Các vấn đề về thoát nước đô thị ở Thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích pleistocen muộn holocen đới bờ khu vực Giao Thủy Hải Hậu, Nam Định (Trang 36 - 40)

Hiện tượng ngập úng TP Hà Tĩnh (thị xã Hà Tĩnh trước đây) đã và đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn. Những năm gần đây, hàng năm đều xảy ra ngập úng sau mỗi trận mưa, có những năm như năm 2016, TP phải đón nhận 4 ÷ 5 lần ngập lụt trong mùa mưa. Một số năm điều tra được về tình hình ngập lụt như sau:

Năm 1999, toàn bộ thịxã Hà Tĩnh bị ngập với độ sâu từ 1 ÷ 2m, trong thời gian từ 2 ÷ 3 ngày. Diện tích ngập từ 30 ÷ 70 ha trên diện tích từ 105 ÷ 146 ha ở các phường Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang và Trần Phú, trong năm ngập từ 2 ÷ 4 lần với thời gian ngập lụt từ 2 ÷ 5 giờ. Độ sâu ngập cao nhất là 0,6m, trung bình ngập từ 0,4

÷ 0,5m. Số người bị ảnh hưởng ước tính là 10.600 người.

Nguyên nhân phần lớn là thiếu hoặc không có đường cống thoát nước, một số nơi có hệ thống thoát nước nhưng không hiệu quả do cốt thấp và cống quá nhỏ.

Từ 2010 – nay, hầu như đều ngập sau mỗi đợt mưa lớn.

Năm 2010, khu vực thành phố Hà Tĩnh ngập 47,4km2 trên tổng diện tích tương đương với ngập 84% diện tích thành phố. Diện tích ngập tập trung

chủ yếu trong mức ngập từ 0,5 ÷ 2,5m. Cụ thể, đối với toàn lưu vực diện tích ngập ứng với các mức độ ngập từ 0,5 ÷ 1m; từ 1 ÷ 1,5 m; từ 1,5 ÷ 2m và từ 2 ÷ 2,5m lần lượt là 90,8 km2, 67 km2, 45,6 km2 và 17,9 km2 lần lượt tương ứng với 33,7%; 24,8%;

16,9% và 6,6% tổng diện tích ngập của lưu vực. Đối với khu vực thành phố diện tích ngập ứng với các mức độ ngập từ 0,5 ÷ 1m; từ 1 ÷ 1,5m; từ 1,5 ÷ 2m và từ 2 ÷ 2,5m lần lượt là 12,6km2, 10,8km2, 11,5km2 và 7,3km2 lần lượt tương ứng với 26,6%;

22,7%; 24,2% và 15,3% tổng diện tích ngập của khu vực thành phố.

Năm 2015, các điểm ngập tháng 4/2015 từ 0,20 ÷ 0,40m, các tuyến đường trung tâm đều bị ngập, các tuyến đường ngập sâu nhất là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Du, Lê Ninh, Hải Thượng Lãn Ông và Nguyễn Thị Minh Khai. Cùng năm đợt mưa tháng 9/2015 gây ngập với độ sâu ngập từ 0,20 ÷ 0,50m với độ sâu ngập lớn nhất ở các tuyến Nguyễn Du, Lê Ninh và Hải Thượng Lãn Ông.

Năm 2016, từ tháng 9 đến cuối tháng 11 có 4 lần ngập. Trận mưa lớn từ ngày 13 - 16/10/2016 đã khiến TP Hà Tĩnh ngập sâu. Một số điểm như: đoạn đường Trần Phú từ ngã ba Phan Đình Phùng đến ngã tư Vũ Quang, đoạn đường phía Tây Bệnh viện Đa khoa tỉnh... chỉ sau 1 giờ mưa lớn đã ngập đến 0,40m, Nguyễn Du, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú… bị ngập sâu gần 1m.

Ngã tư Hải Thượng Lãn Ông – Nguyễn Công Trứ Đường Nguyễn Du (16/07/2018)

Hình 1.4: Tình trạng ngập tại các tuyến đường thành phố Hà Tĩnh

Hình 1.5: Tình trạng ứ tắc tại hố ga do xả rác 1.2.2.2 Các giải pháp cho thoát nước thành phố Hà Tĩnh

Tình trạng ngập úng diễn tại TP Hà Tĩnh nguyên nhân chính là do mưa lớn kèm theo hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, việc đấu nối giữa hệ thống mới và cũ chưa đồng bộ, các hồ điều hòa chưa phát huy hiệu quả. Hệ thống thoát nước chỉ mới bảo

phủ được 57% khu vực thành phố, hoạt động yếu kém do không được duy tu và quá tải do tốc độ đô thị hóa quá nhanh.

Một trong những nguyên nhân không nhỏ gây ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh là ở ý thức của người dân. Việc tự ý xây dựng, cơi nới nhà cửa lên mương thoát nước; xả rác vô tư của người dân cũng vô tình bịt những lỗ thoát nước trên các tuyến đường. Trong quá trình xây dựng, vận chuyển các vật liệu như cát sỏi gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nước cũng như làm tăng độ nhám của hệ thống. Đặc biệt, một số hộ còn xả rác bừa bãi ra đường dẫn đến bít đường ống làm cho tình trạng tiêu thoát nước khó khăn.

TP đã có nhiều chủ trương chính sách để giải quyết vấn đề ngập lụt thường xuyên, hàng năm. Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, khảo sát các cống thoát nước trên địa bàn, chủ động trong công tác khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố trước mùa mưa lũ. UBND TP Hà Tĩnh đã xây dựng báo cáo trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh là đơn vịđược giao quản lý vận hành hệ thống thoát nước của Thành phố, đề xuất giải pháp khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn.

Bên cạnh việc tăng cường biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cho thoát nước TP Hà Tĩnh còn cần phát triển các công cụ và mô hình để giải bài toán ngập lụt cho TP. Đã có khá nhiều dự án đã được triển khai để giải quyết nhiều mặt liên quan đến vấn đề ngập lụt TP Hà Tĩnh.

Về cơ sở hạ tầng, tại TP Hà Tĩnh đã thực hiện dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (2003). Dự án nâng cấp hệ thống thoát nước, vệ sinh và quản lý chất thải rắn tại TP, thị xã là những nơi mà hệ thống hạ tầng đô thịchưa đầy đủđang gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe và hạn chế sự phát triển kinh tế và xã hội.

Về biện pháp kỹ thuật Tư vấn kỹ thuật về mô hình thủy văn/thủy lực lưu vực sông Rào Cái và mô hình thoát nước thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh do GS.TS Trần

Đình Hòa, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam làm chủ nhiệm dự án. Với mục tiêu đề xuất các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lũ lụt trong và xung quanh TP Hà Tĩnh cho thời điểm hiện tại và tương lai, đề xuất các giải pháp lập kế hoạch hiệu quả khác nhau để nâng cao khảnăng tiêu thoát nước và hệ thống thoát nước đô thị bền vững. Kết quả dự án đã thực hiện được mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học, đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Tuy nhiên, các nhóm mô hình được đánh giá vẫn còn rời rạc, chưa có tính liên kết.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu địa tầng phân tập trầm tích pleistocen muộn holocen đới bờ khu vực Giao Thủy Hải Hậu, Nam Định (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)