gian với các khu vực trong thành phố, đảm bảo tính bền vững cho các khu phát triển. Bao gồm các khu vực: Khu vực bảo tồn, chỉnh trang cải tạo; Khu vực cải tạo xây mới; Khu vực hạn chế phát triển ven sông; Khu đô thị mới phía Tây; Khu nghiên cứu, đào tạo, sản xuất công nghệ cao; Khu du lịch – dịch vụ; Khu kiểm soát đặc biệt; Khu bảo tồn cảnh quan; Khu dân cư nông thôn vùng phụ cận và vùng chưa phát triển đô thị.

Về quy hoạch sử dụng đất

Định hướng quy hoạch sử dụng đất tới năm 2020: Đất xây dựng đô thị TP Hà Tĩnh khoảng 2.796,1ha, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 1.902ha và đất ngoài dân dụng khoảng 894,1ha.

Định hướng quy hoạch sử dụng đất tới năm 2030: Đất xây dựng đô thị TP Hà Tĩnh khoảng 4.116ha bao gồm đất dân dụng khoảng 2.720,3ha và đất ngoài dân dụng khoảng 1.395,7ha.

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật – Chuẩn bị kỹ thuật: San nền và Thoát nước mưa

* San nền:

- Khu vực TP cũ: Việc sna nền các công tình xây dựng mới phải cùng cốt với nền cũ đểđảm bảo cho nước mưa tự chảy, không gây ứđọng ngập úng cục bộ.

- Khu vực xây mới: Cao độ nền xây dựng ≥ +2,5m, ứng với tần suất P = 5%.

Khu công nghiệp ≥ +3,0m (ứng với P = 1%).

* Thoát nước mưa:

- Hướng thoát nước chính: Thoát ra hệ thống sông xung quanh thành phố.

- Hệ thống thoát nước mưa: Sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn trong khu vực xây dựng mới để đảm bảo môi trường đô thị.

- Toàn thành phố thoát nước theo 8 lưu vực chính:

+ Lưu vực 1 gồm phường Bắc Hà, Tân Giang, Nam Hà và một phần phường Nguyễn Du, phường Thạch Quý thoát ra Hào Thành, sông Cụt và tuyến T1 qua hồ điều hòa ra sông Rào Cái.

+ Lưu vực 2 gồm phường Nguyễn Du, phường Trần Phú, xã Thạch Trung, thoát theo kênh T4, hồ điều hòa Thạch Trung qua cống Vạn Hạnh ra sông Cày.

+ Lưu vực 3 gồm phường Đại Nài, phường Văn Yên, Nam Hà, một phần phường Hà Huy Tập thoát theo kênh T2, hồ Bồng Sơn, hồđiều hòa xây mới ở phường Văn Yên ra Đập Cót rồi thoát ra sông Rào Cái.

+ Lưu vực 4 gồm phường Trần Phú, một phần phường Thạch Linh thoát ra kênh T3 qua cống Đập Vịt rồi thoát ra sông Cày.

+ Lưu vực 5 gồm xã Thạch Hạ một phần thoát về kênh T4 thoát ra sông Cày, một phần thoát theo kênh T8 ra sông Rào Cái.

+ Lưu vực 6 gồm phường Thạch Quý, xã Thạch Hưng, xã Thạch Đồng, xã Thạch Môn thoát ra kênh T8, hồ điều hòa Thạch Quý ra sông Rào Cái.

+ Lưu vực 7 gồm một phần phường Thạch Linh, Thạch Đài, một phần phía Tây phường Trần Phú thoát ra sông Cầu Đông.

+ Lưu vực 8 gồm Thạch Tân, một phần phía Tây phường Hà Huy Tập thoát ra sông Cầu Phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích pleistocen muộn holocen đới bờ khu vực Giao Thủy Hải Hậu, Nam Định (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)