CÁC QUI TÁC VÀ HÌNH THÁI HÔN NHÂN

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu hôn nhân của cộng đồng chăm hồi giáo bà ni ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 47)

2.2.1 Hôn nhân dồng tôn giáo

Tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống xã hội của người Chăm Bà ni, đó là một tiêu chuẩn để phân biệt cộng đồng người

Chăm: Chăm Bà la môn (Bà la môn giáo), Chăm Hồi giáo Bà ni và

i

Chăm Islam (Islam giáo). Vì vậy có thể nói không một người Chăm nào là không theo tôn giáo. Theo qui định của tôn giáo, thành viên trong từng cộng đồng tôn giáo chỉ có quyền cưới vợ hay chồng trong nội bộ tôn giáo của mình, điều này càng khắt khe hơn với người đàn ông vì khi lẩy vợ họ phải theo tôn giáo của vợ. Ngay cả 2 cộng đồng cùng tôn giáo là Chăm B à ni và Chăm Islam nguyên tắc này cũng không bị loại trừ.

- 29 -

Tôn giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Chăm, cho nên

họ cư trú theo từng tôn giáo riêng biệt. Làng Văn Lâm (Chăm Bà ni), làng An Nhơn (Chăm Bà la môn)... Mỗi đứa con của Chăm Bà ni sinh ra đều được cha mẹ hướng theo lễ nghi tôn giáo mà cha mẹ đã theo. Vì vậy khi người con lớn lên xây dựng gia đình đều tuân theo các nguyên tắc tôn giáo đã hình thành từ nhỏ.

Chính vì sự khác biệt về tôn giáo đã gây nên những mối bất hòa giữa các cộng đồng tôn giáo và nhất là trong hôn nhân để lại những hậu quả lớn mà ngày nay xã hội Chăm đang phải gánh chịu và giải quyết. Cũng từ những nguyên tắc đạo lý của 3 cộng đồng tôn giáo khác nhau đã hình thành nên rất nhiều phong tục, tập quán trong hôn nhân với nhiều nghi lễ rất phức tạp.

Hôn nhân đồng tôn giáo là một nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân của người Chăm Bà ni. Nểu hôn nhân xảy ra giữa những người khác tôn giáo và khác dân tộc thì không đảm bảo tính thuần khiết về mặt dòng giống, vì thể con cái họ khi chết sẽ khô n g được phép hóa thân: đối với Chăm Bà ni không được chôn ở khồn, hàng chính trong nghĩa địa. Mặt khác bất kỳ tôn giáo nào cũng đều muốn bảo tồn tôn giáo, sợ mất người của tôn giáo mình nên không muốn có quan hệ hôn nhân với tôn giáo khác, đặc biệt vì theo chế độ mẫu hệ

cư trú bên vợ, con cái tính theo dòng họ mẹ nên không thể cho phép con trai đi lấy vợ thuộc tôn giáo khác.

Trong lịch sử xã hội Chăm, nguyên tắc hôn nhân trên đây đã được phản ánh rõ nét trong trường ca Chăm - Bini (A riy a Chăm - Bini). Chuyện tình đôi trai gái người con trai Bà ni với người con

gái Bà Chăm vừa ca ngợi tình yêu thủy chung vừa hàm ý nội dung phê phán tôn giáo, lên án những qui định ngặt nghèo vô lý. Nguyên tắc hôn nhân đồng tôn giáo đối với Chăm Bà ni và Chăm Bà la môn lại càng gay gắt hơn so với Chăm Islam. Mà những hậu quả của nó ngày nay xã hội Chăm tiếp tục gánh chịu. Khát vọng tình yêu chân chính của người con trai Bà ni trong trường ca khi lao vào lửa tự

thiêu cùng với người yêu là một lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau:

ì

“Hỡi những người ngày trước đã chết đi, làm sao n g h ĩ ra

N h ữ n g điều bịa đặt làm ch ủ n g tôi p h ả i khổ thế này Hỡi những người ngày nay, có ai là người có quyền th ể

Làm cho mất đi những ý n g h ĩ độc địa của người truớc đ ể lại đó

kh ô n g

- 'ị

Đe cho hai dòng đạo ch úng ta

ô , x ị ,

Được lây vợ lây chông, k h ô n g p h ả i ngăn cách như ch ú n g tôi. ”

Mặc dù có sự t á c ' đ ộ n g của chính quyền và những đổi thay của đời sống xã hội mới, những quan niệm mới về hôn nhân đang được hình thành, nhưng sự tác hợp cho trai gái hai cộng đồng Chăm Bà ni

và Chăm Bà la môn vẫn còn rất khó khăn. Bởi vì, hai đạo Bà ni và

Bà la môn được coi như hai con suối không chảy chung cùng một dòng, như mặt trời mặt trăng không thể sáng cùng một lúc, con trai con gái của họ vẫn không được phép xây dựng gia đình với nhau. Chúng tôi thiết nghĩ:

“C hăm 'Bà ni đâu xa

Cùng màu da cù ng dòng máu

I *

ChămBà ni đâu khó

Chung nước lọ, ch ung hạt cát lôi

\

Chăm lấy Bà ni được thôi

Ai rằng không được tội người ấy m a n g ”2

Ngày nay nguyên tắc hôn nhân đồng tôn giáo đã mờ nhạt và sẽ mất đi đặc biệt giữa Chăm Bà ni và Chăm Islam. Ở làng Văn Lâm rất nhiều gia đình vợ chồng trước kia th uộc Bà ni và Islam, khi kết hôn người chồng phải theo đạo của vợ nhưng vẫn không bị gia đình

bỏ rơi, ngược lại họ còn được giúp đỡ để xây dựng mái ấm. Tuy nhiên hôn nhân giữa Chăm Bà ni và Chăm Bà la môn vẫn còn rất khó khăn, đó là hậu quả của những qui định sai trái từ xưa để lại, ngày nay xã hội Chăm đang phải gánh chịu và giải quyết.

Ớ làng Văn Lâm ỉ , làng phát triển nhất của người Chăm, nơi chúng tôi khảo sát, đời sổng kinh tế nói chung của cộng đồng Chăm

Bà ni nơi đây rất ổn định, phải chăng đó là lí do làm cho những quan niệm trong hôn nhân được cởi mở và tự do hơn ngày xưa rất nhiều.

Bà C h ă m ( C h ă m Bà la m ô n )

A r i y a C h ă m B i n i , N X B Vă n h ó a dân t ộc.

2.2.2 Hôn nhân đồng dân tôc

Hôn nhân đồng dân tộc cũn g là một nguy ên tắc cơ bản trong hôn nhân của người Chăm Bà ni bên cạnh hôn nhân đông tôn giáo. Dù Ị rằng từ lâu người Chăm cộng cư với người Việt và các cộng đồng người khác trên một địa bàn khá gần gũi, nhưng hôn nhân của người Chăm với các dân tộc khác hầu như rất ít. Có chăng là trường hợp chồng Chăm vợ Việt còn ch ồng Việt vợ Chăm hầu như rất hiếm. Theo văn hóa người Việt, người vợ phải sang cư trú bên chồng, thừa

kế tài sản và chức vị theo họ bố. Điều này trái với tập tục truyền thông mẫu hệ Chăm là con gái phải cưới chồng và chồng cư trú bên

vợ. Luật tục Chăm không chấp nhận người phụ nữ khác họ cùng sổng dưới một mái nhà, vì thế nếu chồng Chăm lấy vợ Việt, người vợ sẽ

về cư trú bên chồng. Điều này gia đình bên chồng không thừa nhận

và họ tỏ ra hững hờ khô ng quan tâm. Mặt khác do khác nhau về

-

phong tục tập quán, ngôn ngữ nên rất khó thích nghi làm đời sống

càng khó khăn hơn.

\

Thực ra hôn nhân trong nội bộ dân tộc (có người gọi là nội hôn tộc người) là một nguyên tắc phổ biển ở hầu hết các dân tộc trên thế giới, nên có một số nhà nghiên cứu coi đó là một đặc trưng tộc người. Rõ ràng ở người Chăm nói chung và Chăm Bà ni nói riêng đặc trưng này vẫn còn được lưu giữ khá đậm nét ngay cả trong thời

kỳ hiện nay. Như ng họ khôn g còn quá gay gắt đối với những cặp vợ chồng khác dân tộc.

Trong hôn nhân khác dân tộc, thì hôn nhân giữa người Chăm và người Việt là phổ biến nhất. Tuy nhiên do sự khác biệt về văn hóa,

- 33 -

nguyên tắc này, chỉ cho con cái biết các mối quan hệ trong dòng tộc,

ai có thể kết hôn được, ai thì không, c ẩ n thận hơn khi con gái có bạn tình và có khi cả cha mẹ đã dạm chỗ cho con mình, họ đều phải hỏi ý kiến và tham khảo những người lớn tuổi trong dòng họ và ông “plan la” (chủ họ) để tránh trường hợp bà con xa mà không biết.

Ngu yê n tắc này vẫn được giữ gìn nghiêm túc trong xã hội Chăm

Bà ni ngày nay.

2.2.4 Môt số qui tắc khác về hôn nhân.

♦> Con riêng của vợ và con riêng của chồng không được lấy nhau.

❖ Con nuôi với người trong họ mẹ không được lấy nhau

♦> Trường hợp anh em cùng cha khác mẹ, về bên ngoại (bên cha) trừ anh em chú bác còn tất cả được lấy nhau.

2.2.5 Vấn dề ly di

Nếu người chồng chủ động ly dị thì bồi th ường bên nhà vợ 1 đôi trâu, ngược lại neu vợ chủ động ly dị thì trả lại của Hồi môn của chồng mang sang nhà vợ lúc mới cưới.

Theo luật tục Chăm duyên cớ người vợ xin ly dị thường rơi vào những trường hợp sau:

- Người chồng khôn g làm tròn bổn phận nuôi vợ con

- Chồng bỏ nhà ra đi mà khô n g có duyên cớ chính đáng

- Chồng cư xử trái phép với cha mẹ vợ và dòng họ vợ

Còn duyên cớ người chồng xin ly dị vợ như sau:

- Người vợ hung dữ, chửi rủa chồng và cha mẹ chồng.

- Ngoại tình, bỏ nhà đi 3 tháng không về mà không có lý do chính đáng.

Thủ tục ly dị như sau: vợ chồng mang cơi trầu đến nhà Pô Grù xin ly dị. Pô Grù xé lá trầu làm đôi cho mỗi người, tượng trưng cho

sự cách biệt. Sau 3 tháng ly dị người vợ có quyền đi lấy chồng khác. Ngày nay có qui định về ly hôn của nhà nước n hư ng người Chăm ít thực hiện theo.

Thường thì theo luật tục Chăm khi ly dị toàn bộ tài sản thuộc về người vợ kể cả con cái, người chồng không có gì cả. Tuy ngày nay ly

dị được xử theo luật pháp, đàn ông được chia tài sản nhưng về nhà

họ vẫn thực hiện theo luật tục Chăm. Vì họ cho ràng con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ cho nên mình không chia con thì không chia tài sản, toàn bộ để lại cho vợ. Tháng 4/2006 ở làng Phước Nhơn xử vụ

ngoại tình của vợ anh Tú. Tòa án chia con cái và tài sản ra làm đôi.

Nhưng về nhà anh T ứ chỉ lấy chiếc xe gắn máy mà 2 vợ chồng sắm được. Toàn b ộ của cải để lại cho VỢ.(I)

Người chồng trong gia đình người Chăm là thân phận làm rể. Người chồng phải có trách nhiệm nuôi sống gia đình, tạo ra của cải vật chất để nuôi vợ con. N hưng khi về già chết đi không mang theo được của cải mà chỉ mang nắm thân tàn về cho tộc họ. Adat Chăm nói:

(l) Đạo thị T h a n h H ư ơ n g , Vai t r ò p h ụ n ữ C h ă m t r o n g đời s ố n g g i a đ ì n h ở t i n h N i n h T h u ậ n

- 36 -

D i e p n g a k d r a p k a u r a n g

i Mutai ba talang ka guap Sổng làm ra của cải cho vợ Chết đi mang nắm xương về cho tộc họ

Ngày xưa tội ngoại tình bị coi là xấu xa nhất và bị phạt rất nặng với những hình thức nhục hình. Theo Aymonier: “nhữ ng người trộm cắp, gian dâm thì bị đánh 50 roi và phải nộp một khoản tiền phạt là 5 mâm gạo, một con dê và một thỏi bạc. Kẻ bị phạt phải quỳ lễ trước ông quan xử án và phải xin lồi bên phía bị thiệt hại, rồi thì được

th a ” .(1)

Ngoài ra tội ngoại tình còn phải chịu hình phạt nhục hình như cởi bỏ hết quần áo, cợt 2 người lại với nhau, hoặc dẫn đi xung quanh xóm làng để mọi người chê cười. Hình phạt này đến nay đã không còn, trường hợp ngoại tình xảy ra giữa những người cùng tộc họ lại

bị phạt nặng hơn nhiều lần.

i

Những quan niệm về hôn nhân của cộng đồng Chăm Bà ni vẫn phản ánh những ảnh hưởng của tôn giáo và chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên mức độ ghay gắt đã không còn, thay vào đó là sự cởi trói, từ bỏ những điều sai, tiếp thu những quan niệm mới tự do hơn. Đó là thành quả của cả một quá trình cố kết cộng đồng người Chăm lại với nhau.

(l) Bá T r u n g Ph ụ , Gi a đ i n h và h ô n n h â n c ủa n g ư ờ i C h ă m ở V i ệ t N a m , Đại h ọ c K h o a Họ c Xã Hội và N h â n Văn.

Trong đó người Chăm Bà ni được coi là gạch nối giữa hai cộng đồng

Chăm còn lại. Đặc biệt đời sống người dân ngày càng được nâng cao

í cũng là một lí do quan trọng góp phần làm cho quan niệm hôn nhân của Chăm Bà ni được thông th oáng như ngày nay.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu hôn nhân của cộng đồng chăm hồi giáo bà ni ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)