Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI AQUAFINA CỦA CÔNG TY SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM (Trang 31 - 41)

2.3. Phân tích mô hình PEST

2.3.4. Yếu tố công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hầu hết các hoạt động. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ toàn cầu trong những năm gần đây đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Những hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng hóa thạch, thâm dụng nhiều lao động và nguyên liệu thô, thải nhiều chất bẩn, độc hại ra môi trường

sẽ giảm. Cơ cấu công nghệ và cơ cấu sản phẩm sẽ dịch chuyển theo hướng hiện đại, phát triển bền vững. Các thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, công nghệ in 3D.... được ứng dụng vào trong các ngành kinh tế làm thay đổi bản chất, phương thức sản xuất, kinh doanh, quản trị đặt ra những yêu cầu mới đối với các quốc gia. Tiếp nối là công nghệ sinh học giúp đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền vững như giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, sản xuất năng lượng sạch... Như vậy,

xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu hiện nay tiếp tục khẳng định tài sản trí tuệ, khoa học và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là việc sản xuất ra các sản phẩm khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, mang lại giá trị lớn. Những xu hướng này có những tác động lớn đến quá trình phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Một số phát triển về khoa học công nghệ đã được ngành hàng nước giải khát áp dụng ở một số doanh nghiệp. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng và chuyển giao sang nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối

ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình khó khăn do dịch Covid-19, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ doanh nghiệp để tồn tại

và phát triển. Theo Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, một số tập đoàn, tổng công ty ở ngành như bia, rượu, nước giải khát đã có mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến

ở mức cao, tiệm cận với các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Năm 2020, SABECO chính thức công bố triển khai dự án chuyển đổi số mang tên SABECO 4.0. Đây là một chương trình chiến lược nhằm chuyển đổi mô hình hoạt động

kinh doanh. ABECO đang trên mục tiêu tối ưu hóa, chuẩn hóa và tự động hóa cách làm việc của tất cả các đơn vị trên toàn quốc nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường tại thị trường bia Việt Nam. Ngoài SABECO thì Tập đoàn Vinamilk ứng dụng hệ thống nhà kho thông minh vận hành tự động bằng robot mà không cần sự trợ giúp của con người.

Nhiều doanh nghiệp đứng đầu trong ngành hàng đã bắt kịp xu hướng lựa chọn những sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng nên đã có những khoảng đầu

tư vào công nghệ sản xuất để nâng cao độ an toàn của sản phẩm trước khi chung đến tay người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp áp dụng các công nghệ sản xuất an toàn và hiện đại như: công nghệ tiệt trùng Aseptic của Tân Hiệp Phát, Công nghệ lọc Hydro-7 của Aquafina, Hệ thống lọc nước RO sử dụng Filmtec Dow của Fresh Plus… Ngoài ra, người tiêu dùng hiện nay đang rất ưa chuộng các sản phẩm máy lọc nước được áp dụng các công nghệ lọc tiên tiến có chế độ nước nóng hoặc lạnh giúp tiết kiệm chi phí cho các sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.

2.4.3.5 Phân tích bản chất môi trường:

Sự bất ổn và phức tạp của môi trường

Yếu tố kinh tế

Tăng trưởng chậm:

Dù đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020 nhưng tuy nhiên Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn. Bên cạnh đó, sự bất ổn của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là

hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng

vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp và chậm cải thiện.

Lạm phát tăng cao

Tình hình lạm phát năm 2020 tuy đang nằm trong tầm kiểm soát nhưng vẫn là mức lạm phát cao nhất 5 năm qua. Giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào có sự gia tăng. Doanh nghiệp cần có những chi sách để đối phó với vấn đề này.

Thâm hụt ngân sách, nợ công

Quy mô chi tiêu ngân sách đã chuyển rõ từ thặng dư sang thâm hụt kể từ khi phải ứng phó với đại dịch Covid 19 và sẽ gia tăng nếu đại dịch tái bùng phát và kéo dài. Thâm hụt ngân sách và nợ công sẽ trở nên căng thẳng hơn, khiến cho dư chấn tác động của chính sách tài khóa sẽ bị thu hẹp lại, trong khi rủi ro kinh tế vĩ mô có thể gia tăng khi tiếp tục nới lỏng mạnh hơn chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế từ các gói hỗ trợ tài khóa được triển khai. Quy mô gói hỗ trợ tài khoá năm 2020 tại Việt Nam được đánh giá tương đương 3% GDP, thấp hơn nhiều so mức 15% của các nước phát triển và mức khoảng hơn 10% của các nền kinh tế mới nổi. Nhưng với quy mô nợ gia tăng và tình hình thâm hụt

ngân sách

hiện nay.Việc Chấp nhận tăng thâm hụt NSNN là điều không thể tránh khỏi .

Yếu tố văn hóa, xã hội

 Mất cân bằng giới tính

Về việc mất cân bằng giới tính thì theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ

số giới tính khi sinh (TSGTKS) của Việt Nam là 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái

được sinh ra, cho thấy mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh rất cao, đứng thứ ba châu

Á. Điều này sẽ để lại những tác động lâu dài đến cấu trúc dân số của đất nước. Số bé trai được sinh ra nhiều hơn mức bình thường sẽ dẫn dẫn dẫn đến dư thừa trẻ em trai và nam giới nếu tỷ lệ trẻ em trai sinh ra không giảm trong tương lai. Dự báo dân số cho thấy tình trạng mất cân bằng về số người trưởng thành sẽ khó có thể cải thiện vào những thập kỷ tới do hầu hết số người trưởng thành trong tương lai đều đã ra đời.

 Già hoá dân số

Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Người cao tuổi chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dân số nước ta và là một trong những nhóm người dễ tổn thương trong xã hội, cần được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện. Là một nước có thu nhập trung bình thấp nhưng Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ cơ cấu dân số vàng, bước đầu vào giai đoạn già hóa. Việt Nam nằm trong số 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Già hóa dân số đặt Việt Nam trước nhiều thách thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn cung lao động và sử dụng lao động người cao tuổi. Theo giới chuyên môn, tạo điều kiện cho người cao tuổi tiếp tục lao động không chỉ giúp họ có thêm thu nhập mà còn làm giảm những tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội do sự biến động của cơ cấu dân số gây ra

 Gian dối trong việc kinh doanh

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các DN kinh doanh chân chính. Hình thức kd dối trá, lợi dụng lòng tin sự thiếu hiểu biết của KH để đưa những sp đạo nhái những sp chính của các nhãn hàng vẫn diễn ra tràn lan ở khắp nơi, trên các trang mạng đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích giá rẻ, chuộng mua nhanh, mua dc nhiều mà giá rẻ nên những hình thức này đã đánh lừa người tiêu dùng bằng những sp kém chất lượng sau đó gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của các nhãn hàng có

 Trình độ lao động thấp

Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc

Yếu tố công nghệ

Sự phức tạp từ môi trường công nghệ là: sự thay đổi, tốc độ ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm hiện có. Sự bùng nổ, thay đổi chóng mặt của công nghệ làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện có trong ngành. Làm cho doanh nghiệp khó bắt kịp xu hướng

và phải thay đổi chiến lược phù hợp

Nguồn gốc của sự bất ổn:

Yếu tố kinh tế:

Dịch bệnh:

Trong thời gian dịch bệnh Covid 19 bùng phát, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng → sức mua của người tiêu dùng giảm đáng kể.

Nguồn cung – cầu:

Do tình trạng dịch bệnh chèn ép nền kinh tế nên rất nhiều cửa hàng, công ty phải đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản dẫn đến nguồn cung giảm đáng kể trong khi đó nguồn cầu về các nhu yếu phẩm vẫn đang tăng trưởng.

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi:

Trong khoảng 50% người tiêu dùng sẽ chi tiêu cho sản phẩm thiết yếu, 89% người tiêu dùng thay đổi cách thức mua sắm do lệnh cách ly toàn quốc, hạn chế việc đi lại nơi đông người.

➔ Các yếu tố ngoại vi này ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và luôn luôn biến động không ngừng, rất khó dự đoán và kiểm soát.

Yếu tố văn hóa, xã hội

 Mất cân bằng giới tính:

Có thể thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là do một số nguyên nhân như: Sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh, văn hóa Nho giáo với phong tục

về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên cũng như đánh giá thấp giá trị của nữ giới trong gia đình và xã hội tại mỗi vùng, miền và việc tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi khi mang thai hoặc chuẩn đoán

giới tính thai nhi dẫn tới nạo phá thai vì lý do lựa chọn giới tính,… Lạm dụng những tiến

bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh và áp dụng một số kỹ thuật sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối,…) để chẩn đoán giới tính thai nhi, kết hợp với phá thai chọn lọc giới tính (nếu là thai trai thì để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi).

 Trình độ lao động còn thấp:

Quy mô nền kinh tế Việt Nam không lớn; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

cơ cấu lao động tuy theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế;... là những yếu tố khiến cho năng suất lao động của Việt Nam còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực ASEAN

 Già hóa dân số:

Nguyên nhân Già hóa dân số gia tăng là hệ quả của hai tác nhân nhân khẩu học: gia tăng tuổi thọ và giảm thiểu năng lực sinh sản. Tuổi thọ con người gia tăng kéo theo sự gia tăng của độ tuổi trung bình do số lượng người cao tuổi .ăng lên

Yếu tố công nghệ

Có thể dễ nhận ra nguồn gốc của sự bất ổn này là về vốn và khả năng của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra thì vấn đề này còn do đất nước ta chưa tahajat sự bắt kịp sự đổi mới so với thế giới.

Lấy ví dụ như việc Chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt, nó chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng

nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống internet mạnh mẽ, chính vì vậy đòi hỏi trình

độ rất cao của cả về kỹ thuật cũng như nhân lực. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chúng ta chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi

số, các hệ thống platform cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới.

Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp – cả phần cứng và phần mềm. Vì vậy, việc sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn cũng như về mặt lâu dài. Trong khi các doanh nghiệp lớn đi nhanh hơn thì đối với các DNNVV chỉ có 10,7% cho biết họ đang đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm và phần cứng CNTT - theo nghiên cứu của Cisco năm 2019.

Cách ứng phó của Công ty Pepsico Việt Nam:

Yếu tố kinh tế

Nếu kinh tế bất ổn liên tục để ứng phó với tình hình này Suntory PepsiCo cần có những chính sách làm tăng doanh thu và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Việc tăng doanh thu và đóng thuế cho ngân sách Việt Nam cũng là một cách ứng phó với sự bất ổn của nền kinh tế

Trong thời gian tới tình hình lạm phát có thể tăng cao kéo theo đó là chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, Suntory PepsiCo cần chủ động trong vấn đề này, tăng cường hợp tác với các đối tác cung cấp để hạn chế việc tăng giá. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trong việc đảm bảo mức giá cho các sản phẩm không tăng so với trước đây mà vẫn đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Dịch Covid làm sức mua của người tiêu dùng củng có đôi chút thay đổi về các mật hàng thật sự cần thiết vì thế Suntory PepsiCo củng cần nên xem xét điều chỉnh lượng cung ứng sản phẩm của mình ra thị trường, tránh tình trạng sản phẩm bị ứ đọng không thể tiêu thụ được. Giảm các loại sản phẩm không tốt cho sức khỏe như nước có gas, có thể xem xét tăng cường các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ như là nước trái cây, nước khoáng, trà,...

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI AQUAFINA CỦA CÔNG TY SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)