Phần mềm Multisim và vận dụng trong dạy học môn Công nghệ lớp 12

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (Trang 168 - 177)

2.2.1. Tng quan v Multisim

Phần mềm Multisim được xây dựng bởi công ty Interactive Image Technologies, phần mềm được viết dựa trên lí thuyết về mô phỏng, lí thuyết mạch

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

và mối liên hệ giữa các mô hình vật lí của các mạch điện - điện tử với các quan

hệ toán học của các phần tử trong mạch điện [1].

Giao diện của Multisim được thiết kế theo chuẩn chung của các ứng dụng trên

hệ điều hành Window. Bắt đầu với Multisim màn hình khởi động có giao diện như hình 2.1.

Hình 2.1

Giao diện sử dụng của Multisim có các phần tử cơ bản sau:

* Menu: Gồm các cửa sổ ứng dụng, ở đó ta có thể tìm thấy tất cả các lệnh

để điều khiển hoạt động của chương trình. Hình 2.2.

Hình 2.2

* Thư viện các linh kiện: Nơi chứa tất cả các họ linh kiện điện, điện tử

như Tranzito, nguồn điện, điện trở, các loại IC thông dụng, các công cụ hiển thị....Các linh kiện này được ký hiệu dưới dạng các mô hình nguyên lí hoặc các

mô hình 3D. Hình 2.3.

Hình 2.3.

Thư

vin các linh

kin

Menu

Cửa sổ làm

việc của Multisim

Các công c

đo ( Mô

phng) Công tc

mô phng

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

* Cửa sổ làm việc: Là nơi người dùng sử dụng để đặt các linh kiện thiết

kế.

* Các công cụ đo: Là nơi chứa các công cụ đo (Đồng hồ vạn năng, máy

dao động ký, ...), công cụ phân tích (máy phân tích tần số, phân tích phổ...), các công cụ phát dao động, các bộ chuyển đổi lôgíc... để mô phỏng hoạt động của mạch và có thể xem kết quả mô phỏng trên đó. Hình 2.4.

Hình 2.4.

* Công tắc mô phỏng: Dùng để thực hiện quá trình mô phỏng trên mạch thiết kế.

2.2.2. Vận dụng, khai thác các chức năng của phần mềm Multisim trong dạy học môn Công nghệ lớp 12

- Chức năng thiết kế các mạch điện, điện tử.

Multisim cho phép người dùng trong việc lựa chọn các linh kiện trong hộp thư viện các linh kiện của phần mềm một cách nhanh nhất. Các linh kiện được lựa chọn trong thiết kế mạch được người sử dụng có thể thay đổi được thông số theo yêu cầu hoặc có thể thay đổi vị trí, chiều của linh kiện cho phù hợp với mạch. Với chức năng này giáo viên có thể tiết kiệm nhiều thời gian ở trên lớp để vẽ lại các mạch điện, điện tử đặc biệt là các mạch phức tạp. Ví dụ về vẽ mạch điện nguồn 1 chiều (Chương 2, Bài 7. Khái niệm về mạch điện tử-Nguồn một chiều). Hình 2.5

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

Hình 2.5.

- Chức năng tính toán các thông số, các giá trị trong mạch điện tử.

Ngoài chức năng hiển thị dạng tín hiệu, các công cụ trong Multisim còn khả năng hiển thị về mặt định lượng của các đại lượng vật lý trong mạch điện, điện tử dưới dạng đồ thị hoặc các thông số cụ thể một cách chính xác với sai số nhỏ nhất. Các công cụ này tuy là các công cụ ảo nhưng việc thực hiện để đánh giá các đại lượng vật lí trong mạch thì lại hoàn toàn chính xác bởi vì việc xây dựng các công cụ này dựa trên cơ sở khoa học về các mô tả, quan hệ toán học, quan hệ vật lí của các đại lượng trong từng linh kiện, từng mạch cơ bản đến các mạch phức tạp.

Ví dụ: Mô phỏng dạng tín hiệu vào, ra của một mạch khuếch đại và thực hiện tính toán hệ số khuếch đại trên đồ thị. Hình 2.6

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

Hình 2.6

- Chức năng mô phỏng, trực quan hoá các quá trình trong mạchđiện, điện

tử

Một trong những khó khăn thường gặp khi dạy và học kỹ thuật nói chung

và kỹ thuật điện tử nói riêng là việc giải thích, mô tả các quá trình hoạt động của mạch điện tử. Các quá trình này khi mô tả trong nội dung của sách giáo khoa, các

tài liệu còn chung chung, chưa có tính trực quan, do đó việc tiếp nhận kiến thức còn gặp nhiều khó khăn đối với người học. Tuy nhiên đối với Multisim, để giải quyết các vấn đề trên hoàn toàn có thể thực hiện được bởi các tiện ích của các công cụ trong phần mềmvới các chức năng cơ bản sau:

- Mô tả được các đại lượng điện trong linh kiện hay mạch điện tử bằng các phương trình toán học và có khả năng kết xuất ra dưới dạng đồ thị biểu diễn độ lớn, chu kì... theo thời gian.

- Các điều khiển trong các công cụ mô phỏng có thể làm chậm lại hoặc nhanh hơn các quá trình trong mạch điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát, phân tích, khảo sát (điều này trong thực tế sẽ khó hoặc không thể thực hiện

được).

Ví dụ mô phỏng chậm tín hiệu của mạch điện ba pha. Hình 2.7.

Hình 2.7

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

- Các điều khiển trong các công cụ mô phỏng có thể làm tăng, giảm biên

độ tần số của tín hiệu khi các đại lượng này quá nhỏ hoặc quá lớn.

- Các mô phỏng này đảm bảo được độ chính xác, khoa học về tính chất mô phỏng (hoàn toàn tương tự như khi nghiên cứu đối tượng thực).

Ví dụ . Mô phỏng trong dạy học nội dung “Khuếch đại công suất ”

(Chương 4.Một số thiết bị điện tử dân dung. Bài 18-Máy tăng âm).

* Mô phỏng dạng tín hiệu ra sau Tranzito (Một nửa chu kỳ). Hình 2.8.

Hình 2.8

* Mô phỏng về sự kết hợp hai Tranzito trong quá trình khuếch đại cả tín hiệu (Cả chu kỳ). Hình 2.9.

Hình 2.9

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

Ngoài ra, không chỉ vận dụng các chức năng trên của Multisim vào các bài dạy lí thuyết mà Multisim còn có thể khai khác vào dạy các bài thực hành, giải bài tập có thể đạt được hiệu quả cao nếu giáo viên biết khai thác hợp lí và sáng tạo.

3. KẾT LUẬN.

Việc sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt là các phương tiện dạy học

hiện đại hiện nay là hết sức cần thiết. Với việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào trong dạy học một cách đúng đắn sẽ góp phần tích cực

nâng cao chất lượng của giờ học, kích thích hứng thú học tập của học sinh và tạo điều kiện đểgiáo viên đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực. Trên cơ

sở nghiên cứu phương pháp dạy học với mô phỏng, các ứng dụng của phần mềm Multisim, nội dung của chương trình môn Công nghệ lớp 12 và qua thực tế vận

dụng vào giảng dạy một số học phần ở trường Đại học Hoa Lư, nhóm tác giả

khẳng định việc khai thác, vận dụng các chức năng của phần mềm vào hỗ trợ quá

trình dạy và học môn Công nghệ lớp 12 ở phổ thông hoàn toàn có có tính khả thi

và đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Hữu Danh –Bài Giảng mô phỏng mạch điện-Điện tử với Multisim. Đại

học Cần Thơ 2008.

[2]. Trần Thị Thu Hà – Vẽ và mô phỏng mạch điện với Multisim. NXB Thống kê-2004.

[3]. Lê Thanh Nhu – Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn kỹ thuât công nghiệp ởtrường Trung học phổ thông. Luận án tiến sỹ. ĐHSP Hà nội 2001.

[4]. Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng. Bài giảng Phương tiện dạy học kỹ thuật. ĐHSP Hà Nội 2004.

[5]. Chương trình, Sách giáo khoa Môn Công nghệ lớp 12 hiện hành.

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

ỨNG DỤNG CLASSDOJO TRONG QUẢN LÝ LỚP HỌC

ThS. BÙI THỊ TUYẾT

Giảng viên Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

TÓM TẮT

ClassDojo là một phần mềm quản lý lớp học sở hữu nhiều tính

năng hữu ích, giúp giáo dục thái độ, hành vi cho học sinh cũng như

nâng cao khảnăng giao tiếp hiệu quả giữa học sinh với phụ huynh.

Ở Mỹ cứ hai lớp học thì có một lớp sử dụng ClassDojo, với khả

năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, các bậc phụ

huynh Việt Nam có nhiều đánh giá tốt khi sử dụng. Bài viết này

trình bày về cách thức tổ chức lớp học cũng như cách sử dụng phần

mềm ClassDojo.

1. MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, công tác quản lý lớp học là vấn đề vô cùng quan

trọng và cần thiết trong quản lý giáo dục. Với thực tế xã hội phát triển, nhiều

cám dỗnhư hiện nay, thì việc quản lý giáo dục học sinh là một công việc vô cùng vất vả và phức tạp. Thực tế đòi hỏi người giáo viên cần sâu sát, tỉ mỉ chu đáo hơn trong công tác quản lý học sinh của mình. Vì vậy có rất nhiều các phần mềm được xây dựng giúp cho công tác chủ nhiệm trở nên nhàn hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn và có sự cập nhật nhanh chóng hơn. Một

trong những số đó là Classdojo, Teams, Facebook group, Zalo group, Line, Skype…

ClassDojo được ra đời 2011, hiện nay 95% các trường K-8 ở Hoa Kỳ

sử dụng phần mềm này và được sử dụng hơn 180 quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy ClassDojo đã nhận được rất nhiều giải thưởng: sáng tạo giáo

---

KỶ YẾU HỘI THẢO –TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

dục năm 2011, 2012; Đơn vị giáo dục khởi nghiệp tốt nhất năm 2015; Sáng

tạo thiết kế 2016[4]...Và ClassDojo là một trong những phần mềm quản lý

lớp học được đánh giá tốt nhất hiện nay.

2. NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (Trang 168 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)