Kế toán quản trị kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn việt nhật quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.4. Kế toán quản trị kế toán bán hàng và xác định kết quả trong doanh nghiệp thương mại

- Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn cần thiết thông tin một cách chi tiết cụ thể về doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, để có đƣợc những quyết định đúng đắn cho sự phát triển doanh nghiệp không chỉ trong thời gian hiện tại mà cả về tương lai lâu dài. Việc kế toán chi tiết bán hàng và kết quả sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp quyết định nên mở rộng hay thu hẹp qui mô hoạt động, mở rộng, thu hẹp nhƣ thế nào, tới mức độ nào hay đình chỉ, quyết định tiếp tục SXKD hay

Kết quả kinh Kết quả hoạt

+

Kết quả hoạt động tài chính

+

Kết quả hoạ doanh trước

thuế

động sản xuất

kinh doanh động khác

chuyển hướng hoạt động.

- Để theo dõi chi tiết doanh thu của từng loại hoạt động TK 511 ngoài việc

TK 511 đƣợc mở thành 4 TK cấp 2 thì đối với kế toán quản trị có thể mở chi tiết hơn cho từng loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. (ví dụ TK 5111 có thể mở thành: TK

51111 – Doanh thu hàng hóa A, TK 51112 – Doanh thu hàng hóa B).

- Việc tổ chức kế toán quản trị chi phí của từng mặt hàng, sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ…theo từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp cần phải đƣợc tiến hành một cách đồng bộ và bắt đầu từ khâu tổ chức kế toán chi tiết giá hàng nhập kho,

chi phí mua hàng để xác định đƣợc trị giá vốn hàng bán, tới việc kế toán chi tiết doanh thu, thu nhập và việc phân bổ các chi phí thời kỳ: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ là theo dõi các khoản chi phí theo từng tiêu thức quản lí, lập các kế hoạch dự toán về định mức các loại chi phí để theo dõi cụ thể.

- Trong từng khâu cần phải tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán chi tiết để có thể tập hợp những số liệu, thông tin liên quan mà xác định đƣợc chi tiết kết quả kinh doanh từng mặt hàng sản phẩm, từng loại dịch vụ.

- Trị giá vốn hàng bán có thể được tính theo những phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm hình thành và sự vận động của hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp và việc đăng ký phương pháp tính trị giá thực tế hàng xuất kho của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mua bán vật tư hàng hoá thì trị giá vốn hàng bán đƣợc xác định bằng trị giá mua cộng với chi phí mua phân bổ cho số hàng đã bán.

- Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp cũng nhƣ việc tính toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, dịch vụ mà chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong nhiều trường hợp phải phân bổ cho cả số sản phẩm, vật

tƣ hàng hoá đã tiêu thụ và số sản phẩm vật tƣ hàng hoá đã sản xuất ra hoặc mua vào chƣa đƣợc tiêu thụ (tồn kho).

- Việc phân loại chi phí, doanh thu theo những tiêu thức khác nhau giúp kế toán quản trị nhận diện, tổ chức thu thập về chi phí đƣợc phù hợp tạo điều kiện cung cấp thông tin để xác định các báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc kịp thời, phù hợp

với yêu cầu của nhà quản lý.

Tổ chức kế toán quản trị chi tiết doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh từng hoạt động, từng mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ các nhà quản trị doanh nghiệp có thể thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, chi phí

và kế hoạch lợi nhuận cũng như việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá thành sản phẩm… đến lợi nhuận của doanh nghiệp một cách tốt hơn.

1.2.5 Sổ kế toán sử dụng cho kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Theo điều 10 Thông tƣ 133/2016/TT-BTC quy định: Doanh nghiệp đƣợc tự xây dựng mẫu sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán nhƣng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra,

dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu sổ ở phụ lục 4 thông tƣ 133/2016/TT- BTC bao gồm:

- Hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hình thức kế toán Nhật ký- sổ cái

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

* Hình thức kế toán Nhật ký chung: đây là hình thức ghi sổ kế toán phổ biến và

đƣợc nhiều doanh nghiệp sử dụng chủ yếu.

Là hình thức dùng sổ kế toán tổng hợp để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện phản ánh theo quan

hệ đối ứng tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái. Số liệu ghi trên sổ nhật ký chung

là căn cứ để ghi vào sổ cái.

Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, kế toán sử dụng sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 156, 511, 642, 911… và các sổ chi tiết.

Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu

đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ đƣợc ghi vào các tài khoản kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng

từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu khớp với số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính.

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung đƣợc thể hiện tại phụ lục số 1.1

* Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa các hình thức ghi sổ kế toán với kế toán trên máy vi tính: đây là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhƣng phải in đƣợc đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng kế toán tổng hợp chứng từ cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nhận các tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các những quy tắc đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán máy, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký – sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đƣợc in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán máy.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính cũng sẽ đƣợc thể hiện tại phụ lục số 1.2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, em đã thể hiện và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại theo thông tƣ 133/2016/TT-BTC

Qua việc tổng quan lại những vấn đề lý luận cơ bản của kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại, đề tài đã làm rõ được tầm quan trọng cũng nhƣ việc ghi nhận công tác kế toán tài chính và quản trị của kế toán doanh thu, chi phí, kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng.

Những vấn đề lý luận cơ bản được trình bày ở Chương 1 là cơ sở quan trọng

để đối chiếu, đánh giá những quy định về công tác kế toán bán hàng, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt Nhật Quỳnh Lưu, qua đó, cung cấp các căn cứ cần thiết đưa ra được các đề xuất, giải pháp, điều kiện hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt Nhật Quỳnh Lưu.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn việt nhật quỳnh lưu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)