Tạo và thi hành một tập lệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học ứng dụng trong kinh doanh (Trang 139 - 143)

6.5.1 To mt tp lnh đơn gin

Chúng ta sẽ tạo một tập lệnh chỉ bao gồm một hành động, hành động này sẽ cho hiển thị một hộp thông báo (Message Box), trong hộp thông báo này có câu thông báo của bạn và một biểu tượng do bạn tự chọn. Ta tạo tập lệnh như sau:

+ B1: Trong cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn thẻ Macro chọn nút lệnh New xuất hiện cửa sổ thiết kế tập lệnh.

+ B2: Trong cột Action ta chọn lựa hành động Message Box để đưa vào tập lệnh.

+ B3: Ta có thể ghi chú thích cho cột Comment theo ý muốn hoặc

có thể bỏ qua.

+ B4: Trong phần Action Arguments ta cài đặt các đối số cho hành động Message Box như sau:

Message: Đây là phần cho phép ta nhập nội dung câu thông báo sẽ hiển thị trên hộp thông báo. Câu thông báo dài tối đa 255 ký tự.

Beep: Cho phép chọn Yes hoặc No. Nếu chọn Yes thì cho phép phát ra tiếng bíp khi thông báo xuất hiện và chọn No thì ngược lại. Type: Cho phép chọn loại biểu tượng sẽ hiển thị trong hộp thông báo. Có các loại biểu tượng sau:

Tên Biu tượng

Critical Warning?

Warning!

Information

Hình 6.5

Title: Cho phép đặt tiêu đề cho hộp thông báo (sẽ hiển thị trên thanh tiêu đề của hộp thông báo), nếu không cài đặt đối số này thì tiêu đề mặc định là Microsoft Access.

Qua 4 bước trên ta cài đặt được tp lnh trong ca s thiết kế tp

lnh như sau:

Hình 6.6

+ B5: Ta lưu giữ tập lệnh và đặt tên cho tập lệnh vừa tạo là Macro1.

6.5.2 Thi hành mt tp lnh

Sau khi tạo và lưu giữ tập lệnh ta có thể thi hành tập lệnh như sau:

Thi hành tp lnh t ca s thiết kế tp lnh

Tại cửa sổ thiết kế tập lệnh ta thi hành tập lệnh bằng cách kích chọn nút Run ( ) hoặc vào menu Run chọn lệnh Run

Thi hành tp lnh t ca s khác

+ Vào menu Tools chọn lệnh Macro chọn lệnh Run Macro… xuất hiện hộp thoại Run Macro.

+ Trong hộp thoại Run Macro tại Macro Name ta mở hộp danh sách

để chọn lưu tên của Macro cần mở chọn OK

Hình 6.7

Thi hành tp lnh t mt tp lnh khác

Để thi hành tập lệnh từ một tập lệnh khác thì trong cửa sổ thiết kế tập lệnh ta làm như sau:

+ Trong cột Action ta chọn hành động RunMacro + Trong phần Action Arguments, tại đối số Macro Name ta chọn tên của tập lệnh cần thi hành.

(Xem chú thích cho các đối số của hành động RunMacro ở Bảng tóm tắt các hành động thường dùng trong tập lệnh)

Thi hành tp lnh t mt nút lnh

Thông thường các tập lệnh được tạo ra không phải để thi hành độc lập bằng cách kích hoạt lệnh Run từ cửa sổ cơ sở dữ liệu hoặc từ cửa sổ tập lệnh mà nó sẽ được gắn kết với một biến cố nào đó xảy ra trên các điều khiển của một biểu mẫu hay biểu báo. Ví dụ như biến cố bấm vào một nút lệnh, di chuyển chuột qua một điều khiển…

Trong ví dụ này ta sẽ tạo một biểu mẫu, trong biểu mẫu này có một nút lệnh “Lời chào” và khi kích chuột vào nút lệnh này thì tập lệnh có tên Macro1 đã tạo ở mục 1 sẽ được thi hành.

+ B1: Tạo biểu mẫu có chứa nút lệnh (Lời chào).

Hình 6.8

+ B2: Mở bảng thuộc tính của nút lệnh (Lời chào) và chọn thẻ

Event

+ B3: Trong thẻ Event: Tại thuộc tính On Click ta kích chuột tại

dấu mũi tên ở cuối dòng và chọn tên của Macro cần liên kết với nút lệnh.

Hình 6.9

+ B4: Lưu biểu mẫu.

Vậy khi mở biểu mẫu vừa tạo trên và kích chuột vào nút lệnh “Lời chào” thì tập lệnh Macro1 sẽ được thi hành và cho kết quả như sau:

Hình 6.10

6.6 Thi hành tp lnh tng bước

Khi muốn thi hành tập lệnh từng bước để phát hiện các lỗi trong tập lệnh mà ta không thể lường trước, ta thực hiện như sau:

+ B1: Kích chọn nút Single Step ( ) hoặc vào menu Run chọn lệnh Single Step

+ B2: Kích chọn nút lệnh Run hoặc vào menu Run chọn lệnh Run xuất hiện hộp thoại Macro Single Step

Hình 6.11

Trong hộp thoại Macro Single Step có các thành phần sau:

Macro Name: Cho biết tên của tập lệnh đang thi hành.

Condition: Cho biết kết quả của biểu thức điều kiện. Nếu hành động đang thi hành có điều kiện thì kết quả của biểu thức điều kiện tại ô này là True: (đúng) hoặc False: (sai), theo sau dấu hai

chấm (:). Nếu hành động đang thi hành không có điều kiện thì luôn luôn hiển thị là True, không có dấu hai chấm (:) kèm theo.

Action Name: Cho biết tên hành động ở bước đang thi hành.

Arguments: Cho biết các đối số của hành động đang thi hành. Nếu đối số của hành động là các biểu thức thì Access sẽ tính toán biểu thức và hiển thị kết quả tại ô Argument, tuy nhiên nếu hành động

có điều kiện và điều kiện thi hành của hành động này có kết quả là False (sai) thì trong ô Argument này chỉ hiển thị biểu thức. Với biểu thức của đối số Where của các hành động OpenForm, OpenReport, ApplyFilter thì trong ô Argument luôn hiển thị biểu thức mà không có

kết quả tính toán.

+ B3: Xem xét các thông số trong hộp thoại và sau đó chọn một trong các nút lệnh trên hộp thoại tuỳ thuộc vào mong muốn của người

sử dụng.

Nút lệnh Step: Cho phép thi hành hành động kế tiếp trong tập lệnh.

Nút lệnh Haft: Ngưng thi hành tập lệnh.

Nút lệnh Continue: Bỏ qua việc thi hành từng bước và tiếp tục thi hành các hành động còn lại cho đến hết tập lệnh.

Lưu ý: Khi kích hot nút lnh Single Step (hoc vào menu Run

chn Single Step) thì chc năng này s hot động cho đến khi ta tt nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tin học ứng dụng trong kinh doanh (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)