2.3. Phân tích mô hình PEST
2.3.3. Yếu tố Văn hóa, xã hội
Nhân khẩu
Tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có sự phân bổ cơ cấu độ tuổi như sau:
Độ tuổi dưới 15 tuổi: chiếm 12,8%.
Từ 15 tuổi đến 64 tuổi: chiếm 61,5%.
Trên 64 tuổi: chiếm 25,7%.
Năm 2020, dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người, tăng 876.475 người so với dân số 96.903.947 người năm trước, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương (số lượng sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người). Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Việt Nam là 75,5 tuổi. Con số này cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi). Tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,4 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nữ giới là 79,6 tuổi.
Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam: theo thống kê, tính đến cuối năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo
cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/ năm, đến cuối năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, tỉ lệ hộ cận nghèo cả nước còn chiếm khoảng 4%
Gần 70% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 35 – đây cũng là độ tuổi có mức chi tiêu tiêu dùng cao nhất, tạo nên một thị trường hấp dẫn với nhu cầu khổng lồ. Nhóm người trẻ tuổi là nhóm người có thói quen tiêu dùng dễ thay đổi và dễ thích nghi, bắt kịp với thói quen tiêu dùng hiện đại của thế giới.
Phong cách sống
Sức khỏe - sở thích tiêu dùng quan trọng: Người tiêu dùng đang trở nên ý thức hơn
về tác động của sự lựa chọn thực phẩm của họ không chỉ đối với bản thân họ mà còn đối với môi trường. Ðiều này dẫn đến việc người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho việc tiêu dùng của họ. Dường như các sản phẩm thực phẩm, đồ uống
ít muối, ít chất béo và không đường tốt cho sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến. Thay vì chỉ mua được tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe đặc biệt, thì bây giờ bạn có thể mua ngay tại cửa hàng tiện lợi, siêu thị thông thường. Người tiêu dùng cũng có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống mà họ tin rằng sẽ ít gây hại hoặc có tác động tích cực đến sức khỏe điển hình như các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ động vật bằng thực vật (sữa đậu nành hoặc hạnh nhân), thịt được chăn thả tự nhiên. Các sản phẩm không gây dị ứng cũng đang trở nên phổ biến hơn cho những người không bị dị ứng.
Dân trí
Kết quả điều tra dân số toàn quốc năm 2019 cho thấy, Việt Nam có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỷ lệ này của nữ cao hơn nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học (chưa bao giờ học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019.
Tính đến năm 2020, tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi của cả nước đạt 97,85%, 14 tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn đạt 93,79%. 100% số huyện và
xã trên cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Do vậy, dân trí tốt luôn có ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng, kéo theo là sự hiểu biết rộng rãi đối với các sản phẩm nước ép đang được quan tâm. Tỷ lệ dân trí Việt Nam ở mức cao kèm theo là sự phát triển của công nghệ thông tin nên người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp những thông tin về sản phẩm nước uống trên các trang mạng xã hội như là báo đài, internet...từ
đó có thế dễ dàng chọn lọc thông tin để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe.
Thái độ, thói quen
Người tiêu dùng đang tìm kiếm sự thuận tiện: Khi cuộc sống của người tiêu dùng
và gia đình trở nên bận rộn hơn, họ tìm kiếm những giải pháp thuận tiện hơn. Thực tế, người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm FMCG thông qua hình thức trực tuyến nhiều hơn trước
Công nghệ đang thay đổi cách người tiêu dùng ăn và uống. Lối sống bận rộn mở đường cho các sản phẩm với ít đòi hỏi sự chuẩn bị chế biến và đóng gói hơn.
Suy giảm sự trung thành với thương hiệu: Một nghiên cứu mới đây của IRI* cho thấy quy mô của một thương hiệu ngày càng ít có lợi thế cạnh tranh hơn so với trước đây. Các thương hiệu nhỏ và siêu nhỏ đang ngày càng giành được thị phần thông qua việc thích nghi nhanh nhạy và nắm bắt xu hướng thị trường. Đặc biệt, khi mà người tiêu dùng trẻ tuổi đặc biệt thích những sản phẩm giới hạn, dành riêng cho một thị trường của những sản phẩm đang có sẵn trên thị trường.
Xu hướng của người tiêu dùng:
Nhiều người tiêu dùng Việt cho biết đã quan tâm vấn đề sức khỏe và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới và đồng thời sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác. Có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản phẩm có nguồn gốc địa phương và công nghệ.
So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm nội địa. Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.
Xu hướng lựa chọn sản phẩm thân thiê ̣n môi trường: Người tiêu dùng đang trở nên
ý thức hơn về tác động tiêu cực của việc sản xuất các sản phẩm FMCG và các sản phẩm phụ, chất thải tạo ra. Vậy nên các sản phẩm được dán nhãn là hữu cơ (organic) hoặc có nguồn gốc từ địa phương được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn.
Tuy nhiên, vào những năm gần đây, theo như những phân tích thì dân số Việt Nam những năm 2020-2050 dần có xu hướng già đi. Do tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng. Chính vì vậy, PepsiCo Việt Nam cần có những thay đổi trong chính sách phù hợp ví dụ như mở rộng khai thác thêm đối tượng như người trung niên, người cao tuổi. Do già đi nên xu hướng sẽ không thích đồ uống có ga chuyển sang đồ uống tốt cho sức khỏe.
Các yếu tố văn hóa thường xuyên có những thay đổi, những thói quen và xu hướng của người tiêu dùng dễ dàng bị thay đổi. Điều này thể hiện rõ nhất trong đại dịch Covid....