Tiết 20: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. Ôn tập lí thuyết
1. Khái niệm tóm tắt văn bản tự sự:
tắt văn bản tự sự ?
? Nêu các bước tóm tắt văn
bản tự sự.
HS đọc yêu cầu bài tập 1
B1: GV Chuyển giao nhiệm
vụ:
? Bản liệt kê trên đã nêu
được các sự việc tiêu biểu và
những nhân vật quan trọng
của truyện “Lão Hạc” chưa?
? Nếu phải bổ sung thì em
thêm những gì?
? Em hãy sắp xếp lại thứ tự
các sự việc 1 cách hợp lí?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ
học tập (hình thức nhóm 2
bàn)
B3: HS báo cáo kết quả và
thảo luận
B4: GV đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập
Tóm tắt VB tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính (sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
2. Các bước tóm tắt văn bản tự sự
Muốn tóm tắt VB tự sự cần:
+ Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề + Xác định ND chính cần tóm tắt + Sắp xếp các ND ấy theo một thứ tự hợp lý + Viết thành văn bản tóm tắt.
3. Yêu cầu trong việc tóm tắt văn bản tự sự.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1(61)
- Bản liệt kê đã nêu được SV, NV tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng còn lộn xộn, thiếu mạch lạc. Vậy muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các sự việc
- Thứ tự các SV đã nêu cần sắp xếp lại: (b, a, d, c, g,
e, i, h, k, bổ sung)
1. (b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
2. (a) Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”
3. (d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. (bổ sung: lão hết sức buồn bã và đau xót)
4. (c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo
và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
5. (g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy.
6. (e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
7. (i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
8. (h) Lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.
9. (k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh
Tư và ông giáo
10. Bổ sung: Ông giáo thầm hứa sẽ trao mảnh vườn cho anh con trai lão Hạc.
->Viết VB tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại (khoảng 10 dòng)
VD:
Lão Hạc nhà nghèo, vợ mất sớm, lão ở vậy nuôi con. Con trai lão lớn lên không lấy được vợ, bỏ đi phu đồn điền cao su để lão sống thui thủi cùng “cậu Vàng”. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão
- Giáo viên gọi học sinh đọc
VB đã tóm tắt.
(GV tham khảo SGV tr 56)
? Đoạn trích "Tức nước vỡ
bờ" có những sự việc tiêu
biểu và nhân vật quan trọng
nào ?
?Viết văn bản tóm tắt đoạn
trích (khoảng 10 dòng)
G/v gọi h/s đọc văn bản đã
tóm tắt, G/v, h/s nhận xét
? Có ý kiến cho rằng 2 văn
bản "Tôi đi học" của Thanh
Tịnh và "Trong lòng mẹ" của
Nguyên Hồng rất khó tóm
tắt? Em thấy có đúng không?
Vì sao?
? Hãy tóm tắt các văn bản
ấy?
đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn để khi con lão về còn có vốn mà làm ăn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh
Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Ông giáo thầm hứa sẽ trao mảnh vườn cho anh con trai lão Hạc.
2. Bài tập 2 (62)
- Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" có những sự việc tiêu biểu:
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm + Cai lệ, người nhà lí trưởng ập vào tróc sưu.
+ Chị Dậu van xin không được, bị đánh, chị đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng mình
- Nhân vật chính trong đoạn trích: chị Dậu -> Viết vb tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)
Vì thiếu xuất sưu của người em đã chết, anh Dậu
bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp đến thừa sống thiếu chết, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà lí trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tai sai vô lại để bảo vệ chồng mình
3. Bài tập 3 (62)
- Hai VB "Tôi đi học" của Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là những văn bản trữ tình, chủ yếu miêu tả diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc -> khó tóm tắt
- Khi tóm tắt cần chú ý đến hệ thống cảm xúc của nhân vật trữ tình.
4. Bài tập bổ sung
Viết đoạn văn tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm”
*VD Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi quẹt diêm để sưởi
ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai,
em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi
em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi. Sáng hôm sau, mọi người đi chơi vui vẻ, chẳng ai quan tâm đến cái chết của em bé.
Hoạt động vận dụng: Làm hoàn chỉnh bài tập. Đọc thêm sgk t. 62
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Sưu tầm và đọc những tác phẩm của Thanh Tịnh ,
Nam Cao, Ngô Tát Tố, Nguyên Hồng, -> Tóm tắt
V. Kết thúc bài học
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã học
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị, soạn bài: Trợ từ, thán từ.
Giảng: 8A1: 8A2: 8A4: