C ác chính sách đầu tư nưởc ngoài của tỉnh Bà Rịa -V ũng Tàu

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phát triển quan hệ kinh tế giữa tỉnh bà rịa vũng tàu với các nước đông nam á (asean) khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ VỚI CÁC NƯỚC ASEAN

3.3.6 C ác chính sách đầu tư nưởc ngoài của tỉnh Bà Rịa -V ũng Tàu

Ngày 15/9/1999, ƯBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành quyết định số 4734/1999/QĐ-ƯB về việc công bố chính sách chính sau đây:

1/ Khuyến khích những dự án đầu tư vào các lĩnh vực thủy sản, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn như: Xuyên Mộc, Long Đất và Châu Đức.

2/ Áp dụng mức giá thuê đất tối thiểu theo Quyết định số 179/1998/QĐ-BTC ngày 24 tháng 2 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bản qui định tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng với các hình thức đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam.

3/ Giá nước máy áp dụng thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước theo Quyết định số 3194/QĐ- ƯBT

và Quyết định 3195/QĐ-UBT đều ra ngày 10/6/1999 của ƯBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

4/ v ề phí và lệ phí: Thống nhất áp dụng một biểu phí tham quan cho người Việt Nam và các người nước ngoài tại các điểm tham quan; bãi bỏ lệ phí xét đơn cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài; không thu tiền lập và quản lý qui hoạch khi cấp chứng chỉ qui hoạch; bãi bỏ việc thu lệ phí đăng ký hoạt động của nhà thầu phụ nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được dùng đồng tiền Việt Nam để thanh toán các loại giá, phí và lệ phí.

5/ v ề thủ tục hành chính: Thời gian thẩm định, thời gian cấp phép đầu tư, giải quyết thủ tục thuê đất áp dụng tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu được rút ngắn xuống 50% so với qui định chung trên toàn quốc.

Cũng tại Quyết định 4734/1999/QĐ-ƯB, ƯBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ban hành danh mục các dự án đặc biệt khuyết khích đấu tư. Theo Quyết định này, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư là các dự án: Xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên; sản xuất các loại giống mới có năng suất cao; xuất khẩu trên 50% sản phẩm, sử dụng trên 500 lao động và có giá trị nguyên vật liệu sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 30% trong chi phí sản xuất sản phẩm; sản xuất vật liệu mới, quí hiếm, các dự án áp dụng công nghệ mới về sinh học, công nghệ điện tử; đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sản xuất cơ khí, điện, điện tử có giá trị gia tăng cao, khoảng sản khai thác; đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỷ thuật cao trong các khu công nghiệp; chế biến khoáng sản khai thác; đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỷ thuật cao trong các khu công nghiệp; xử

lý, chế biến các loại chất thải; xử lý ô nhiễm nước biển, bảo vệ môi trường cho cho vùng biển; đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

a / C ả i tiế n th ủ tụ c đ ầ u tư th e o h ư ớ n g đ o n g iả n :

Nhìn chung thủ tục đầu tư ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều cải thiện và chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng còn có nhiều phiền

hà, bất hợp lý gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư. Tuy thời gian gần đây, Nhà nước đã và đang thực hiện cải tiến thủ tục đầu tư theo hướng đon giản hóa và thực hiện “một cửa”, nhưng việc thực hiện chưa mấy hiệu quả. Đây là vấn đề đơn giản, vì thể phải thực hiện từng bước và có qui định chặt chẽ thời gian tối

đa giải quyết thủ tục: kể từ khi nhận hồ sơ đến khi giải quyết không quá 40 ngày. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cũng là cách tiết kiệm bớt chi phí cho các nhà đầu tư. Đây cũng là yếu tố thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

b / N â n g c a o m ô i tr ư ờ n g k in h tế v ĩ m ô c h o h o ạ t đ ộ n g đ ầ u tư :

Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế theo chiều hướng tích cực luôn

là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt đông của FDI. Một môi trường kinh tế vĩ mô tốt cho đầu tư phải bao gồm: cố gắng duy trì sự ổn định

về giá cả hàng hóa nguyên vật liệu, về giá trị của đồng nội tệ và ngoại tệ, hệ thống ngân hàng phải luôn thông suốt và hoạt động có hiệu quả, thị trường cung ứng và tiêu thụ phải phối hợp nhịp nhàng và cơ chế tồ chức quản lý nền kinh tế quốc dân.

Nếu đạt được những điều đó, chắc chắn đầu tư quốc tế sẽ phát triển. Hiên nay ở Việt Nam những điều này được thực hiện chưa tốt lắm, cần hoàn thiện hơn nữa để phù họp với các nước trong khu vực và các nước phát triển khác trên thế giới dẫn đến việc thuận tiện trong hợp tác đầu tư.

c / T ă n g c ư ờ n g q u ả n lý N h à n ư ó ’c đ ố i v ớ i h o ạ t đ ô n g đ ầ u t ư tr ự c tiế p :

Cơ chế tổ chức quản lý xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện và phù hợp với cơ chế thị trường. Do đó Nhà nước cần xem xét lại và tăng cường tập trung quản lý một số việc sau:

Rà soát lại các văn bản hiện có nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước để khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp đầu tư.

Phân biệt rạch ròi quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, xóa bỏ cơ chế “ cơ quan chủ quản” hay “xí nghiệp trực thuộc” đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay liên doanh. Tránh can thiệp vào hoạt động sản xuất của các xí nghiệp.

Cần kiểm tra định kỳ nhằm đôn đốc các xí nghiệp thực hiện đúng chức năng ghi trong giấy phép đầu tư. Kịp thời giải quyết những vướng mắc và xử

lý nghiêm khắc những vụ việc phát sinh do phía Việt Nam gây ra.

d / Đ ổ i m ớ i h ệ th ố n g tổ c h ứ c d ịc h v ụ tư v ấ n đ ầ u t ư v à c u n g c ấ p th ô n g tin

v ề đ ầ u tư:

Các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. cần phải mở rộng phạm vi và nội

dung hoạt động hon nữa. Không chỉ dừng lại ở các dịch vụ về Visa, thủ tục đơn giản thông thường mà cần chuyên sâu vào tư vấn kỷ thuật nghiệp vụ, pháp luật trước và sau khi có giấy phép đầu tư. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn đầu tư, phải tổ chức các công ty dịch vụ có đủ năng lực và có cơ chế hoạt dộng vừa hợp tác vừa cạnh tranh để cải tiến các hoạt động dịch vụ, bảo đảm phục vụ tốt các yêu cầu của nhà đầu tư với giá cả hợp lý. Đồng thời luôn nắm bắt các thông tin kinh tế quan trọng liên quan đến đầu tư để cung cấp sớm nhất cho khách hàng, đặc biệt là thông tin về cơ hội và đối tác đầu tư tại Việt Nam. Tạo sự tin cậy và uy tín đối với các nhà đầu tư.

Riêng phạm vi họat động nên đặt nhiều hơn các đại lý dịch vụ tư vấn để

dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho cả phía đầu tư lẫn phía tiếp nhận đầu tư.

e/ Tăng cường kết cấu hạ tầng:

Kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết đối với thu hút nguồn FDI. Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy: muốn tiếp nhận một đồng vốn đầu tư nước ngoài thì chủ tiếp nhận đầu tư phải có hai đồng vốn để vừa đầu tư cơ sở hạ tầng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi vừa tham dự đầu tư.

Vì vậy, mặc dù còn nghèo nhưng Chính phủ nên dành một khoản vốn từ ngân sách để đầu tư vào hạ tầng cơ sở nhất là tập trung xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước trong khu đô thị...Đ iều chỉnh lại các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào kết cấu

hạ tầng, kể cả tư doanh trong nước và các công ty xây dựng lớn được tham gia đấu thầu trong các dự án xây dựng đường xá, cầu cống, lĩnh vực viễn thông...

có thu lợi phí trong thời gian qui định từ bao nhiêu năm, sau đó chuyển giao quyền sử dụng cho Nhà nước,

g / Đ à o tạ o cá n b ộ q u ả n lý đ ầ u tư :

Ngay từ bây giờ Nhà nước cần tăng cường tồ chức và đào tạo cán bộ đầu

tư cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Phải đào tạo lớp cán bộ đầu tư có năng lực chuyên môn để có thể hoàn thiện hệ thống chính sách về đầu tư và có khả năng quản lý các hoạt động đầu tư ở các cấp độ cao. Họ phải được trang bị về chuyên môn, phong cách giao tiếp làm ăn trên thương trường quốc tế và thông thạo các ngoại ngữ để trở thành những đối tác tương xứng trong quan hệ hợp tác đầu tư với các công ty, tập đoàn tư bản lớn và các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực

về vốn, kỷ thuật, kinh nghiệm về quản lý, V .V ....

h / C h ú tr ọ n g v ấ n đ ề b ả o v ệ m ô i tr ư ờ n g :

Đây là vấn đề cần được quan tâm ngay từ những ngày đầu thực hiện dự

án, nếu không chỉ vì những cái lợi trước mất mà về lâu dài sẽ khó khấc phục được hậu quả làm thiệt hại trầm trọng đến môi sinh và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Bộ khoa học công nghệ và môi trường cần lập một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện kiểm tra và giám sát tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả xí nghiệp trong nước để kịp thời hướng dẫn và xử lý, ngăn chặn các sai phạm.

T ó m lai, tất cả các giải pháp trên tuy không phải là những giải pháp tối ưu, nhưng nếu thực hiện được thì hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam sẽ có hiệu quả tốt, góp phần lớn vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước vì thu hút được nhiều vốn và công nghệ.

Một phần của tài liệu Sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phát triển quan hệ kinh tế giữa tỉnh bà rịa vũng tàu với các nước đông nam á (asean) khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)