TẾ GIỮA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VỚI CÁC NƯỚC ASEAN THEO LỘI THÊ(

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phát triển quan hệ kinh tế giữa tỉnh bà rịa vũng tàu với các nước đông nam á (asean) khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 69)

3.2.1 Các sản phẩm hàng hoá có lợi th ế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có thể xuất khẩu sang ASEAN :

Với chính sách “mở cửa về kinh tế” ngày càng thông thoáng hơn v iệ t Nam đã và đang có được nhiều bạn bè có quan hệ mua bán và họ rất chú trọng đến các mặt hàng chủ lực do được thiên nhiên ưu đãi nên hàng hóa chẳng những có chất lượng mà giá cả mua bán so với nước khác có phần rẻ hơn. Chính vì ưu điểm đó mà gần đây Tỉnh đã có thêm nhiều bạn hàng nhập khẩu những mặt hàng như: dầu thô, hàng gia công may mặc, hàng thủy sản,...

1/ D Ầ U K H Í

Đây là ngành hàng nhiều triển vọng nhất ở Việt Nam về sản vật ưu đãi của thiên nhiên. Theo thông báo của trung tâm thông tin dầu khí thì trữ lượng tiềm năng dầu khí trong lòng đất và vùng thềm lục địa thuộc quyền sở hữu Việt Nam khá lớn.

Vì là ngành cần nhiều vốn và đòi hỏi công nghệ khai thác tiên tiến để giúp cho việc khai thác hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái nên Việt Nam kêu gọi các nước có công nghệ chuyên ngành về khai thác dầu mỏ đầu tư vào Việt Nam. Đến nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã ký được 31 hợp đồng với các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như: Mobil (Mỹ), BP (Anh), Shell (HàLan-Anh), P e tr o n a s ( M a la y s ia ), Statoil (Nauy), ONGC (Ấn Độ), Total (Pháp), Auzoil (Australia) để đầu tư khai thác chế biến dầu khí.

Với tiềm năng to lớn như vậy, Nhà nước Việt Nam thực hiện đấu thầu các dự

án xây dựng nhà máy lọc dầu, chế biến sản phẩm dầu ngay tại Việt Nam để tăng lợi nhuận hơn là cứ xuất khẩu dầu thô như từ trước đến nay và bước đầu hiện đã tạo ra dựng được vài dự án trong tương lai.

Nếu thành công trong việc khai thác dầu khí và khí đốt sẽ kéo theo nhiều dự án dịch vụ khác cùng xuất hiện, đem lại lợi nhuận to lớn cho đất nước

và con người Việt Nam.

2/ GIA C Ồ N G M A Y M Ặ C

Đây là ngành truyền thống của Việt Nam nói chung và của tỉnh Ba( Rịa Vũng Tàu và phát triển khá mạnh về mặt xuất khẩu. Bởi vì một số nước có nhu cầu về may mặc thì điều kiện cơ bản để phát triển ngành may mặc lại không có như: đất đai, nguồn lao động dồi dào và cả sự cần cù, tỉ m ỉ... Do đó ngành hàng này ở Tỉnh phát triển khá ổn định và lạc quan.

Hàng may mặc có những lợi th ế và cơ hội sau: lao động rẻ, có nhiều nguyên liệu truyền thông như thổ cẩm, tơ tằm; được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước về thuế; nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, còn những bất lợi và thách thức là: năng suất lao động và tay nghề còn kém, nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, trình độ thiết k ế mẫu mã còn yếu, chất lượng nói chung còn thấp chủ yếu là gia công, chi phi lao động ngày càng gia tăng, giá thành cao, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, thị trường trong nước bị nạn buôn lậu hoành hành, thiếu kinh nghiệm tiếp thị và thanh toán xuất nhập khẩu nên rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các đốì thủ như: Indonesia, Trung Quốc,....

Đối với cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian tới muốn phát triển mạnh thì giờ đây không nên xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô mà cần có sự đầu tư cồng nghệ, kỷ thuật hiện đại để chế biến hàng thành phẩm. Một mặt thay thế hàng nhập khẩu, mặt khác tạo được sản phẩm mang giá trị và chất lượng cao hơn trên thị trường quốc tế với danh nghĩa là “Made in Vietnam”.

3/ H À N G T H Ủ Y SẢ N

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Tỉnh có nhiều lợi thế, cơ hội: có

bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, lao động dồi dào, Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư có những chính sách hỗ trợ cho việc phát triển ngành thủy sản, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng, giá tương đối rẻ nên sức cạnh tranh cao hơn.

Tuy nhiên, còn có những bất lợi và thách thức như: việc đánh bắt và nuôi trồng còn tự phát, thiếu qui hoạch, thiếu đầu tư đồng bộ, thiếu guồng chất lượng cao. Việc đánh bắt bằng những phương tiện như hoá chất, xung điện, lưới mắc nhỏ, chất nổ,...làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu cấp đông, cơ cấu chủng loại còn quá đơn điệu, chỉ mới chú trọng một vài mặt hàng tôm, cá. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 60% sang thị trường Nhật-một thị trường hầu như chỉ mua nguyên liệu; hơm 25% xuất khẩu sang các nước ASEAN- một thị trường trung gian mua nguyên liệu tái chế rồi tái xuất; chỉ có 15% xuất sang thị trường các nước Tây Au, Bắc Mỹ, Ưc-phần lớn dưới dạng nguyên liệu hoặc

bán thành phẩm. Việc bảo quản nguyên liệu thủy sản trước chế biến của Tỉnh ta còn quá kém. Nguyên nhân do cơ sở hạ tầng(tàu, thuyền, bến bãi...) của các làng cá còn quá thô sơ lạc hậu, phần đông các ngư dân còn thiếu hiểu biết về kỷ thuật cũng như tầm quan trọng của việc bảo quản.

Đầu tư các cơ sở ch ế biến không theo qui hoạch, xa vùng nguyên liệu nên nhiều nhà máy xây dựng thiếu đồng bộ, sản xuất kém hiệu quả. Trong khâu chế biến chưa chú ý đến khâu an toàn thực phẩm, sử dụng hoá chất nhiều trong khi các nước nhập khẩu tăng cường kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm

Tóm lại: sau khi phân tích những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn, Tỉnh có cơ hội phát huy những lợi thế của mình, đồng thời tích cực khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài để những sản phẩm xuất khẩu của Tỉnh ngày càng được hoàn thiện và xuất khẩu sang nhiều nước với chất lượng ngày càng cao hơn.

3.2.2 Giải pháp đ ể xuất khẩu các sản phẩm trên sang các nước ASẸAN

Đông Nam Á là một thị trường đang phát triển và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đàu tư do có nhiều tiềm năng và những yếu tố hấp dẫn về Luật đầu tư nước ngoài tại các nước thành viên. Do đó số lượng các quốc gia đầu tư vào khu vực này ngày càng nhiều hơn và số vốn đầu tư vào cũng cao hơn.

Vấn đề nhập siêu ở Việt Nam nói chung đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế, điều nghiêm trọng là dẫn đến nguy cơ gia tăng vượt mức các khoản nợ nước ngoài và gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế trong tương lai phát triển của Việt Nam. Xét về phương diện kinh tế, nhập siêu ở Việt Nam không đáng lo ngại vì Việt Nam đang trong thời

kỳ huy động các nguồn vốn nước ngoài: FDI, ODA và cả NGO (một dạng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ), vì vậy tỷ lệ hàng nhập siêu chủ yếu là máy móc, thiết bị kỷ thuật và vật tư- nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đây là nền tảng cho việc đẩy mạnh hàng xuất khẩu trong vài năm tới. Từ cuối năm 1996, Chính phủ đã bắt đầu thực hiện một số biện pháp nhằm kiềm chế nhập siêu, trong đó có việc kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu hàng tiêu dùng và hình thức nhập bằng L/C trả chậm. Bên cạnh các giải pháp tạm thời

đó, cần có những biện pháp cơ bản hữu hiệu hơn để thúc đẩy xuất khẩu đạt nhịp độ tăng trưởng cao hơn nhập khẩu. Sau đây là một vài giải pháp tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm trên.

1/ Vấn đề vốn:

Muốn giảm nhập siêu thì phải sắp xếp lại cơ cấu vốn cả trong và ngoài nước,

để tạo mức độ hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

- Đối với nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào: hướng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu và ưu tiên kêu gọi đầu tư vào những

dự án cải thiên cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

Ví dụ: Chính phủ sẽ hỗ trợ và ưu tiên cho các dự án về cải tạo và nâng cấp các cảng biển, các tuyến giao thông phục vụ thiết thực cho sản xuất hàng xuất khẩu.

- Huy động các nguồn vốn trong nước: kêu gọi các nguồn vốn nhàn rỗi, tiết kiệm trong dân cư thông qua lãi suất hấp dẫn và khuyến khích các nhà kinh doanh trong nước dựa vào các lợi thế sẵn có của đất nước để chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu như các ngành: nông, lâm, thủy sản

và những ngành sử dụng nhiều lao động như: gia công chế biến, dệt, thủ công mỹ nghệ, khai thác và chế biến khoáng sản,v.v... Vì khi sản phẩm

đã qua chế biến giá trị sản phẩm xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.

2/ Đầu tư mạnh về công nghệ hay trang thiết bị hiện đại:

Nhằm thay đổi hệ thống máy móc cũ kỹ bằng những công nghệ thích hợp để hàng sản xuất ra đạt chất lượng cao. Như vậy mới có thể thay thế được hàng nhập khẩu, mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước. Nhưng tùy từng giai đoạn cụ thể đối với từng sản phẩm cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nước thông qua việc đáp ứng một trong hai điều kiện: chất lượng và giá cả. Thực tế cho thấy nhu cầu của thị trường quốc tế ngày càng đa dạng, bên cạnh những sản phẩm cao cấp vẫn song song tồn tại nhu cầu về sản phẩm có chất lượng trung bình mà giá rẻ. Ví dụ như mặt hàng quần áo may sẵn: có loại quần áo cao cấp may từ chất liệu vải tốt, bền, đẹp nên giá cả rất cao, loại hàng cao cấp này chỉ phục vụ chủ yếu cho tầng lớp người giàu có trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều mặt hàng quần áo may sẵn đa dạng về chủng loại có chất lượng trung bình, giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu của khá nhiều tầng lớp người trung lưu và bình dân, vì thế loại hàng thứ hai này bán chạy hơn so với loại hàng cao cấp.

Vì vậy, việc xác định mục tiêu ưu tiên trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là rất cần thiết, nhất là trong tình hình của đất nước ta hiện nay chưa có đủ điều kiện để vừa nâng cao chất lượng vừa

hạ giá thành sản phẩm.

3 / Vai trò tác động của Nhà nước:

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, cụ thể là phải thực hiện các biện pháp sau:

Mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu cho mọi thành phần kinh tế về tất cả các mặt hàng, bất kể là hàng do doanh nghiệp sản xuất hay thu mua trên thị trường. Nhà nước chỉ cần quản lý môt số mặt hàng mang tính chiến lược như: dầu khí, xăng dầu, lúa gạo, phân bón... Các mặt hàng khác, nhất là các mặt

hàng truyền thống nên khuyến khích tự do xuất khẩu mà không cần phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đơn giản bớt khâu thủ tục xuất nhập khẩu để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi vào hoạt động tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thời cơ kinh doanh, để dễ dàng thực hiện việc xuất khẩu. Chứ như hiện nay để làm thủ tục xuất khẩu phải mất hơn

06 tháng mới có thể xuất hàng thì cò gì là “ Thời cơ kinh doanh”. Đây cũng là điều mà hiện nay các nước đang làm cho các doanh nghiệp lo lắng nhất khi hoạt động kinh doanh.

Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp nên đồi mới đầu tư công nghệ sản xuất từ sơ chế sang tinh chế và đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu, như vậy mới tăng giá trị xuất khẩu lên cao. Đồng thời thực hiện các chế

độ ưu đãi đối với họ như: miễn thuế doanh thu, ưu đãi cho họ về lãi suất cho vay để thay đổi các thiết bị sản xuất, ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và giảm thuế các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Xóa bỏ những bất hợp lý về thuế đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt đối với xuất khẩu các sản phẩm về trí tuệ. Điều chỉnh một số chính sách thuế còn chưa thỏa đáng đối với các doanh nghiệp.

Xử lý nghiêm khắc những trường hợp gây khó khăn làm chậm trễ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do các cơ quan có chức năng thi hành sai luật và bất buộc họ phải bồi thường, bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp.

Hàng năm Nhà nước nên biểu dương, khen thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động có hiệu quả ở những ngành xuất khẩu các sản phẩm đang gặp phải khó khăn nhưng vẫn mở rông được thị trường xuất và có chế độ khen thưởng đối với hàng hóa đạt chất lượng cao để khuyến khich các doanh nghiệp.

Một giải pháp nữa mà Nhà nước cần thực hiện là cần loại bỏ những mặt hàng xuất khẩu không mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như giảm tối thiểu việc nhập khẩu hàng chỉ để phục vụ tiêu dùng. Nhất là những mặt hàng mà nền sản xuất trong nước đã sản xuất được và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.

4/ Tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, tham quan,.... nhằm tiếp thị, quảng cáo với các nước trên thế giới, đặc biệt là khối ASEAN về những lợi thế và tiềm năng của Tỉnh để nước ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy được những cơ hội khi họ đầu tư vào Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Trong 06 tháng đầu năm 2004, số lượng các đoàn nước ngoài đến tỉnh

Bà Rịa- Vũng Tàu là 25 đoàn gồm có 262 người. Ngoài ra:

Tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, chúc Tết Nguyên Đán năm Giáp Thân đối với Tồng lãnh sự quán Singapore vá các nước khác; và tặng hoa cho các cơ quan nước ngoài đóng trên địa bàn Tỉnh.

xuất khẩu hoàn chỉnh hơn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, được như vậy là doanh nghiệp góp phần đem ngoại tệ về Tỉnh, làm giàu cho đất nước.

6/ Tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư khi vào tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu:

(Xem chi tiết ở phần 3.3 trang 79)

T ó m lạ i, nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả thì tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tốt đẹp hon nhiều. Vừa giải quyết được việc trả nợ nước ngoài vừa cân bằng được cán cân thương mại. Đồng thời sẽ thực hiện được mục tiêu do Bộ thương mại đề ra, đảm bảo sự hội nhập của kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nói riêng với các nước ASEAN.

3.3 CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN k h í c h đ â u t ư

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phát triển quan hệ kinh tế giữa tỉnh bà rịa vũng tàu với các nước đông nam á (asean) khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)