Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng vấn dụng kiến thức vào thực tiễn a. Quán triệt mục tiêu, nội dung của bài học

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học bồi DƯỠNG kỹ NĂNG vận DỤNG TOÁN học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học HÌNH học KHÔNG GIAN (Trang 21 - 28)

PHẦN III. BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ BÀI TOÁN THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH HỌ.C KHÔNG

I. Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng

2. Các nguyên tắc rèn luyện kỹ năng vấn dụng kiến thức vào thực tiễn a. Quán triệt mục tiêu, nội dung của bài học

18

Mục tiêu của mỗi bài học không phải chỉ là hình thành những kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là phát triển tư duy và nắm vững, vận dụng được kiến thức. Do đó trong quá trình rèn luyện kỹ năng vấn dụng kiến thức vào thực tiễn, GV phải luôn bám sát và thực hiện cho được mục tiêu chung của bài học, không xa rời nội dung chính của bài, tránh gây

nhiễu, đưa quá nhiều hiện tượng thực tiễn không phù hợp với khả năng, sự hiểu biết của HS, gây tâm lí cho HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức.

b. Đảm bảo tính chính xác chặt chẽ, phù hợp

Trong quá trình dạy học, việc rèn luyện kỹ năng vấn dụng kiến thức vào thực tiễn là hết sức cần thiết, đó cũng chính là mục tiêu của quá trình dạy học. Tuy nhiên khi hướng dẫn HS giải thích các hiện tượng, cơ chế, lấy

ví dụ minh họa việc vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn ... phải luôn đảm bảo tính chính xác về kiến thức của nội dung bài học, giải quyết một cách khoa học, rõ ràng, có tác dụng kích thích tư duy, tính sáng tạo cho HS. Việc vận dụng, liên hệ phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi, khả năng nhận thức của HS, tránh gượng ép, buộc phải chấp nhận kiến thức.

c. Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó

Trong quá trình rèn luyện luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, tuỳ vào trình độ và năng lực cụ thể của HS để GV nâng dần yêu cầu các mức độ vận dụng kiến thức từ dễ đến khó, không nóng vội sẽ dễ làm cho HS chán nản khi không thực hiện được các yêu cầu mà GV đặt ra.

d. Đảm bảo việc "học đi đôi với hành"

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân ... Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài

19

toán khó, một bài văn, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, chế tạo ra các dụng cụ, máy móc trên các nguyên lí đã học … Đó là hành.

Trong quá trình rèn luyện luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS, nguyên tắc "Học đi đôi với hành" chính là nội dung cốt lõi. Trong quá trình dạy học, GV không chỉ dạy cho HS nhớ, hiểu kiến thức mà phải hướng cho HS biết vận dụng kiến thức đó vào các nhiệm vụ cụ thể trong cuộc sống, trong học tập. Khi liên hệ với thực tiễn, GV cần lấy những

ví dụ thiết thực, gần gũi với đời sống của HS, hướng dẫn cho HS quy trình rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức một cách khoa học, lôgic, dễ áp dụng.

II. Một số biện pháp sư phạm nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng vận dụng kiến thức HHKG vào giải các bài toán thực tế trong , hình học 12 .

Từ những phân tích, đánh giá và các quan điểm đã đưa ra trên đây, tôi xin đề xuất ra một số biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: Khai thác mọi khả năng gợi động cơ từ

các tình huống trong thực tiễn

Hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động.

Gợi động cơ không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên trong thúc đẩy học sinh hoạt động.

Kinh nghiệm cho thấy không có động lực nào thúc đẩy mạnh mẽ động cơ học tập của học sinh bằng các tình huống thực tế. Rõ ràng cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau.

Giáo viên thường thực hiện nhiệm vụ đó ở khâu đặt vấn đề vào bài bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học.

20

Khi gợi động cơ giáo viên có thể đưa ra những thực tế gần gũi xung quanh học sinh; thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng,…); thực tế ở những môn học và khoa học khác.

Tuy nhiên ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc nêu cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt.

Ví dụ 1: Trong phần học “Phân chia và lắp ghép khối đa diện” _ phần này nằm ở chương 1.

Những hình ảnh như một khối phô mai bị cắt hay những mẩu xếp hình được lắp ghép lại với nhau là các ví dụ sinh động cho việc phân chia và lắp ghép các khối trong không gian. (Hình 1)

Hình.1

Những khối thành phần tạo ra từ cùng một cách cắt hiển nhiên

sẽ lắp ghép lại được thành khối lập phương ban đầu (3.2.2.a).

Hình 1.a

Tuy nhiên nếu chúng ta lấy một số khối thành phần từ những cách cắt khác nhau, chưa chắc ta đã có thể ghép chúng lại để tạo thành khối lập phương ban đầu:

21

có thể chúng ta sẽ bị thiếu vài phần (xem hình 1.b), hoặc có khi lại

bị thừa, chồng chất lên nhau (Xem hình 1.c).

Hình 1.b

Hình 1.c

Câu hỏi đặt ra : Việc phân chia và lắp ghép cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nào?.

Ví dụ 2: Bài toán mở đầu trong bài mặt tròn xoay: Một xưởng cơ khí nhận làm những chiếc bồn nước hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h với thể tích theo yêu cầu là 1000 lít mỗi chiếc. Hỏi nên làm bồn nước phải có kích thước r, h bằng bao nhiêu mét (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) để tiết kiệm vật liệu nhất ?

* Học sinh xem video làm bình gốm trên bàn xoay .

22

(Xem video trên liên kết: https://youtu.be/vazkiZFn1U4)

Câu hỏi: Sản phẩm qua quá trình làm gốm tạo ra các vật thể có hình dạng như thế nào?

Sau khi học xong nội dung bài học, giáo viên có thể quay lại bài toán ban đầu. Học sinh sẽ thấy thú vị khi áp dụng được kiến thúc đang học vào vấn đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngay và đây cũng là dịp giaó viên có thể củng cố kiến thức.

Ví dụ 3: ? Quan sát hình ảnh chiếc mũ sinh nhật và hình ảnh ống dẫn

nước. Hãy cho biết đây có phải hình ảnh của mặt tròn xoay không? Tại sao?

Xét đường sinh là đường thẳng d trong hai trường hợp sau, mặt tròn xoay tạo thành có hình dạng gì?

(Nhấn vào đây để xem video:

https://youtu.be/RF85CZBHtL0 ; https://youtu.be/r64VhGmoF1w)

23

Thực hiện nhiệm vụ gợi động cơ ở khâu đặt vấn đề vào bài bài mới hoặc khâu chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng gợi động cơ xuất phát từ thực tế không phải bao giờ cũng thực hiện được. Trong một tiết học, việc gợi động cơ cần tập trung vào một số nội dung hoặc hoạt động nhất định

mà việc quyết định cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:

-Tầm quan trọng của nội dung hoạt động được xem xét.

-Khả năng gợi động cơ ở nội dung đó hoặc hoạt động đó.

-Kiến thức có sẵn và thời gian cần thiết.

Chính vì vậy giáo viên cần phải xác định rõ những vấn đề nào có thể gợi động

cơ từ các tình huống trong thực tế và những vấn đề sẽ gợi động cơ từ các tình

huống trong nội bộ Toán học. Công việc này đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên, không thể thực hiện được một sớm một chiều, mà phải kiên trì theo đuổi trong cả

quá trình dạy học.

Biện pháp 2:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học bồi DƯỠNG kỹ NĂNG vận DỤNG TOÁN học vào THỰC TIỄN TRONG dạy học HÌNH học KHÔNG GIAN (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w