Mẫu trình bày báo cáo

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản Nghề Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) (Trang 138 - 142)

Chương 3: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY QUYẾT ĐỊNH, BIÊN BẢN, TỜ TRÌNH, BÁO CÁO, CÔNG VĂN HÀNH CHÍNH

4.5 Mẫu trình bày báo cáo

133

Mẫu báo cáo công tác.

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN (1)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /…(3)…-….(4)... …. (5)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

BÁO CÁO

Về việc………(6)………

Phần mở đầu:

- Nêu đặc điểm tình hình.

- Nêu nhiệm vụ được giao

- Nêu những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng chi phối kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phần nội dung:

- Kiểm điểm những việc đã làm được và những tồn tại (nêu cụ thể).

- Đánh día kết quả (cụ thể bẳng …% so với chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao).

- Nêu nguyên nhân

Phần kết thúc:

- Nêu mục tiêu, nhiệm vụ sắp tới.

- Nêu biện pháp thực hiện.

- Nêu những kiến nghị, đề xuất với cấp trên hay với cơ quan chức năng.

Nơi nhận:

- …..…;

- ……..;

- Lưu: VT, …. (8) A.XX (9)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(7)

(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có).

134

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản.

(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(5) Địa danh

(6) Trích yếu nội dung văn bản.

(7) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt

“TM” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban thưởng vụ, TM. HỘi đồng…); trường hợp cấp phó được giao

ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 mục II của Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP.

(8) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(9) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

135

Mẫu báo cáo tổng kết năm của một cơ quan, đơn vị.

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN (1)

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /…(3)…-….(4)... …. (5)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

BÁO CÁO

Về việc tổng kết công tác năm 20…

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

- Nêu những nhiệm vụ kế hoạch chính được đề ra phải thực hiện trong năm trên

cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Nêu những khó khăn, thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong năm (chỉ nêu những khó khăn, thuận lợi chi phối thực hiện nhiệm vụ công tác

đã đề ra).

II. NỘI DUNG BÁO CÁO.

1. Kiểm điểm những công việc đã làm được.

a) Thống kê những công việc đã làm được bằng chữ và số.

b) Phân tích so sánh kết quả đã làm được so với nhiệm vụ được giao.

2. Nêu những việc chưa thực hiện được (chưa giải quyết được):

a) Nêu những tồn tại thiếu xót chính.

b) Nêu nguyên nhân.

3. Đánh giá kết quả:

a) Đánh giá kết quả những việc đã làm được,chưa làm được.

b) Nêu những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn.

c) Nêu điển hình tiên tiến ( tập thể, cá nhân) và đề nghị khen thưởng, biểu dương.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NĂM SAU.

1. Xác định rõ mục tiêu cần đạt được.

2. Nêu những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

3. Nêu các biện pháp cần được áp dụng để thực hiện các nhiệm vụ.

IV. NHỮNG ĐỀ NGHỊ LÊN CẤP TRÊN NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ

CHO VIỆC THỰC HIỆN TỐT PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NĂM SAU.

1. Đề nghị về tổ chức, nhân sự.

2. Đề nghị về cơ chế, chính sách.

136

3. Đề nghị về cơ sở vật chất.

V. KẾT LUẬN.

1. Đánh giá khái quát về hoạt động của toàn bộ cơ quan đơn vị.

2. Tự xếp loại kết quả đạt được.

Nơi nhận:

- …..…;

- ……..;

- Lưu: VT, …. (7) A.XX (8)

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(6)

(Chữ ký, dấu)

Nguyễn Văn A

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(3) Chữ viết tắt tên loại văn bản.

(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.

(5) Địa danh

(6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký như Bộ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc, Viện trưởng v.v…; trường hợp ký thay mặt tập thể lãnh đạo thì ghi chữ viết tắt

“TM” vào trước tên cơ quan, tổ chức hoặc tập thể lãnh đạo (ví dụ: TM. Ủy ban nhân dân, TM. Ban thưởng vụ, TM. HỘi đồng…); trường hợp cấp phó được giao

ký thay người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản; các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 mục II của Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP.

(7) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(8) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

5 Công văn hành chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Soạn thảo văn bản Nghề Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)