TÌM HIỂU CÁCH TẠO CÁC SYMBOL

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế Macromedia Flash 8 (Trang 34 - 38)

CƠ BẢN TRONG FLASH

BÀI 8 TÌM HIỂU CÁCH TẠO CÁC SYMBOL

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tạo ra một symbol (biểu tượng), đây là loại đối tượng thường xyên được sử dụng trong Flash.

Symbol gồm 3 loại: button (nút), movieClip (đoạn phim), graphic (hình ảnh). Chúng được tạo ra và đặt trong panel Library. Để tạo ra một Symbol, bạn có thể làm theo các cách sau:

- Cách 1: Vào Menu, chọn Insert > new Symbol (phím tắt Crt + F8).

- Cách 2: Mở panel Library, chọn New Symbol ở góc trái bên dưới của panel.

- Cách 3: click chuột phải chọn 1 đối tượng rồi Convert to symbol… (chuyển thành symbol).

Chọn loại Symbol mà bạn muốn, đặt tên chọ nó rồi OK là bạn đã tạo được một symbol cho mình. Chế độ Registration chỉ có khi bạn làm theo cách 3, nó giúp bạn cài đặt vị trí của

vật trên vùng thiết kế phụ của Symbol (ta sẽ đề cập ngay sau đây).

Tiếp tục với việc tạo ra các loại Symbol. Sau khi OK để tạo ra một Symbol Graphic, bạn sẽ nhận được 1 cửa sổ, đó chính là vùng thiết kế phụ của Symbol.

- 35 -

Nhìn lên thanh điều khiển Screne bạn sẽ thấy ta đang đứng trên một Symbol Graphic tên

hv_gpc, bạn có thể thiết kế mọi thứ trong vùng này kể cả các chuyển động, các chuyển động

này sẽ dừng lại khi bạn dừng chạy khung hình của đoạn phim Flash.

Để kết thúc và trở lại Scene chính, bạn click vào Scene hay Mũi tên màu xanh.

Để quay lại chỉnh sửa, bạn có thể làm theo 2 cách:

- Double-click vào Symbol đó trong panel Library (hay click chuột phải, chọn Edit)

- Double-click vào chính Symbol đó trên vùng thiết kế (hay click chuột phải,chọn Edit in Place).

Với cách 2, bạn có thể chỉnh sửa đối tượng tại chổ đồng thời có thể so sánh với các đối tượng khác trong vùng thiết kế chính.

Vậy vấn đề là tại sao ta phải tạo ra Symbol Graphic? Để giải quyết vấn đề ta sẽ so sánh giữa một đối tượng chỉ được Group thông thường và một đối tượng Graphic.

- Khi được chọn thì Graphic sẽ có một tâm hình tròn có dấu thập, đó chính là tâm của vùng thiết kế phụ, còn Group (đối tượng được Group) thì không.

- Khi chỉnh sửa, nếu bạn có nhiều phiên bản Graphic giống nhau thì chỉ cần sửa 1 phiên bản, tất cả những cái còn lại sẽ tự động được sửa. Còn với Group thì bạn phải sửa từng phiên bản.

- Khi thay đổi tỉ lệ thì Graphic sẽ thay đổi độ dày của đường viền theo đúng tỉ lệ, còn Group

sẽ vẫn giữ nguyên độ dày của đường viền gốc.

Đối với nhưng sản phẩm có nhiều đối tượng giống nhau, như bản tuần hoàn nguyên tố hóa học, thì tôi khuyên bạn nên sử dụng Graphic.

Tương tự như Symbol Graphic, bạn cũng có thể tạo ra Symbol MovieClip (MC).

Các đặc tính của nó gần giống như Graphic nhưng đoạn phim mà nó tạo ra sẽ luôn luôn chạy kể cả khi bạn dừng khung hình của đoạn phim Flash (điều này có vẻ bất tiện hơn Graphic).

Tuy nhiên, MC rất tối ưu trong việc lồng ghép các chuyển động, tức là tạo ra nhiều hơn 1 một hoạt động cho một đối tượng nào đó. Ví như bạn muốn bánh xe vừa tịnh tiến vừa lăn (bài Tạo chuyển động) đồng thời đổi màu thì chỉ cần làm một MC bánh xe đổi màu (bài Tạo biến hình), sau đó vào vùng thiết kế chính kéo MC ra và cho nó chuyển động. Ngoài ra, các mã lệnh Actions chỉ có thể điều khiển MC chứ không thể điều khiển Graphic, nó giúp bạn tương tác lên đối tượng trong đoạn phim Flash do đó người ta thường sử dụng MC để tạo các đối tượng hay đoạn phim.

Bạn có thể tạo 1 một MC đơn giản là chuyển động ngang của một hình vuông từ A đến

B rồi về A. Sau đó ra ngoài vùng thiết kế chính và tạo chuyển động từ trên xuống cho MC này rồi Ctrl + Enter để thử.

Tiếp theo là Button (Nút), đây cũng là một cầu nối của đoạn phim, giúp bạn tương tác với

các đối tượng trong Flash. Một nút thì gồm 3 trạng thái :

- Up : xuất hiện khi chuột của bạn không nằm trên nút đó.

- Over : xuất hiện khi chuột của bạn đang nằm trên nút đó nhưng chưa nhấn.

- 37 -

- Down : xuất khi chuột của bạn đang nhấn trên nút đó nhưng chưa thả chuột.

Ngoài ra bạn có thể thấy còn có Hit, đó không phải làm một trạng thái mà là nơi bạn sẽ tạo ra vùng tương tác, tức là khi chuột nằm trên vùng tương tác này thì đã được xem như Over

và bạn đã có thể tương tác lên nút đó. Vùng này không hiển thị khi nút xuất hiện.

Bạn có thể tạo ra một nút đơn giản như sau:

- Nhấn vào Up, click chuột phải, chọn Insert Blank Keyframe để tạo frame trắng. Dùng Text, viết chữ UP.

- Nhấn vào Over, click chuột phải, chọn Insert Blank Keyframe để tạo frame trắng. Dùng Text, viết chữ OVER.

- Nhấn vào Down, click chuột phải, chọn Insert Blank Keyframe để tạo frame trắng. Dùng Text, viết chữ DOWN.

- Nhấn vào Hit, click chuột phải, chọn Insert Blank Keyframe để tạo frame trắng rồi

vẽ một hình vuông lớn hơn các chữ trên.

Ctrl+Enter và tương tác thử với nút vừa tạo xem.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lồng ghép các MC vào để làm cho nút thêm đặc biệt, hoặc bạn

có thể lấy các nút có sẵn trong chương trình bằng cách vào Window> Common Libraries

>Button, có rất nhiều mẫu rất đẹp.

Sao chép một Symbol.

Chẳng hạn như khi bạn có một Symbol màu xanh, bạn muốn có 1 cái màu đỏ mà lại không muốn làm lại từ đầu cũng như mất cái màu xanh, bạn chỉ cần click chuột phải vào nó trong panel Library, chọn Duplicate, đặt tên mới và thoải mài chỉnh sửa mà không sợ ảnh hưởng. Hộp thoại Duplicate Symbol

Một phần của tài liệu Bài giảng Thiết kế Macromedia Flash 8 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)