CHƯƠNG III: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
3. Chức năng của truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế vẫn giữ các chức năng cơ bản của truyền thông nói chung, chỉ có điều phổ ảnh hưởng (hay nói cách khác là công chúng của nó) đã được mở rộng ra ở cấp độ toàn cầu và mang tính chất xuyên quốc gia.
Thông qua các chức năng vốn có của truyền thông, Truyền thông quốc tế hiện đang tham dự vào quá trình hình thành văn hóa ở hai cấp độ: cộng đồng toàn cầu
và cá nhân.
3.1. Định hình văn hóa ở cấp độ "cộng đồng toàn cầu”
- Chức năng Theo dõi (surveillance): Đây là chức năng cung cấp thông tin",
"cung cấp tin tức”.
Tầm quan trọng của chức năng này phần nào được thể hiện bằng số lượng nhân lực đông đảo làm trong lĩnh vực tin tức thời sự của Hoa Kỳ. Uớc tính trong những năm 1990, có tới 90.000 người làm việc trong lĩnh vực thu thập tin tức cho báo, đài, truyền hinh, tạp chí và các dịch vụ tin tức hữu tuyển.
Thời lượng mà các phương tiện truyền thông đại chúng dành cho tin tức cũng rất đáng kể: 4 kênh nhà nước chủ đạo của Hoa Kỳ dành tới 600 giờ/năm để phát tin; CNN phục vụ tin tức thời sự 24 tiếng đồng hồ/ngày; các tạp chí tin tức được chuyển đến tay hơn 10 triệu độc giả; 1.650 tờ nhật báo và 7.500 tờ tuần báo làm nhiệm vụ chuyển tải tin tức tại Hoa Kỳ. Tính bình quân mỗi ngày ở Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu người cập nhật tin tức từ truyền thông đại chúng.
Chức năng theo dõi của truyền thông đại chúng còn được phân nhỏ thành cảnh báo (warning/ beware surveillance) và công cụ (instrumental surveillance).
Cảnh báo là những tin tức giúp "người nhận" biết được về những sự kiện, những tình huống đang diễn ra trên thực tế và có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường xã hội mà họ đang sống. Nhờ vậy, công chúng dự liệu hành vi trong thời gian tiếp theo. Chắng hạn như trường hợp các phương tiện truyền thông đưa tin về chiến tranh, thảm hoa thiên nhiên, bệnh dịch...
Công cụ (instrumental surveillance) thuộc về những tin tức mang tính hữu
ích mà người nhận” có thể sử dụng trong đời sống thường nhật của ho; chang han như những thông tin khoa học thường thức, thông tin về giá cả, chỉ số chứng khoán hay chỉ số tiêu dùng.
3.2. Chức năng giải thích (interpretation)
Truyền thông quốc tế không chỉ cung ứng các so liệu và sự kiện, mà bên cạnh
đó, nó còn đưa lại cho người nhận ý nghĩa và nội dung của chúng. Đây là chức năng giải thích.
24
Downloaded by nhung hong (hongnhung141994@gmail.com)
Chức năng giải thích thể hiện một cách trực tiếp nhất ở những bài bình luận, phân tích sự kiện, phỏng vấn, thông tin hội thảo, các chuyên đề, chuyên mục... Vì trong cuộc sống, bằng những giao tiếp liên cá nhân, mỗi cá nhân trong xã hội khó
có điều kiện gặp gỡ và trao đổi thông tin với những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa... Các cá nhân đã có được cơ hội hấp thụ những tri thức giúp họ lý giải về những sự kiện mà họ quan tâm đang diễn ra xung quanh.
3.3. Chức năng gắn kết (linkage)
Truyền thông quốc tế có khả năng kết nối các kênh giao tiếp liên cá nhân với nhau mà trong xã hội chúng vốn không thể nối với nhau một cách trực tiếp.
Chẳng hạn quảng cáo kết nối nhu cầu của người mua với hàng hóa của nhà sản xuất; các cử tri biết được hoạt động của những người mà họ đã bầu qua các tờ báo.v.v. Tổn tại vô số những thực tiến tương tự, xác minh sự tồn tại chức năng kết nối của truyền thông đại chúng.
Một kiểu kết nối khác có thể thực hiện là: kết nối các cá nhân sống phân tán
về địa lý, nhưng cùng có chung lợi ích hoặc mối quan tâm.
Chẳng hạn, một cuộc chiến tranh nổ ra ở một khu vực nào đó sẽ khiến nhiều người ở khu vực khác quan tâm, mot khi họ có lợi ích hay thân nhân bị cuốn vào cuộc chiến này. Đơn cử như trong thời gian diễn ra chiến tranh vùng vịnh (năm 1991), ở Hoa Kỳ, mạng lưới truyền thông đại chúng đã ghi nhận kỷ lục về số lượng người sử dụng ti-vi, đài và báo để có thể nắm được những tin tức cập nhật nhất trong ngày,
Trường hợp điển hình khác về chức năng kết nối là bảng thông điệp (message board) trên Internet của hãng America Online và hãng Prodigy. Message board phân
ra các hạng mục quan tâm khác nhau để mỗi người đều có thể truy cập vào và đưa lên mạng thông điệp của mình cho người khác cùng đọc. Có tới 6.000 board như vậy và những hạng mục bao gồm đủ thể loại khác nhau - từ cách làm giảm cân cho đến những yêu cầu trợ giúp nghiêm túc...
3.4. Chức năng truyền trao giá trị (Transmision of Values)
Các nhà nghiên cứu còn gọi chức năng này với một cái tên khác là chức năng
xã hội hóa” của truyền thông quốc tế. Các phương tiện truyền thông đại chúng như ti-vi, radio, phim ảnh, sách báo... thông qua con đường "nhìn", “nghe", "đọc"... luôn đem lại cho khán thính giả một hình ảnh ít nhiều tổng quát về xã hội mà nguồn tin cung cấp. Một mặt, các giá trị chuẩn của một xã hội được truyền phát qua hệ thống truyền thông quốc tế, và hình thành nên các thể chế (mô thức hành vi) dựa trên các giá trị như vậy. Mặt khác, việc các chuẩn giá trị và hành vi của xã hội được truyền thông quốc tế lựa chọn để nhấn mạnh cũng đồng thời là việc củng cố những chuẩn giá trị và hành vi ấy trong thực tiễn quốc tế. Dưới ảnh hưởng thường xuyên và liên tục của truyền thông quốc tế, các cá nhân cũng thiên về lựa chọn những chuẩn giá trị và hành vi được các phương tiện truyền thông nhấn mạnh.
3.5. Chức năng Trình diễn/Giái trí (Entertainment)
Hiện nay, trình diễn đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ nhờ mạng truyền thông quốc tế (mang tính chất đại chúng). Nói cách khác, trình diễn đã trở thành một chức năng quan trọng của truyền thông quốc tế. Qua ti-vi, hàng chục triệu người trên khắp hành tinh theo dõi những trận bóng đá nảy lửa các bộ phim của Hollywood được trình chiếu trên toàn thế giới; làn sóng nhạc Rock & Roll cũng lan tỏa khắp nơi nhờ sức mạnh của truyền thông..
26
Downloaded by nhung hong (hongnhung141994@gmail.com)