CHƯƠNG IV: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
2. Truyền thông Viê ̣t Nam
2.5. Bài học đối với truyền thông xuyên biên giới
Môi trường truyền thông quốc tế là môi trường mở, độc đáo, đặc biệt quan trọng. Bên cạnh dòng chảy thông tin, truyền thông truyền thống cần được khai thác tối đa mặt tích cực, cổ vũ những giá trị tiến bộ, định hướng và tiến hành đấu tranh đối với những nhận thức, tư tưởng, quan điểm sai trái. Do đó, phải chủ động đánh giá, dự báo chính xác tình hình; chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề bức xúc của người dân; khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập, không để hình thành
“điểm nóng”, những xu hướng (trend) tiêu cực trên mạng xã hội. Các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ, công khai, minh bạch,
38
Downloaded by nhung hong (hongnhung141994@gmail.com)
kịp thời, nhất là với các vấn đề quan trọng được người dân quan tâm, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chiếm lĩnh truyền thông xã hội.
Truyền thông cần phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí trong thông tin tích cực. Đă ̣c biê ̣t, báo chí cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong thời đại ky thuật số. Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông tin chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm.
Cách thức truyền thông của báo chí lan truyền vào các quốc gia và khu vực khác nhau có thể khác nhau. Thông tin liên lạc xuyên biên giới giữa những người khác có thể dưới nhiều dạng như thông qua các mạng xã hô ̣i quốc tế, hay đầu tư, của các tập đoàn, của các giao dịch cấp phép. Hơn nữa, các hành động xuyên biên giới của các công ty truyền thông không nhất thiết phải nhất quán. Các chiến lược quản lý địa phương và toàn cầu có thể được áp dụng đồng thời và mô ̣t cách hợp lý
để cân bằng các vấn đề giữa truyền thông từ bên ngoài và truyền thông trong khu vực.
LỜI KẾT
Nhận thức đúng về Truyền Thông Quốc Tế, có một chiến lược phát triển bài bản về Truyền Thông Quốc Tế, như quản lý, xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ, đào tạo nhân lực sẽ đưa Truyền Thông Quốc Tế trở một cầu nối chia sẻ thông tin giữa dân tộc, văn hoá hoặc các nhóm người, các cộng đồng, kể cả ở cấp quốc tế và
ở cấp độ trong nước. Sự chia sẻ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, tạo ra bản sắc văn hóa riêng biệt không lẫn vào đâu.
Đối với phần lớn các vấn đề tồn đọng trong Quan Hệ Quốc Tế (như cảnh báo sớm, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, đàm phán hòa bình và thỏa thuận)
mà nhóm đã trình bày, Truyền Thông Quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
ra các chính sách đối ngoại, phát triển kinh tế và mối quan hệ với an ninh, môi trường, phản ứng quốc tế cảnh báo các tình huống khẩn cấp, ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột, cuộc đàm phán hòa bình và thỏa thuận, ứng phó quốc tế trường hợp khẩn cấp.
Thông tin là điều then chốt trong mọi vấn đề nêu trên, vì vậy Truyền Thông Quốc Tế càng đáng được lưu tâm và coi trọng.
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng. Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản. NXB Thông tin và Truyền thông. 2018.
2. Nguyễn Thị Hồng Nam. Truyền Thông Quốc Tế, Lý Luận Thực Tiễn (–– NXB Thông Tin và Truyền Thông. 2020.
3. Bài báo “Phát ngôn Biden - Putin không phải chuyện đùa” - Vi Trân, báo thanhnien.vn (https://thanhnien.vn/the-gioi/phat-ngon-biden-putin-khong-phai- chuyen-dua-1356271.html)
4. C.E. Shannon. “A Mathematical Theory of Communication” .
40
Downloaded by nhung hong (hongnhung141994@gmail.com)