Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN NHẬP KHẨU HÀNG LẺ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG

3.2. Nghiên cứu thị trường dịch vụ giao nhận

Hình 3.1. Chỉ số LPI Việt Nam và một số nước

Nguồn: Ngân hàng Thế giới World Bank

Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics:

- Trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các Hiệp định tự do thương mại;

- Vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á;

- Cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không… được cải thiện. Bộ Công thương đánh giá năm 2018 ngành logistics có mức độ tăng khoảng 12-14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…, cho thấy cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa là rất lớn. Sự phát triển của ngành vận tải và logistics đồng thời sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp trong ngành cũng thể hiện niềm tin tăng trưởng khi có đến hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trên hai con số, gần 27% dự đoán đạt mức dưới 10% trong năm 2019, và không doanh nghiệp nào dự báo "không thay đổi" hay "xấu hơn năm 2018".

3.2.1. Đặc điểm thị trường

Ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển với 2 xu thế:

- Xu thế phát triển logistics trong thương mại điện tử - bán lẻ: Đa số các chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng năm 2018 - 2019 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của vận tải và logistics trong thương mại điện tử Việt Nam. Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh tăng cao. Quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, tăng trưởng 24%, số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015 – 2020 và có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020. Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ như Vincommerce, Thế giới di động, FPT, Lotte, Aeon… đang định hướng phát triển E-commerce, hay việc các ông lớn ngành thương mại điện tử như Alibaba, Amazon… gia nhập vào Việt Nam đã làm thị trường logistics sôi động hơn, đi kèm theo đó là yêu cầu phải có sự đầu tư công nghệ và độ kỹ lưỡng trong dịch vụ vận tải và logistics.

- Xu thế M&A ngành logistics: Việt Nam hiện đang có chủ trương huy động vốn từ khu vực tư nhân để đầu tư hạ tầng thông qua phương thức chuyển nhượng quyền khai thác một số hạ tầng (logistics, sân bay, cảng biển…), thu hút nhiều nhà đầu tư lớn với các thương vụ được dự tính sẽ có quy mô hàng tỷ USD. Năm 2017 - 2018 chứng kiến nhiều

vụ M&A lớn như Gemadept chuyển nhượng vốn cho CJ Logistics, Samsung SDS hợp tác với Minh Phương Logistics… Với đặc thù là ngành có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu cung cấp các dịch vụ 1PL và 2PL, sự tham gia của các tên tuổi lớn nước ngoài được kỳ vọng sẽ "vá lỗ hổng" về vốn, nhân sự, công nghệ… cho các doanh nghiệp trong nước.

Những thách thức được dự đoán cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vận tải

và logistics

- Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến trục vận tải Nam - Bắc vẫn phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, rất cần sự tham gia hơn nữa của ngành đường sắt. Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung ở Cảng Cát Lái dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng… gây ra sự lãng phí rất lớn.

- Vốn và nhân lực là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đa số trên 70% doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động hiện nay có quy mô vốn vừa và nhỏ, 7% có vốn trên 1.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu nhóm vốn lớn là các doanh nghiệp đa quốc gia. Ngoài ra, là ngành

có liên quan nhiều nhất đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhân sự ngành vận tải và logistics đòi hỏi phải có kiến thức nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc tốt. Đây chính là yếu điểm của các doanh nghiệp trong nước hiện nay.

- Về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở mức cao (gấp

3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực, nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

3.2.2. Đánh giá

3.2.2.1. Cơ hội

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với việc hoàn tất ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (Việt Nam - EAEU FTA). Việt Nam cũng đã kết thúc cơ bản đàm phán FTA Việt Nam -

EU (EVFTA). Đồng thời, cùng với việc gia nhập AEC, Việt Nam đang tích cực đàm phán các FTA khác như RCEP (ASEAN+6), Việt Nam - EFTA. Đáng chú ý là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực ngày 14/01/2019

đã và đang tạo ra sức hút mới cho các nhà đầu tư nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất mới. Trong bối cảnh đó, những cam kết về gỡ bỏ rào cản thuế quan và phi thuế quan của các FTA, nhiều dòng thuế về 0% hứa hẹn sẽ thúc đẩy các ngành nghề của Việt Nam tăng trưởng nhanh từ đó tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu nước ta phát triển và xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp có vốn FDI dẫn đến nhu cầu giao nhận cũng sẽ tăng. Theo dự báo của World Bank, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt 623 tỷ USD vào năm 2020 (World Bank, 2015). xuất nhập khẩu có quan

hệ rất chặt chẽ với hoạt động giao nhận vận tải, trong bối cảnh đó, Công ty GDP đã xác định các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là những khách hàng mục tiêu quan trọng của mình, vì vậy đây là cơ hội rất tốt giúp gia tăng số lượng khách hàng tiềm năng của công ty

và cơ hội quý báu để công ty liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài.

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên nghị trường Quốc hội ngày 01/11/2017, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cũng cho biết, tổng giá trị logistics chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các ngành khác với 21%-25% GDP. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Dịch vụ logistics trong những năm qua là từ 16 – 20%/năm và với mục tiêu từ chính phủ năm 2025 tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20% thì những số liệu này cho thấy thị trường giao nhận hàng hoá của Việt Nam hiện tại đang và sẽ tiếp tục phát triển không ngừng trong thời gian tới (Theo Kinh tế và tiêu dùng, 2017). Đây là cơ hội phát triển rất lớn cho Công ty GDP trong việc tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giao nhận để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa qua đó khẳng định vị thế của mình trên thị thường.

Những nỗ lực và giải pháp của Chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, như việc áp dụng Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia – Hệ thống Việt NamACCS/ VCIS, hoàn thiện khung pháp lý và chuẩn hóa quy trình dịch vụ, hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện, mở rộng cơ sở hạ tầng, quy hoạch hệ thống kho bãi, cảng biển, sân bay, các phương tiện vận tải, cụ thể, trong hai năm gần đây, hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm đã được khởi công và hoàn thành như cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành và Quốc lộ 51 kết nối Khu công nghiệp với các cảng và công trình nạo vét Luồng Soài Rạp (vào cảng Hiệp Phước) và luồng Thị Vải - Cái Mép... (Theo Báo Đồng Nai, 2019) nhằm rút ngắn và giúp cho việc lưu thông, vận chuyển hàng được dễ dàng hơn. Điều đó sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra nhiều chính sách như: chính sách kiểm soát tải trọng đường bộ, chính sách ưu tiên tàu Việt Nam trên tuyến nội địa, dự thảo thành lập chính quyền cảng nhằm phát triển cảng và dịch vụ hậu cảng, Quyết định số 1037/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển cảng biển đến năm 2020. Chính phủ đã quyết định thành lập Ban soạn thảo nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics Việt Nam nhằm định hướng, hỗ trợ và kích thích sự phát triển bền vững của ngành logistics nội địa (Theo Báo Sài Gòn giải phóng, 2019), đó sẽ là cơ hội lớn cho các công ty như GDP có môi trường kinh doanh thông thoáng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

3.2.2.2 Thách thức

Bên cạnh rất nhiều cơ hội mở ra trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp logistics Việt Nam trong đó có công ty GDP đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn từ phía các doanh nghiệp logicstics nước ngoài. Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, các công ty logistics Việt Nam mới đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và chỉ tập trung vào một vài ngành dịch

vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics như khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải nội địa, kho bãi, mua bán cước phí,… Những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao như đóng gói, quản lý đơn hàng, thay mặt chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ với bên thứ ba, đặc biệt là dịch vụ logistics trọn gói “Door to door” lại chưa được quan tâm (Theo Cục hàng hải Việt Nam, 11/2018). Từ nay đến năm 2020 thì sức ép từ sự cạnh tranh trên thị trường

là rất căng thẳng và không ngừng tăng lên. Trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Theo thống kê của VLA, Việt Nam có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp logistics, bao gồm cả doanh nghiệp

có vốn nước ngoài. Trong đó, chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp logistics nước ngoài hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần. Còn lại gần 1.300 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần. Các số liệu trên cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước. Với những diễn biến này nhiều khả năng thị phần của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam nói chung và của công ty GDP nói riêng có nguy cơ bị thu hẹp hơn nữa (Theo Vinalines, 11/2018).

Các văn bản pháp lý từ bộ Tài Chính và bộ Công Thương thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho công ty trong việc cập nhật. Hệ thống Hải quan vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực, mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí trong quá trình giao nhận hàng hoá của công ty. Quy trình thủ tục hải quan còn chồng chéo, cứng nhắc và thiếu tính liên kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics, thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau. Những vấn đề trên cho thấy tồn tại trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển ngành Logistics Việt Nam nói chung và các công ty giao nhận như công ty GDP nói riêng.

Cho dù Nhà nước đã đẩy mạnh việc xây mới và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian qua nhưng quy hoạch không đồng bộ, xuống cấp nhanh. Các cảng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa có các trang thiết bị hiện đại. Khả năng

bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả, chưa được hiện đại hóa. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện vận chuyển vào mùa cao điểm dẫn đến chi phí vận chuyển tăng lên gần ba lần và tình trạng quá tải. Theo World Bank, tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của Việt Nam chiếm tới 25%, cao hơn nhiều so với Singapore (8%), Malaysia (13%), Trung Quốc (18%) và cao gần gấp 3 lần so với Hoa Kỳ (7,7%) và gấp hơn 2 lần so với Nhật Bản (11%) và các nước khối EU (10%) (ThS.Trần Phương Thảo – ThS. Nguyễn Thị Diệu Hiền, 5/2018).

Vấn đề về nguồn nhân lực cho hoạt động logistics hiện nay, trình độ nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm, thông hiểu các quy định pháp luật trong nước và quốc tế về hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam vẫn thiếu hụt trầm trọng trong thời gian sắp tới (Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, công ty GDP sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển sau này.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC LCL BẰNG ĐƯỜNG BIỂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCỦA CÔNG TY TNHH ĐỐI TÁC TIN CẬY TOÀN CẦU (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)