Xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã của HUYỆN ân THI, TỈNH HƯNG yên (Trang 41 - 49)

1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã 1. Hệ thống khái niệm

1.3.3. Xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã

124. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

từng bước

phát triển cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ mới. Đa số cán bộ, công chức cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng; có lối sống giản dị, trong sáng, gần

gũi với nhân dân, tâm huyết với công việc. Đây là nhân tố quan trọng góp phần

đảm

bảo tổ chức thực hiện thành công đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu

đề ra.

125. Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, một bộ phận

cán bộ,

công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng có biểu hiện suy thoái vềphẩm chất đạo đức, thái độ quan liêu, hách dịch, chưa thực hiện tốt công tác dân

chủ cơ

sở; có dấu hiệu, tư tưởng cơ hội, ý thức kỷ luật kém gây mất đoàn kết nội bộ; tinh thần

phê bình và tự phê bình còn thấp, gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của

nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mặt khác, tỉ lệ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn còn cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến tháng 12/2012, số lượng và chất

lượng cán bộ, công chức ở nước ta như sau:

- về đội ngũ cán bộ cấp xã, cả nước có 145.112 cán bộ chuyên trách. Trong

đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 27.571 người (chiếm 19%); số cán bộ

nữ là

24.959 người (chiếm 17,2%). về trình độ chuyên môn, số cán bộ chưa qua

đào tạo

có 45.071 người (chiếm 31,06%); trình độ sơ cấp là 9.375 người (chiếm 6,46%);

cao đẳng là 6.095 người (chiếm 4,20%) và đại học là 32.142 người (chiếm 22,15%). về trình độ lý luận chính trị, số người chưa qua đào tạo là 25.571 người

(chiếm 17,46%); trình độ sơ cấp là 23.639 người (chiếm 16,29%); trung cấp 89.244 người (chiếm 61,5%) và cao cấp là 6.893 người (chiếm 4,75%).

- Đội ngũ công chức cấp xã có 111.496 người. Trong đó, số công chức người dân tộc thiểu số là 17.728 người (chiếm 15,9%), số công chức nữ là 28.097 người

(chiếm 25,2%). về trình độ chuyên môn: có 8.507 công chức (chiếm 7,63%) chưa

qua đào tạo chuyên môn; công chức có trình độ sơ cấp là 2.409 người (chiếm 2,16%); trung cấp là 66.251 người (chiếm 59,42%); cao đẳng là 6.790 người (chiếm 6,09%) và trình độ đại học là 27.539 người (chiếm 24,7%). về trình

độ lý

luận chính trị, số công chức chưa qua đào tạo là 46.082 người (chiếm 41,33%);

trình độ sơ cấp là 23.481 người (chiếm 21,06%); trung cấp là 41.119 người (chiếm

36,88%) và trình độ cao cấp là 814 người (chiếm 0,73%).

126. Qua số liệu trên cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở nước ta còn thấp. vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là việc làm rất cần thiết hiện nay.

127. CHƯƠNG 2.

128. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CẤP

XÃ CỦA HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Ân Thi 2.1.1. về số lượng, cơ cấu

a. về số lượng (Phụ lục 1)

129. Đánh giá về số lượng cán bộ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Ân

Thi ta xem xét đánh giá thông qua số liệu trong Phụ lục số 1.

130. Căn cứ vào bảng số liệu về số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Ân

Thi năm 2014 ta thấy:

- Tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện là 428 người. Trong đó, số

lượng cán bộ là 212 người, số lượng công chức là 216 người.

- Trong tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã thì cán bộ cấp xã chiếm tỉ lệ thấp hơn công chức cấp xã. Cụ thể:

131. + Số lượng cán bộ cấp xã là 212 người, chiếm tỉ lệ 49,5%.

132. + Số lượng công chức cấp xã là 216 người, chiếm tỉ lệ 50,5%.

133. Như vậy số lượng cán bộ cấp xã ít số lượng công chức cấp xã 04

người, tương

đương ít hơn 1%.

134. Qua việc phân tích trên ta thấy các xã trên địa bàn huyện Ân Thi cũng

đã quan

tâm bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tỉ lệ số lượng cán

bộ, công chức cấp xã của huyện khá đều nhau.

b. về cơ cấu

135. * Cơ cấu theo giới tính (Phụ lục 2)

136. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Ân Thi năm 2014 theo

giới tính

là không đồng đều, cụ thể:

- Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện tập trung chủ yếu vào nam giới.

- Năm 2014, tổng số có 428 cán bộ, công chức cấp xã thì có tới 226 cán bộ, công chức cấp xã là nam giới chỉ có 202 cán bộ, công chức cấp xã là nữ giới. Như

vậy mức chênh lệch cán bộ, công chức nam/ nữ là 140 người.

137. + Cán bộ cấp xã là nam giới có 176 người, chiếm 77,9%; trong khi cán bộ

là nữ giới chỉ có 36 người, chiếm 17,8 %. Như vậy mức chênh lệch cán bộ nam/

nữ là 116 người.

138. + Công chức cấp xã là nam giới có 166 người, chiếm 82,2 %. Công chức

cấp xã là nữ giới có 50 người, chiếm 22,1%. Như vậy mức chênh lệch công chức nam/ nữ là 116 người.

139. Như vậy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là nam giới cao rất nhiều

so với

nữ giới. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do nam giới thường có điều kiện học tập để nâng cao trình độ hơn nữ giới, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác

xã tốt hơn nữ giới trong khi nữ giới còn gặp nhiều vấn đề về gia đình hơn. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của cả nước, ngoài ra vẫn còn định kiến bất bình đẳng giới, điều này khiến cho nữ giới ít được trọng dụng hơn.

140. * Cơ cấu theo độ tuổi (Phụ lục 3)

141. Để có thể đánh giá về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Ân Thi

theo độ tuổi năm 2014, ta có thể quan sát bảng số liệu ở phụ lục số 3.

142. Căn cứ vào bảng số liệu về cơ cấu cán bộ theo độ tuổi cho thấy độ tuổi cán

bộ, công chức cấp xã của huyện Ân Thi tập chung không đồng đều ở các nhóm độ tuổi, cụ thể:

143. -Đối với cán bộ cấp xã của huyện tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 45-

dưới 55 tuổi và từ 55 - 60 tuổi là chủ yếu.

144. + Độ tuổi cán bộ cấp xã từ 44 - dưới 55 tuổi là 110 người trên tổng số

212 người,

chiếm tỉ lệ 52%;

145. + Độ tuổi cán bộ cấp xã từ 55-60 tuổi là 61 người trên tổng số 212

người, chiếm

tỉ lệ 28,7%.

146. + Trong tổng số 212 cán bộ cấp xã thì chỉ có tất cả 6 người trong độ tuổi dưới 30

tuổi và trên 60 tuổi chiếm 2,8%. Độ tuổi từ 30-dưới 45 có 35 người, chiếm 16,5%

147. -Đối với công chức cấp xã của huyện tập trung chủ yếu trong độ tuổi

từ 30-dưới

45 tuổi và từ 45-dưới 55 tuổi là chủ yếu.

148. + Độ tuổi công chức cấp xã từ 30-dưới 45 tuổi là 95 người trong tổng

số 216

người, chiếm tỉ lệ 44%.

149. + Độ tuổi công chức cấp xã từ 45-dưới 50 tuổi là 77 người trong tổng

số 216

người, chiếm tỉ lệ 35,5%.

150. + Trong đó độ tuổi dưới 30 chỉ có 25 người trong tổng số 216 người,

chiếm tỉ lệ

11,5%. Độ tuổi từ 55-60 có 19 người, chiếm 9%. Độ tuổi trên 60 không có công chức

nào.

151. Qua việc phân tích cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Ân Thi theo

độ tuổi có thể cho thấy cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện là chưa hợp lý. Thể hiện ở tỷ lệ cán bộ cấp xã của huyện trong độ tuổi từ 44-dưới 55 tuổi

và từ 55-60 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số cán bộ công chức xã. Đây là độ tuổi có nhiềm kinh nghiệm làm việc và thâm niên công tác, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Song điều này minh chứng rằng việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa được chú trọng, dẫn đến cán bộ

về hưu hoặc luân chuyển công tác không có nguồn kế cận. Nên cần có giải phải đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn cán bộ trẻ để có nguồn kế cận sau này.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã của HUYỆN ân THI, TỈNH HƯNG yên (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w