Phong tục về trang phục truyền thống

Một phần của tài liệu SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại địa phương (Trang 23 - 27)

4. Một số kinh nghệm tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

4.2. Nội dung chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương

4.2.1. Tìm hiểu phong tục, tập quán của đồng Thái tại địa phương

4.2.1.5. Phong tục về trang phục truyền thống

Ở tỉnh Nghệ An chúng ta có 3 nhóm người Thái, nhưng tiêu biểu là hai nhóm Thái: nhóm Tày Thanh (Thái đen) và Tày mường (Thái trắng). Trang phục đàn ông Thái rất đơn giản, họ mặc những chiếc áo thổ cẩm màu tối, hoặc

đồ bộ màu đen, hoặc màu chàm. Trong trang phục truyền thống, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen, nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.

Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp.

Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc, xuyến bạc đeo ở cổ và tay; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.

So với đàn ông, trang phục phụ nữ Thái cầu kì hơn. Người Thái có câu: ” Cày đỉ nắm khốn, cốn đỉ nắm chường dong”- Bởi vậy, chị em rất chăm chút cho

bộ trang phục của mình.

20

Hoa văn trên váy áo của đồng bào Thái bắt nguồn từ cuộc sống. Hoa văn của mỗi nhóm dân tộc thái đều mang những nét đặc trưng riêng về bố cục, màu sắc, lối trang trí tạo nên sự phong phú đa dạng, nhưng chúng lại thể hiện sự thống nhất cao về tính hình học và cách điệu hoá. Các hoa văn này phản ánh thế giới quan về vũ trụ, thiên nhiên và con người, đó là các hình hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối, đường nét khác nhau… với nhiều màu sắc sặc sỡ, kết hợp tinh tế thể hiện mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa con người với thiên nhiên. Với các mẫu thêu đa dạng : Mạc cướm (Quả trám); Ken kháu (Hạt gấc); Tín pủ (Chân cua), Tỉn khệp ( Chân rết), Tố nộc ( Con chim), Tố Bơ ( con bướm), Tố quáng (Con nai), Tố xứa (Con hổ) , Tả nghến (mặt trời), Tố ngược (Con rồng);

tố bơ (con bướm)...

+ Trang phục Thái Tày Thanh: áo cóm( áo ngắn) màu đen, cũng cổ tàu có họa

tiết thêu 2 bên hàng cúc. Kết hợp với váy có phần đầu màu đỏ, thắt lưng màu trắng làm bằng một cuôn sợi bện lại. Khi mặc người phụ nữ sẽ kéo phần đầu đỏ lên cao, buông áo vừa chấm thắt lưng, làm sao để phô thắt lưng to bản và thân

đỏ của váy. Vì chuẩn mặc váy của họ là " Húa léng éng phe" (Đầu váy đỏ, thắt lưng to bản).

Chân váy có hai loại:

+"Xín mục" là loại váy mà thân có những đường kẻ ngang màu trắng ( Trong đó có những họa tiết rất nhỏ gọi là " Bóc mục”)

+ Xín lán: Là loại váy thân không có sọc ngang.

- Khăn piêu: Khăn piêu Tày Thanh có tên gọi " khăn tải chờ lài mòn' ( Khăn piêu mô phỏng hình cây dâu). Vì cuộc sống của phụ nữ Thái gắn với công việc trồng dâu nuôi tắm nên họ làm chiếc khăn mô phỏng hình cây dâu. Một đầu khăn có tua rua, tượng trưng cho rễ cây; thân khăn là thân cây; đầu kia có thêu các họa tiết và có những bông hoa nhỏ làm bằng kén tằm, tượng trưng cho hoa dâu. Người thái có quan niệm: ma sợ kén tằm, nên nhất thiết những bông hoa này phải được kết bằng kén con tằm để tránh tà ma.Như vậy, khăn piêu không chỉ làm đẹp mà còn có nhiệm vụ bảo vệ người đội nó tránh sự uy hiếp của ma qủy. Đây là điểm khác biệt nhất của khăn piêu tày thanh so với tất cả các laoij khăn piêu khác.

21

+ Trang phục Thái Tày mường: Chiếc áo truyền thống được gọi là “ Xưa ná”

vì trước ngực có hai hàng cúc bạc hình con bướm hoặc thêu hoa văn. Một hàng

là âm, một hàng là dương. Hai hàng cúc cài chặt vào nhau biểu thị cho sự chung thủy, bền vững. màu sắc của áo thường là màu sáng, đa dạng. Cổ áo hình trái tim, hình chữ v hoặc hình tròn.

Chân váy của đồng bào Thái Tày mường có một điểm chung là : " Tọng hung" mô phỏng hình bảy sắc cầu vồng , mà cầu vồng thì đồng bào gọi là con rồng cạn "Tố Ngược hung" - là phần giới hạn hai đầu cho họa tiết thêu ở giữa. Hình thêu hoa văn rõ ràng, nổi bật hình chủ đạo, nhưng váy mỏng hơn, dây thắt lưng xanh hoặc đỏ, buông tà bên hông rất điệu đà. Chân váy buông trùm mắt cá chân. Chuẩn ăn mặc của họ là “Con cau pang, tín xin làm” (Nghĩa là: búi tóc to

bè, váy buông sát đất). Hai mẫu thêu được ưa chuộng nhất là : " Hỏ tả nghến" và

" Hỏ mè ngược".

+ “Hỏ tả nghến”: Chân váy thêu họa tiết hình mặt trời là họa tiết cổ và rất phổ biến hiện nay. Họa tiết mặt trời là biểu tượng của Nàng Ni trong huyền thoại Khủn Tinh, với cách thêu đối xứng làm nổi hình chủ đạo và làm cho bộ váy áo thật duyên dáng và hấp dẫn.

+"Hỏ mè ngược" là chân váy thêu họa tiết hình con rồng . Rồng cũng là một biểu tượng nữa trong huyền thoại Khủn Tinh. Nàng Ét Khay chính là người mẹ Rồng sinh ra đồng bào Thái và dạy cho chúng ta trồng lúa trồng ngô, chăn tằm dệt vải

ở mường Khủn Tinh - chính là quê hương Quỳ Hợp . Chân váy hình rồng được phụ nữ Thái đặc biệt ưa chuộng bởi nó mang tính biểu cảm cao, váy hình rồng

có tới 5 mẫu thêu, mỗi mẫu thêu có một tên gọi thú vị: Rồng đớp mồi, rồng ngủ trên cát, rồng lượn, rồng ngoảnh cổ...

Ngoài ra, còn rất nhiều mẫu thêu: Hình con bướm, chim , hươu, hổ, cây chuối, hình xương cá...

- Khăn đội đầu ngày thường là khăn vuông nhiều màu sắc, ngày lễ, ngày hội mới đội khăn piêu có thêu hoa. Khăn piêu người Thái trắng trang trí cả 2 đầu, không làm tua rua dài, và không bắt buộc làm bằng kén tằm như khăn người thái đen.

22

Như vậy, khi khoác trên mình bộ trang phục là họ đã mang trên mình nét văn hóa, tín ngưỡng và cả niệm tự hào vô bờ bến đối với nền văn hóa lâu đời của dân tộc mình.

Hình ảnh các thiếu nữ Thái : Người số 3 (trái sang) Là tày Thanh,

còn lại là Tày mường

23

Trang phục truyền thông của phụ nữ Thái với chiếc khăn piêu

Một phần của tài liệu SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp tiếng Thái tại địa phương (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)