IV. Sử dụng hàm trong Excel
4. Một số nhóm hàm thông dụng
4.1. Nhóm hàm số
4.1.1. Hàm ABS
- Công dụng: Trả về giá trị tuyệt đối của một số
- Dạng tổng quát: ABS(number)
Trong đó number có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số.
- Ví dụ: Ô A1 có công thức =1+ABS(-3) thì giá trị trong ô là 4
4.1.2. Hàm INT
- Công dụng: Trả về phần nguyên của một số
- Dạng tổng quát: INT(number)
Trong đó number có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số.
- Ví dụ: Ô A1 có công thức = INT(2.4) thì giá trị trong ô là 2
4.1.3. Hàm MOD
- Công dụng: Trả về phần d- của một phép chia
- Dạng tổng quát: MOD(number,divisor)
Trong đó number là số bị chia, divisor là số chia; number và divisor có thể
là địa chỉ ô chứa giá trị số
- Ví dụ: Ô A1 có công thức =MOD(10,3) thì giá trị trong ô là 1.
4.1.4 Hàm ROUND
- Công dụng: Trả về giá trị làm tròn của một số
- Dạng tổng quát: ROUND(number,n)
Trong đó number có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số; n là một số nguyên d-ơng chỉ định vị trí làm tròn: Nếu n>0 làm tròn đến phần thập phân, nếu n≤0 làm tròn phần nguyên.
- VÝ dô:
ROUND(123.341,2) cho kết quả là 123.34 ROUND(123.341,-2) cho kết quả là 100
4.1.5. Hàm SQRT
- Công dụng: Trả về căn bậc hai của một số
- Dạng tổng quát: SQRT(number)
Trong đó number có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số.
- Ví dụ: SQRT(16) cho kết quả là 4.
4.2. Nhóm hàm thống kê
4.2.1. Hàm SUM
- Công dụng: Tính tổng các giá trị số trong vùng giới hạn
- Dạng tổng quát: SUM(number1,number2, …)
Trong đó number1, number2, ... có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số, đị chỉ vùng chứa dữ liệu số.
- Ví dụ: =SUM(A1:A5): Tính tổng các số trong vùng từ A1 đến A5.
4.2.2. Hàm AVERAGE
- Công dụng: Tính trung bình cộng của các số trong vùng giới hạn.
- Dạng tổng quát: AVERAGE(number1,number2, …)
Trong đó number1, number2, ... có thể là Giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị
số, địa chỉ vùng chứa dữ liệu số.
- Ví dụ: =AVERAGE(A1:A4): Tính trung bình cộng phong vùng từ A1
đến A4.
4.2.3. Hàm COUNT
- Công dụng: Đếm số ô chứa giá trị số trong vùng giới hạn
- Dạng tổng quát: COUNT(value1,value2, …)
Trong đó value1, value2, ... có thể là địa chỉ ô hoặc vùng
- Ví dụ: Trong các ô B1, B2, B3, B4 lần l-ợt có các giá trị 12, CĐKT, 56, 4 thì: =COUNT(B1:B4) cho kết quả là 3
4.2.4. Hàm MAX
- Công dụng: Cho giá trị lớn nhất của các số trong vùng giới hạn
- Dạng tổng quát: MAX(number1,number2, …)
Trong đó number1, number2, ... có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số, địa chỉ vùng chứa dữ liệu số.
- Ví dụ: Trong các ô B1, B2, B3, B4 lần l-ợt có giá trị là 12, 5, 56, 4 thì:
=MAX(B1:B4) cho kết quả là 56.
4.2.5. Hàm MIN
- Công dụng: Cho giá trị nhỏ nhất của các số trong vùng giới hạn
- Dạng tổng quát: MIN(number1,number2, …)
Trong đó number1, number2, ... có thể là giá trị số, địa chỉ ô chứa giá trị số, địa chỉ vùng chứa dữ liệu số.
- Ví dụ: Trong các ô B1, B2, B3, B4 lần l-ợt có giá trị là 12, 5, 56, 4 thì:
=MIN(B1:B4) cho kết quả là 4.
4.3. Nhóm hàm ký tự
4.3.1. Hàm LEN
- Công dụng: Cho biết độ dài của dữ liệu trong ô
- Dạng tổng quát: LEN(text)
Trong đó text là dữ liệu số, ký tự hoặc địa chỉ ô chứa dữ liệu.
- Ví dụ: LEN("Thái Nguyên") cho kết quả là 11.
4.3.2. Hàm LEFT
- Công dụng: Cho giá trị là chuỗi con của chuỗi text đ-ợc tính từ trái sang phải n ký tự.
- Dạng tổng quát: LEFT(text,n)
Trong đó:
text: Dữ liệu số, ký tự hoặc địa chỉ ô chứa dữ liệu.
n: Số ký tự của chuỗi con.
- Ví dụ: LEFT("Hà Tây",2) cho kết quả là: Hà
4.3.3. Hàm RIGHT
- Công dụng: Cho giá trị là chuỗi con của chuỗi text đ-ợc tính từ phải sang trái n ký tự.
- Dạng tổng quát: RIGHT(text,n)
Trong đó:
text: Dữ liệu số, ký tự hoặc địa chỉ ô chứa dữ liệu.
n: Số ký tự của chuỗi con.
- Ví dụ: RIGHT("Hà Tây",3) cho kết quả là: Tây
4.3.4. Hàm UPPER, LOWER, PROPER
- Công dụng
+ UPPER: Chuyển các ký tự trong chuỗi sang dạng chữ in hoa
+ LOWER: Chuyển các ký tự trong chuỗi sang dạng chữ th-ờng
+ PROPER: Chuyển các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi sang dạng chữ in hoa
- Dạng tổng quát:
UPPER(text) LOWER(text) PROPER(text) Trong đó: text: Dữ liệu số, ký tự hoặc địa chỉ ô chứa dữ liệu.
- Ví dụ: UPPER("hello") cho kết quả là HELLO
LOWER("Hello") cho kết quả là hello PROPER("hello world") cho kết quả là Hello World.
4.4. Nhóm hàm ngày tháng
4.4.1. Hàm DATE
- Công dụng: Trả về dạng ngày tháng từ chuỗi giá trị số
- Dạng tổng quát: DATE(y,m,d)
Trong đó: y: Giá trị số của năm
m: Giá trị số của tháng d: Giá trị số của ngày
- Ví dụ: DATE(2006,12,25) cho kết quả là 12/25/06 (nếu định dạng hiển thị ngày là mm/dd/yy).
4.4.2. Hàm NOW
- Công dụng: Trả về giá trị số t-ơng ứng với ngày giờ hiện thời của hệ thống
- Dạng tổng quát: NOW()
- Ví dụ: Ngày hiện thời của hệ thống là: Ngày 15 tháng 7 năm 2006 và giờ hiện thời của hệ thống là: 9h00 thì:
NOW() cho kết quả là 07/15/06 9:00
4.5. Nhóm hàm logic
4.5.1. Hàm AND
- Dạng tổng quát: AND(logical1,logical2, …)
Trong đó: logical1, logical2, … là các biểu thức logic
- Công dụng: Hàm cho giá trị đúng (TRUE) khi mọi biểu thức logic đều nhận giá trị đúng. Hàm cho giá trị sai (FALSE) nếu có ít nhất một trong các biểu thức logic nhận giá trị sai.
- Ví dụ: AND(3>2,2>1) cho kết quả là TRUE
AND(3>2,2<1) cho kết quả là FALSE.
4.5.2. Hàm OR
- Dạng tổng quát: OR(logical1,logical2, …)
Trong đó: logical1, logical2, … là các biểu thức logic
- Công dụng: Hàm cho giá trị đúng (TRUE) nếu có ít nhất một trong các biểu thức logic nhận giá trị đúng. Hàm cho giá trị sai (FALSE) khi mọi biểu thức logic đều nhận giá trị sai.
- Ví dụ: OR(3>2,2<1) cho kết quả là TRUE
OR(3<2,2<1) cho kết quả là FALSE.
4.5.3. Hàm NOT
- Dạng tổng quát: NOT(logical)
Trong đó: logical là biểu thức logic
- Công dụng: Hàm cho giá trị phủ định (NOT) của biểu thức logic (hàm cho giá trị FALSE nếu biểu thức logic có giá trị TRUE và ng-ợc lại)
- Ví dụ: NOT(3>2) cho kết quả là FALSE
NOT(2<1) cho kết quả là TRUE
4.5.4. Hàm IF
- Dạng tổng quát: IF(logical_test,value_if_true,value_if_ false)
Trong đó: logical_test: Biểu thức logic
value_if_true: Biểu thức nghiệm đúng value_if_false: Biểu thức nghiệm sai value_if_true, value_if_false cũng có thể là những hằng trị, biểu thức (chuỗi, số, logic) và cũng có thể là một hàm IF khác.
- Công dụng: Hàm IF cho kết quả tuỳ thuộc vào giá trị của biểu thức logic + Nếu biểu thức logic nhận giá trị TRUE: Hàm trả về kết quả là giá trị value_if_true.
+ Nếu biểu thức logic nhận giá trị FALSE: Hàm trả về kết quả là giá trị value_if_false.
- Ví dụ: IF(3>2,50,100) trả về kết quả là 50
4.6. Nhóm hàm tìm kiếm
4.6.1. Hàm VLOOKUP
- Dạng tổng quát: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index,range_lookup)
- Trong đó:
+ lookup_value: Giá trị tìm kiếm
+ table_array: Bảng tham chiếu giá trị hay còn gọi là bảng tìm kiếm giá trị + col_index: Cột tham chiếu là cột chỉ định giá trị kết quả. Giá trị của cột tham chiếu trong hàm Vlookup là thứ tự của cột (tính từ trái sang phải) trong bảng tham chiếu, cột đầu tiên của bảng tham chiếu là cột 1.
+ range_lookup: Cách dò tìm quy -ớc là số 0 hoặc số 1 (ngầm định là 1)
Nếu cách dò tìm là 1: Danh sách ở cột 1 của bảng tham chiếu phải xếp theo thứ tự tăng dần.
Nếu cách dò tìm là 0: Danh sách ở cột 1 của bảng tham chiếu không phải xếp theo thứ tự.
- Công dụng: Hàm Vlookup dò tìm giá trị ở cột 1 của bảng tham chiếu, tham chiếu giá trị t-ơng ứng ở cột tham chiếu.
- Ví dụ: Có bảng tổng hợp bán hàng nh- bảng trên
Yêu cầu: Dùng hàm Vlookup điền giá cho từng mã hàng căn cứ vào dữ liệu
ở bảng tham chiếu.
+ Với yêu cầu trên, thực hiện việc gõ công thức sau vào ô E9:
=Vlookup(D9,$A$3:$B$5,2,0). Thực hiện công thức sẽ đ-ợc kết quả bằng
200000, sau đó copy công thức cho các ô còn lại cần tính.
4.6.2. Hàm HLOOKUP
Mọi nguyên tắc hoạt động của hàm HLOOKUP này giống nh- hàm VLOOKUP. Hàm HLOOKUP dò tìm giá trị ở dòng trên cùng (dòng 1) của bảng tham chiếu, tham chiếu giá trị t-ơng ứng ở dòng tham chiếu.