Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 59)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.5 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết

- Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ tần số Histogram

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Biểu đồ tần số Histogram cho thấy đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ, giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (mean= 1.88E-15) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (Std.Dev = 0.985), điều này cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn.

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ P-P plot.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Xem biểu đồ Normal P-P Plot bên trên, các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo chứng tỏ phần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn. Kiểm định bằng Biểu đồ P- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn. Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát đường thẳng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu nghiên cứu là tốt, phần dư chuẩn hóa có phân phối gần sát phân phối chuẩn.

- Giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phân tán

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Xem xét mối quan hệ giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán thông qua biểu đồ phân tán, nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thỏa mãn thì sẽ không có liên hệ giữa giá trị dự đoán và phần dư chuẩn hóa, chúng

sẽ phân tán ngẫu nhiên xung quanh một đường đi qua trục tung độ 0 và không tạo thành một hình cụ thể.

Kết quả từ biểu đồ cho thấy, các điểm phân vị dao động khá đồng đều trên dưới trục tung độ 0. Các điểm phân vị hầu như nằm trong đoạn -2 đến 2 dọc theo tung độ 0. Do đó giả định liên hệ tuyến tính trong mô hình bị bác bỏ.

- Giả định tính độc lập của sai số

Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số

kề nhau. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:

H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.

Thực hiện hồi quy cho ta kết quả về trị kiểm định d của Durbin – Watson trong bảng tóm tắt mô hình bằng 1.819 (Bảng 4.9). Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin – Watson phải nằm trong khoảng 1< d <3.

Giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tự tương quan. Như vậy mô hình không vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

- Giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình

Đo lường đa cộng tuyến

Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai

(Hằng số)

AHNT .778 1.285

CSTD .763 1.310

THNH .849 1.177

CLDV .840 1.191

STT .835 1.198

HDCT .850 1.177

LS .737 1.357

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến nhưng nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. Còn nếu VIF

<2 thì hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.

Như vậy, với kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.11 thì mô hình có độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) lớn nhất chỉ là 1.357 < 2 nên có thể kết luận rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

4.2.6 Thảo luận kết quả hân tích hồi quy

Bảng 4.13: Tóm tắt kiểm định các Giả thuyết nghiên cứu

Giả

thuyết Nội dung Sig. Kết quả kiểm

định

H1

Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều (+) đến

quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.000 Chấp nhận

Giả thuyết

H2

Thương hiệu ngân hàng ảnh hưởng cùng chiều (+)

đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.000 Chấp nhận

Giả thuyết

H3

Lãi suất ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết định

vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

– Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.000 Chấp nhận

Giả thuyết

H4

Ảnh hưởng người thân ảnh hưởng cùng chiều (+)

đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.001 Chấp nhận

Giả thuyết

H5

Sự thuận tiện ảnh hưởng cùng chiều (+) đến quyết

định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.001 Chấp nhận

Giả thuyết

H6

Hoạt động chiêu thị ảnh hưởng cùng chiều (+) đến

quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.001 Chấp nhận

Giả thuyết

H7

Chính sách tín dụng ảnh hưởng cùng chiều (+) đến

quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

0.000 Chấp nhận

Giả thuyết

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân gồm 05 nhân tố được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng như sau: (1) Chính sách tín dụng; (2) Lãi suất; (3) Thương hiệu ngân hàng; (4) Chất lượng dịch vụ; (5) Ảnh hưởng người thân; (6) Sự thuận tiện và Hoạt động chiêu thị. Theo đó:

Nhân tố Chính sách tín dụng có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.351 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Chính sách tín dụng là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Chính sách tín dụng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên tương ứng 0.351 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất.

Nhân tố Lãi suất có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.276 chứng tỏ mối quan hệ giữa quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Lãi suất là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãi suất tăng lên 1 đơn vị thì quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên tương ứng 0.276 đơn vị

và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai.

Nhân tố Thương hiệu ngân hàng có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với

hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.223 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Thương hiệu ngân hàng là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Thương hiệu ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên tương ứng 0.223 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ

ba.

Nhân tố Chất lượng dịch vụ có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.179 chứng tỏ mối quan hệ giữa quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Chất lượng dịch vụ là cùng chiều. Vậy khi yếu

tố Chất lượng dịch vụ tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên tương ứng 0.179 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ tư.

Nhân tố Ảnh hưởng người thân có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với

hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.171 chứng tỏ mối quan hệ giữa quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Ảnh hưởng người thân là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Ảnh hưởng người thân tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tăng lên tương ứng 0.171 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ

năm.

Hai nhân tố Sự thuận tiện và Hoạt động chiêu thị có tương quan quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh. Giả thuyết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.151 chứng tỏ mối quan hệ giữa Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh và Sự thuận tiện, Hoạt động chiêu thị là cùng chiều. Vậy khi yếu tố hai nhân tố Sự thuận tiện và Hoạt động chiêu thị tăng lên 1 đơn vị thì Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân cùng tăng lên tương ứng 0.151 đơn vị và là các yếu tố ảnh hưởng yếu nhất.

4.2.7. Kiểm định sự khác biệt

4.2.7.1. Kiểm định khác biệt theo giới tính

Bảng 4.14: Sự khác biệt về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí

Minh theo giới tính

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

QDVV_Y Nam 143 3.4918 .48745 .04076

Nữ 99 3.4815 .48847 .04909

Kiểm định

Independent Samples

Kiểm định Levene's Kiểm định T-test

F Sig. T Df Sig. (2-tailed)

Phương sai đồng nhất .517 .473 .162 240 .871

Phương sai không

đồng nhất .162 210.619 .871

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa hai nhóm Nam và Nữ cho hệ

số Sig = 0.473 > 0.05 nên phương sai giữa hai nhóm Nam và Nữ là đồng nhất.

Kết quả kiểm định Independent với phương sai đồng nhất cho giá trị Sig. là 0.871

> 0.05 do đó có thể nói rằng Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh theo giới tính.

4.2.7.2 Kiểm định khác biệt theo độ tuổi

Bảng 4.15: Sự khác biệt về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí

Minh theo độ tuổi

Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn

Từ 24 tuổi trở xuống 22 3.5152 .39477

Từ 25-34 tuổi 118 3.5311 .45131

Từ 35-50 tuổi 83 3.3735 .51112

Trên 50 tuổi 19 3.6842 .60322

Tổng 242 3.4876 .48688

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

1.041 3 238 .375

Kiểm định ANOVA Tổng bình

phương F Sig.

Between Groups 2.055 2.960 .033

Within Groups 55.075

Total 57.129

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kiểm định Levene cho giá trị Sig= 0.375 >0.05, do đó phương sai giữa các nhóm

độ tuổi là như nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig là 0.033 < 0.05,

do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định vay vốn

của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh theo độ tuổi.

4.2.7.3 Kiểm định khác biệt theo thu nhập

Bảng 4.16: Sự khác biệt về Quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí

Minh theo thu nhập

Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn

Dưới 5 triệu 35 3.5333 .41381

Từ 5 đến 10 triệu 91 3.5055 .51005

Từ 10- 20 triệu 90 3.4704 .52620

Trên 20 triệu 26 3.4231 .34715

Total 242 3.4876 .48688

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

1.815 3 238 .145

Kiểm định ANOVA Tổng bình

phương F Sig.

Between Groups .237 .331 .803

Within Groups 56.892

Total 57.129

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa các nhóm có thu nhập cho

hệ số Sig = 0.145 > 0.05, vì thế phương sai giữa các nhóm thu nhập là giống nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig là 0.803 > 0.05, do đó có thể kết luận rằng

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định vay vốn của khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh

Hồ Chí Minh theo thu nhập.

4.2.7.4 Kiểm định khác biệt theo trình độ học vấn

Bảng 4.17: Sự khác biệt về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí

Minh theo trình độ học vấn

Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn

Trung học 53 3.5975 .48639

Cao đẳng 101 3.4752 .47923

Đại học 73 3.4475 .47861

Sau đại học 7 3.0952 .59982

Khác 8 3.6250 .41547

Tổng 242 3.4876 .48688

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

.184 4 237 .947

Kiểm định ANOVA Tổng bình

phương F Sig.

Between Groups 2.001 2.151 .075

Within Groups 55.128

Total 57.129

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)

Kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa các nhóm có trình độ học vấn cho hệ số Sig = 0.947 > 0.05, vì thế phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn là giống nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig là 0.075 > 0.05, do đó có thể kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định vay vốn

của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh theo trình độ học vấn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH VAY vốn của KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)