LẺ NGHI ĐÁM CƯỚI CỦA NGƯỜI CHĂM HỒI

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu hôn nhân của cộng đồng chăm hồi giáo bà ni ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 60)

GIÁO BÀ NI

\

Theo qui định của luật và giáo lý Hồi giáo, buộc tín đồ Hồi giáo chung sổng với nhau phải thông qua lễ cưới hỏi, cho nên ở người Chăm Hồi giáo Bà ni, đôi trai gái nào chnng sống với nhau mà không thông qua lễ hôn nhân thì họ gọ là “ dì n à ” là điều không tốt. Từ quan niệm của giáo lý hôn nhân đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống và người Chăm Hồi giáo, và có thể coi đó là tiêu chuẩn đầu tiên làm thước đo chuẩn mực của một con người Hồi giáo.

Chăm Hồi giáo Islam cũng như Chăm Hồi giáo Bà ni đã coi sự độc thân là một tội lỗị, nên trong gia đình th ường gả con sớm.

Quan hệ nam nữ ;trước khi đám cưới của người Chăm Hồi giáo

Bà ni giống như những người theo đạo Bà la môn. N g h ĩa là bước đầu của lễ thành hôn là một giai đoạn khó khăn, người ta th ường dùng một từ thầm kín có nhiều nghĩa nhưng thầm kín. c ầ n nhiều tài khôn khéo, xã giao, hùng biện đó là danh từ “pa luak pa n o i h ” (dạm hỏi).

Cũng như người Chăm Bà la môn, người con gái thuộc nội tộc, con gái đúng là nội tướng, có bổn phận nội trợ, quản lý tài sản, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc chồng con, th ờ cún g tổ tiên V.V..

- 38 -

Người con gái ngoài bổn phận làm mẹ, làm vợ còn gồm cả tứ đức:

công, dung, ngôn, hạnh ngoài ra còn phải hiếu khách.

1 '

í

❖ 1 Lễ PA LUAK PA NOIH (Dạm Hỏi)

Đây là giai đoạn khó khăn nhất của gia đình nhà gái, luôn luôn hoạt động âm thầm, bí mật càng kín đáo càng tốt. Vì e rằng câu chuyện mai mối khôn g thành gây ảnh hưởng rất lớn đối với gia đình

và cả thân phận cuộc đời của người con gái. Đối với người Chăm Islam, con gái trưởng thành không được giao du bên ngoài với người khác giới, ở nhà lo nội trợ. Nếu đi ra ngoài phải có người thân đi chung và phải che mặt lại. Vì vậy lễ dạm hỏi cũng âm thầm bí mật như Chăm Bà ni.

Khi con gái trư ởng thành, cha mẹ lo tìm kiếm trong làng hay vùng lân cận có chàng trai nào xứng đáng với con mình, chủ động tính toán việc cưới hỏi chồng cho con mình bằng cách nhờ ông mai mối (ôn binhuk) qua dò la tìm hiểu. Đối với Chăm Islam thi cha mẹ chàng trai ngỏ lời cầu hôn bàng cách “ bắn t i n ” qua trung gian của người mai mối, để dò la phản ứng nhà gái thế nào mới tiếp tục bàn những chuyện tiếp theo. Việc chủ động tìm kiếm đổi tượng hôn nhân cho con cái ngày nay cha mẹ vẫn làm n hư ng chỉ mang tính chất gợi

ý. Quyết định đi đến hôn nhân cuối cùng phần lớn vẫn thuộc về con cái. Đôi trai gái nào cảm thấy đủ điều kiện để tiến tới hôn nhân thì nhờ cha mẹ ra mặt để tiến hành lễ dạm hỏi.

Theo thủ tục nếu cha mẹ đàng trai đồng ý thì định ngày cho phép bên gái cử một sổ đại diện lại gia đình bên trai để làm lễ hỏi. Giai

đoạn dạm hỏi luôn luôn hoạt động về đêm đến khi có kết quả tổt mới

lộ mặt ban ngày bằng lễ hỏi.

I

❖ Lễ NAO POIH (Lễ Hỏi)

Đây là giai đoạn hoạt động bán công khai, tế nhị nhưng sáng tỏ

và có nhiều triển vọng. Sau lễ dạm hỏi nếu 2 bên gia đình và 2 dòng

họ đồng ý, thì nhà gái mang trầu cau đến nhà trai xin ấn định thời gian làm đám hỏi. Đặc biệt lễ hỏi của người Chăm Hồi giáo Bà ni khác với Chăm Bà la môn là nhà gái không cần hỏi ý kiến của thầy

Cả mà chỉ 2 bên bàn bạc thống nhất chọn ngày đám hỏi.

Theo cổ tục, tới ngày ấn định, nhà gái làm bán h trái bao gồm sacada hay còn gọi la pei saliya làm bằng trứng gà, bột và đậu phông được trộn chung với nhau, xong cho vào một cái tô đem chưng cất thuỷ. Ngoài ra họ còn pha thêm nước dừa. Bên cạnh đó còn có các loại bánh như pei nung (bánh tét). Đặc biệt có bánh truy ền thống như

“nòn y a ” bánh được làm bằng trứng gà pha với bột nếp. Sau đó làm thành các loại “pì n g ù ” tức các loại hoa xong bỏ vào chảo chiên. Ngoài ra còn có “ pei m a n g ” (giống bánh ốm của người Việt) và một

số trái cây như chuối, xoài, n h o . . . v à một lít rượu đựng trong một cái chiết mang qua nhà đàng trai, cùng đi với ôn b in h u k còn có cha, mẹ, cậu, dì và một số bà con thân tộc gần nhất. Bên nhà trai cũng mời bên thân tộc gần gũi để đến tiếp chuyện với họ nhà gái. Nếu không

có việc gì trục trặc xảy ra thì họ cùng nhau uống nước ăn bánh và bàn bạc về chuyện hôn nhân. Ngoài ra nhà trai còn tổ chức tiệc mặn hoặc tiệc ngọt để thết đãi đàng gái. Nhà gái khô n g mời nhà trai sang nhà gái “ làm k h á c h ” như Chăm Bà la môn.

- 40 -

Sau lễ hỏi được hai bên đồng ý và thống nhất nhà gái cử đại diện thường là cha mẹ mang một ít bánh trái đến nhà ông mai để tạ ơn, nhờ ông mai đến nhà trai bàn bạc chính thức ngày “ cló p a n ô i h ” (lễ đính hôn).

❖ Lễ TAKLOH PANÔI (Lễ Đính Hôn)

Đây là giai đoạn hai bên bàn bạc, đưa ra ngày chính thức để tổ chức đám cưới, đồng thời xác minh lại chú rể có đồng ý lấy cô dâu hay không. Theo tục lệ th ư ờ n g tổ chức vào ban đêm các ngày thứ 2 (puk), thứ 3 (thôm) theo lịch Chăm.

Đen ngày đính hôn, cha mẹ nhà gái cùng với người thân trong gia đình như ông cậu, bác, dì và cháu trong đó có cô dâu và ông mai mang rựơu, bia và có khi có nước ngọt, đặc biệt trong lễ đính hôn cần phải có cá khô thường là “kan p à u ” (cá đuối) dùng để đãi thết. Ngoài ra còn có trầu cau là một món không thể thiếu trong lễ đính hôn. Tất cả mọi thứ được đựng trong một cái chiết truyền th ố n g của người Chăm do chính cô dâu đội và cùng vài người khác mang đến nhà trai.

Đến ngày đã định, bên nhà trai cũng giống như bên nhà gái mời tất cả người thân, họ hàng đến chứng kiến lễ đính hôn của thành viên trong dòng tộc mình. Lễ được bắt đầu khoảng 7 đến 8 giờ tối. Cha

mẹ đàng trai đón đàng gái rất ân cần. Nghi thức đầu tiên là ông mai rót rượu khấn vái ông bà, tổ tiên của đàng trai báo cho biết là ngày đính hôn của thành viên trong gia đình, đồng thời cầu mong ông bà

tô tiên phù hộ. Lễ đính hôn th ường tổ chức ở giữa sân nhà và không

có bàn ghế, tất cả đựơc ngồi trên hai dãy chiểu dài. Đầu tiên bước

vào lễ, người tr ưởng tộc hay cậu của chàng rể đứng lên hỏi đàng gái

' - í , .

có đông ý lây anh tai làm chông hay không. Cô gái trả lời ưng thuận

i.

thì lễ được chấp nhận, sau đó hỏi tiếp đàng trai có chấp nhận lấy cô

gái làm vợ hay không. Nếu th uậ n cả hai thì lễ nghi đính hôn hoàn

thành..

Sau khi lễ đính hôn hoàn thành xong, nhà gái đem những thức ăn

như cá, rượu, bánh trái ra đãi thết họ hàng đàng trai. Họ hàng 2 bên

trò chuyện, chung vui đánh dấu buổi lễ đính hôn thành công và kết

thúc để chuẩn bị cho buổi lễ cuối cùng và quan trọng nhất trong các

lễ đám cưới đó là “pa k h á h ” (lễ cưới).

Sau lễ đính hôn ở người Chăm Hồi giáo Bà ni có tục lệ chú rể

tương lai phải phục vụ vô điều kiện cho nhà gái một tuần. Thương

chú rể tương lai làm những công việc như cày bừa, chặt củi, phụ việc

lặt vặt trong gia đình nhà gái. Ngoài ra cùng với thời gian này, cô

dâu cũng sang nhà trai giúp việc như nấu cơm, gánh nước cho cha

mẹ chồng tương lai của mình.

❖ Lễ PA KHAH ( Lễ Thành Hôn)

Lễ cưới của người Chăm Hồi giáo Bàni th ường được tiến hành

sau lễ hỏi ít ngày, nhưng không được quá 4 tháng. Có lẽ do không

muốn để lâu nhiều kẻ dèm pha sẽ gây khó khăn cho hôn nhân ảnh

hưởng không tốt cho việc cưới xin.

Người Chăm Hồi giáo Bàni cũng thống nhất ấn định ngày cưới

giống người Chăm Bà la môn th ư ờ n g là vào buổi chiều thứ 4 ngày

- 42 -

chẵn, trong hạ tuần trăng từ 16 đến cuối thá ng theo lịch Chăm của

các tháng như: thá ng 3, thá ng 6, tháng 8, tháng 10 và tháng 1 1.

ỉỉ

Vì theo chế độ mẫu hệ đám cưới do nhà gái tổ chức. Đến ngày cưới, nhà trai làm lễ rượu, trầu cau cầu trời và ông bà tổ tiên đã khuất chứng giám cho hôn nhân của con cái mình đặng cầu mong bình an và may mắn.

Đen ngày đã định những người bà con thân tộc và bạn bè đàng trai tập trung sang nhà đàng gái. Hồi giáo Bà ni không giới hạn số lượng tham dự như Chăm Bà la môn. Tất cả họ hàn g đàng trai đều có quyền tham dự khôn g phân biệt trai gái lẫn tuổi tác. Mỗi người đến tham dự đều mang theo tiền gọi là “ chền c h ú k ” tiền (gậup gàn), tức tiền họ hàng dùng để làm quà hồi môn cho chú rể.

Trước khi đưa chú rể sang nhà gái, chú rể khô n g cần làm lễ rửa tội giống như chú rể Chăm Bà la môn. N hà gái cử ông mai đến rước

họ hàng nhà trai về nhà gái làm lễ cưới. Đi đầu là người tộc trưởng,

chú rể đi kế, các ông già, thanh niên và cuối cùng là các cô thiếu nữ,

I

bà già. Tất cả các thành viên đều ăn mặc lịch sự gọn gàng, còn các

bà các cô trang điểm và đeo nhiều trang sức rất lộng lẫy và hấp dẫn.

Đoàn đưa rể đến gần nhà gái khoản g 20-30 mét mà chưa đến giờ lành thì phải dừng nghỉ 10-15 phút. N hà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi cùng với người cậu của cô dâu mang chiết, trầu cau ra đãi thết họ hàng nhà trai chờ giờ tốt. Tất cả cùng nhau uổng nước trò chuyện. Khi đến giờ lành, một số người trong phái đoàn nhà gái quay trở vào để thông báo về việc nhà trai đã qua

để chuẩn bị tiếp đón. Nhà trai sẽ vào nhà gái theo thứ tự như trước.

Để tỏ lòng kính trọng nhà trai, nhà gái đặt một lu nước “ khan y a ” có một người đàn bà cầm gáo múc nước cho từng thành viên nhà trai rửa chân tay và mời họ đi theo hàng chiếu đã trải sẵn bước vào nhà. Đặc biệt các thành viên đàng trai được ông, cha mẹ họ hàng nhà gái tiếp đón rất nồng hậu và cởi mở, đặt biệt phải hết sức kính trọng, không để mất lòng đàng trai. Nếu để mất lòng hay làm những điều không vừa ý, nhà trai có thể bắt lỗi và yêu cầu dừng đám cưới. Nếu

có vấn đề xảy ra hai bên phải tho ả thuận, th ường tộc trư ởng hai bên

đứng ra hoà giải. Nhà gái phải làm lễ “ thú t ộ i ” . Trường hợp trên

)

thường xảy ra ở đám cưới người Chăm Hồi giáo Bà ni mà người Chăm gọi là “ mứk k a i ” (bắt lỗi).

Trong nhà người ta trải 3 chiếc chiếu dài thành 3 hàng dọc, hàng chiểu giữa dành cho ông mai, chú rể, những người già cả và có chức sắc, hàng chiếu bên phải dành cho họ hàng nhà trai, hàng chiếu bên trái dành cho họ hàng nhà gái. Hiện nay không còn ngồi dưới chiếu thay vào đó là bàn ghể, nhất là họ hàng nhà trai được thết đãi ở trên

bàn. ỉ

Đến giờ qui định, chú rể được ông mai dẫn đi vào phòng the của

cô dâu, lúc này cô dâu đã được trang điểm và ngồi chờ sẵn. Phòng của cô dâu là một gian phía trong của căn nhà, kiế trúc theo lối nhà

cổ gọi là “thang y ơ ” (nhà tục). Trong phòng the được kê một tấm phản hoặc trải chiếu dưới nền đã đựơc yểm bùa chú, chú rể đến ngồi

kế cô dâu, ông mai cầm chiếc chiếu đập xuống 3 lần, khấn vái các thần linh rồi trải xuống tấm phản của cặp tân hôn, đầu chiếc chiếu

- 44 -

quay về hướng bắc, đuôi chiếc chiếu quay về hướng nam, kế đó ông

mai cầm hai chiếc gối đã để sẵn ở đấy kê sát vào nhau.

ị Trong lúc này, người ta mang vào một mâm lễ gồm trầu cau, vôi, rượu để trước mặt cô dâu và chú rể. Ông mai thắp nến làm lễ bổn mạng cho hai người, rồi rót rượu khấn vái thần linh yamư, pônưgan, pôpan cùng ông bà tổ tiên chứng giám cho hôn lễ này, và trịnh trọng lấy một lá trầu to, đẹp từ trong một hộp, xẻ đôi đưa cho cô dâu một nửa, cô dâu lại xẻ đôi miếng trầu ra, đưa cho chú rể một phần. Sau

đó chú rể cầm quả cau bổ đôi đưa cho cô dâu một phần, và vô dâu lấy ít vôi bôi vào trầu cau của chú rể và của mình, rồi hai người cùng ăn miếng trầu trong niềm hạnh phúc. Xong xuôi, cô dâu và chú

rể đợi giờ ra làm lễ.

1.

Theo nghi lễ của; Hồi giáo, đám cưới phải cử hành ở thành đường. Muốn làm lễ gia chủ phải đến hỏi người đứng đầu trong đạo gọi là “pô grù ” để ông này cho ngày tốt cử hành hôn lễ. Gia đình

phải báo cho họ hàng làng xóm biết đúng ngày đó đến thánh dường

4

làm lễ với con mình. N hưng ở bộ phận Hồi giáo Bà ni, nguy ên tắc này gần như không được thực hiện nguy ên si mà đã có nhiều cải biên.

Theo giáo lý của Hồi giáo, chú rể và cô dâu cùng họ hàng đến thánh đường làm lễ trước rồi sau đó mới vào phòng the. N hưng do ảnh hưởng của Bà la môn, chú rể đã vào phòng the trước, cho nên đành phải làm lễ rửa tội ở nhà, không đến thánh đường bàng cách tới ngày lễ đã định, người ta dựng một cái nhà lợp bằng tranh gọi là

“ cà n” để làm lễ. Bên trong được tran g hoàn g rất đẹp. Dưới mái nhà

người ta treo một hay hai tấm ra trắn g có tua phủ 2 bên.

•Ị

về y phục của chú rể gồm áo “ ao l o á k ” (ảo truyền th ống của người Hồi giáo Bà ni hoặc áo trắng kiểu sơmi, sarong trắng và đặc biệt chú rể phải cột đầu bàng khăn “ x ế u ” có tua 2 bên màu trắng. Cô dâu cũng mặc y phục truyền thống áo “ a m a y ” (áo dài Chăm), váy,

khăn choàng (khar drăm). Toàn bộ y phục cho lễ cưới đều mau trắng.

i Đen giờ làm lễ (thường vào k h o ả n g 8 giờ sáng) cô dâu và chú rể bước ra khỏi phòng the tiến về nơi làm lễ “ c à n ” gồm có thầy Imưm

và pô grù ngồi chờ sẵn. Bắt đầu nghi lễ, các giáo sĩ đọc kinh cầu nguyện, chú rể ngồi trước mặt sau đó là cô dâu, tiếp đến là mẹ và những người thân trong gia đình và họ hàng. N h ữ n g người thân của

cô dâu và chú rể cầu nguyện thánh Allah ban phước lành cho đôi vợ chồng trẻ.

Điều đặc biệt là chiếu được trải dài từ nhà cho đến nơi làm lễ mục đích để chân cô dâu và chú rể không chạm đất. Sau khi lễ đọc kinh cầu nguyệ n vừa chẩm dứt, cha mẹ của cô dâu nói với chàng rể rằng “hôm nay chúng tôi cho anh cưới con gái của chúng tôi là con gái này đ â y ” , chú rể đưa hai tay ra và trả lời rằng “ slan, slan, sl a n” tức là “tôi xin n h ậ n ” chú rể nói 3 lần trước mặt thầy Cả và 2 ông Imưm là nhân chứng cho cuộc hôn nhân này. Tiếp đến cô dâu chào giáo sĩ bằng cách lạy 3 lần rồi trở vào phòng the một mình, để chú rể

ở lại đó với 2 ông Imưm ngồi hai bên. Đặc biệt trong lễ cưới phải có một cặp cặp đứa trẻ từ 4-6 tuổi, mặc bộ áo truyền thống màu trắng giống như bộ áo cưới của chú rể gọi là “nưk là co n ” để ch ứng giám

- 46 -

cho cuộc hôn nhân.. Ông thầy Cả bảo giáo sĩ hỏi chú rể có bàng lòng

cho các giáo sĩ đứng ra làm trung gian, để cho cuộc hôn nhân của

4

anh ta hợp thánh đạơ không, những tặng vật chú rể mang tặng cô dâu gồm những vật gì. Theo tục lệ cổ truuyền, quà chú rể tặng cô dâu bắt buộc phải có một chiếc nhẫn có hình mắt cá, chất liệu bằng vàng, bạc hay đồng tuỳ theo hoàn cảnh gia đình chú rể (chiếc nhẫn này người Chăm gọi là “kara m ư ta ” . Sau đó thầy Cả cầu phúc cho họ bằng những đoạn kinh trích trong thánh kinh Koran. Thường buổi lễ cưới, cầu nguyện cho cuộc hôn nhân đều có lư hương dùng để đố trầm. Có lẽ hương trầm sẽ mang lời cầu nguyện đến với thánh Allah.

Trong tất cả các nghi lễ hôn nhân này th ường có ý diễn lại đám cưới cùa con tiên tri M oha met là Po Tha Mưh và Ali. Tất cả các vai trò chính của cuộc hôn nhân này đều có m ang tên mới của thành nhân toàn là những vị đã sáng lập ra đạo Hồi. N h ư n g chỉ nược tên trong lúc làm lễ mà thôi. Thầy Cả lấy tên M oha m et, vị đệ nhất Imưm

là Omar, vị Imưm nữạ là A bubak en, chú rể là Ali, cô dâu là Fatima. Sau đó 2 vị Imưm tay giữ chiếc nhẫn là người làm nhân chứng cho cuộc hôn nhân này bước vào nhà. Khi đó 2 vị Imưm móc ngón tay trỏ vào nhau hướng về phía cô dâu và nói với nàng Fatima: “ Hoàng

tử Mohamet phái chúng tôi đến đây để hỏi nàng có chấp nhận chàng Ali làm chồng hay c h ă n g ? ” nàng trả lời rằng: “ Tôi vui mừng chấp nhận. Chàng Ali đáp “ sl a n” 3 lần. Một vị giáo sĩ đeo chiếc nhẫn vào ngón tay cô dâu, một giáo sĩ khác trải tấm vải tr ắn g lên chiếc chiếu, rồi 2 giáo sĩ này đi ra 2 tay vẫn móc vào nhau tiến về hướng nơi làm

lễ. Và báo cáo với thầy Cả rằng: “Fa tim a đã chấp nhận cho chàng

A li” . Ông Grù cầm tay chú rể nhắc lại 3 lần rồi đề nghị 2 giáo sĩ dẫn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu hôn nhân của cộng đồng chăm hồi giáo bà ni ở ninh thuận khóa luận tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)