CHƯƠNG III: CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ĐỂ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Phát triển đảng viên là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng trong trường học nhằm làm tăng thêm nguồn sinh lực cho Đảng như
Hồ chí Minh đã viết trong "Di chúc": "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết". Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đãthường xuyên tiến hành công tác phát triển Đảng. Nhiều đoàn viên, thanh niên tốt, gương mẫu, có chí tiến thủ nên Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành đảng viên chính thức. Học sinh có sức khoẻ, nhiệt tình, hăng hái, ham hiểu biết, ham tiếp thu cái mới, giàu sức sáng tạođược đào tạo,bồidưỡng
sẽ làm nên sự phát triển lâu dài của đất nước. Muốn thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong trường học mỗi cán bộ, giáo viên phải nêu gương, mẫu mực, mẫn cán và thựchiện các bước sau:
- Bình xét quần chúng ưu tú đi họccảm tình Đảng
- Cử đảng viên chính thức theo dõi, bồidưỡng, giúp đỡ
- Khi quần chúng đủ điều kiện 18 tuổitrở lênvà lậptrường tư tưởng, chính trị vững vàng, có động cơ vào Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, quan hệ tốtvới quần chúng, bạn bè; đạt thành tích cao trong học tập; ý thức tổ chức kỷ luật tốt; thừa nhận và thực hiện theo cương lĩnh và điều lệ Đảng...thì quần chúng tự nguyệnviếtđơn xin vào Đảng
- Chi đoàn họp xét (từng người một) đề nghị kết nạp đoàn viên ưu tú vào Đảng, lập danh sách gửi lên BCH Đoàn trường. BCH Đoàn trường họp xét và ra nghịquyếtđềnghị kếtnạpđoàn viên ưu tú vào Đảng
- Chi bộ cử Đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ, đi thẩm tra lí lịch (nếu cần); xin ý kiến nhận xét của chi uỷ nơi cư trú đối với người vào Đảng; chi uỷ chi
bộ tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi quần chúng sinh hoạt và chi
uỷ nơi cư trú; chi bộ họp xét (từng người một) nếu biểu quyết đủ từ 2/3 trở lên số đảng viên chính thức được triệu tập tán thành thì ra nghị quyết đề nghị kết nạp Đảnggửi lên đảnguỷ nhà trường
- Đảng uỷ trường họp xét (từng người một), biểu quyết đủ từ 2/3 trở lên số Đảng uỷ viên được triệu tập tán thành thì ban hành nghị quyết, hoàn thiện hồ sơ gửivề Ban ThườngvụHuyệnuỷ (qua Ban Tổ chứcHuyện uỷ)
- Khi có quyết định kết nạp đảng viên của Ban Thường vụ Huyện uỷ thì chi
bộtổchức lễ kếtnạp đảng viên (từngngười một)
Mỗi năm trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã kết nạp cho 3-4 học sinh vào Đảng cộng sản Việt Nam. Những học sinh ưu tú khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng đã ra sức học tập, rèn luyện, xác định được mục tiêu, lí tưởng sống cao đẹp, rèn luyện đạo đức cách mạng phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai đất nước. Những học sinh chưa được đứng vào hàng ngũ của Đảng sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu, rèn luyện hướng
đến hoàn thiện mình,
góp phần xây dựng
đất nước. Trong lễ
kếtnạp, bí thư chi bộ
luôn nhắc nhở các
em hoàn thành xuất
sắc vai trò một đảng
viên trong thời kỳ
đổi mới đất nước,
thực hiện tốt bài học
tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí
Minh.
Hình 7: Buổilễkết nạpĐảng viên cho học sinh
2. Giáo dục tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, tư tưởng về quốc phòng toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân bằng việc tổ chức buổi nói chuyệnvớihọc sinh của cựuchiến binh từng tham gia kháng chiến
Để tăng thêm sự hiểu biết của học sinh về tư tưởng và quyền làm chủcủa nhân dân, tư tưởng về quốc phòng toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mà Hồ Chí Minh đã để lại, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã tổ chức hoạt động ngoại khoá: mời cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến nói chuyện vềlịch sử, về vai trò của nhân dân trong kháng chiến và trách nhiệm củamỗi công dân trong thời đại hiện nay. Nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, Đoàn trường phối hợp với Công đoànmời cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến kể lại một
số câu chuyện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩcứu nước. Trong những
câu chuyệnấy, cựu chiến binh đã nhấn mạnhsự hi sinh của các anh hùng liệt sĩđể bảo vệ quyền làm chủ cho nhân dân, tư tưởng quốc phòng toàn dân và lực lượng chính là nhân dân. Bài phát biểu củacự chiến binh còn nhấn mạnhtư tưởngcả Bác
về quốc phòng toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Hình 8: Buổi nói chuyện của cựu chiến binh nhân ngày 22/12
Buổi sinh hoạt ấy có lồng ghép các chương trình văn nghệ ca ngợi về Tổ quốc, nhân dân. Quá trình tham gia hoạt động giúp học sinh hiểu thêm về vai trò của nhân dân đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân, thế hệ trẻ ngày nay trong việc gìn giữ và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Vậy tư tưởng của Hồ Chí Minh dần được thấm nhuần trong ý thức của các thế hệ học trò giúp các em có định hướng đúng đắn cho vai trò và trách hiệm của bản thân trong hiện tại và tương lai.
3. Thực hiện theo tưtưởng Hồ chí Minh về dân chủ và kỷ luật bằng cách
tổchứcthường xuyên các hoạtđộng củađội an ninh xung kích
Mục đích hoạt động của đội an ninh xung kích là kiểm tra, đôn đốc các học sinh vi phạm nội quy nhà trường. Kết quả của hoạt động này sẽ chuyển lên Đoàn trường đểĐoàn trường cập nhật thường xuyên cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủnhiệm nhắcnhở, rănđe, kỷluật kịpthời đểngănchặnhọc sinh không tái phạm
và lấycăn cứxếploại hạnhkiểm.
Đội an ninh xung kích được thành lập trên tinh thần tự nguyện do Đoàn trường chỉ đạo, quản lí. Đoàn trường sẽ chọn các cá nhân tiêu biểu, có ý thức tốt trong các lớp đãđăng ký để thành lập,hướng dẫn,tổ chức hoạtđộng.
- Tổ chức bàn bạcđưa quy chếhoạtđộng:thời gian, nội dung, hình thức
- Hàng ngày đội có mặt trước lúc vào học 15 phút để kiểm tra, ghi chép, nhắc nhở học sinh vi phạm an toàn giao thông, đi chậm, không đồng phục, ...
- Trong các giờ ra chơi, đội an ninh xung kích chia nhau mỗi buổi 5 em bí mật theo dõi, kiểm tra việc hút thuốc, thu gom và phân loại rác thải, sự an ninh trong trường học.
- Cuối tuần cả đội sẽ xem lại những đoạn trích xuất camera rà soát các lỗi vi phạm trong toàn trường để Đoàn trường báo về cho giáo viên chủ nhiệm xử lí.
Các hoạt động của đội an ninh xung kích thực hiện đúng yêu cầu, theo nguyên tắc nhất định ý thức được tính kỷ luật và giá trị của tính kỷ luật. Mỗi học sinh biết các lỗi vi phạm để kịp thời sửa chữa, học sinh kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến hình thành ý thức về tính dân chủ. Thông qua các hoạt động các em tạo được bầu không khí mới mẻ, điều chỉnh hành động của tất cả học sinh. Mỗi học sinh hiểu được trách nhiệm tuân thủ nội quy nhà trường. Trong trường cũng hình thành nét văn hoá đề cao sự tôn trọng đồng thời rèn luyện tính kỷ luật. Sau mỗi tuần học, Đoàn trường sẽ tổng kết gửi về cho giáo viên chủ nhiệm và nhận xét dưới
cờ tuần tiếp theo. Đoàn trường nhấn mạnh vai trò của đội an ninh xung kích và yêu cầu thực hiện theo tư tưởng của Bác về dân chủ và kỷ luật.
4. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức: Yêu thương con người bằng cách tổ chức tham quan các di tích lịch sử, văn hoá; hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đoàn trường, hàng năm nhà trường phối hợp với các chính quyền địa phương một số xã trong việc tổ chức chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng, nghĩa trang. Mỗi năm nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của
3 xã. Mỗi tháng cử 01 đoàn học sinh đến vệ sinh, nhổ cỏ, quét vôi, trồng cây, chăm sóc cây...Đó là những hành động thiết thực, cụ thể góp phần giúp học sinh trải nghiệm thực tế, bảo vệ các khu di tích lịch sử, bảo tồn về các giá trị văn hoá, hình thành ý thức biết ơn đối với những người có công với đất nước. Mỗi ngày lễ lớn, đoàn trường sẽ cho các lớp đăng kí làm việc tốt tại các nghĩa trang liệt sĩ của xã, huyện. Với tinh thần tự nguyện, mỗi học sinh khi tận tay chăm sóc phần mộ của liệt sĩ sẽ xây dựng tình cảm thiêng liêng với những người đã hi sinh vì đất nước. Năm 2018 đến nay học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ huyện Thanh Chương, các xã: Thanh Hưng, Thanh Đồng, Thanh Phong, Thanh Ngọc, Thanh Lĩnh, Ngọc Sơn.
Những ngày lễ, tết Đoàn trường tổ chức cho một số học sinh đi thăm và tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sĩ. Việc làm ấy cũng giúp học sinh hình thành nhận thức và rèn luyện hành vi hướng đến truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". Những địa điểm, con người ấy là các minh chứng cho sự hi sinh vì đất nước, vì nhân dân nên các hoạt động thường niên của nhà trường đã góp phần giúp học sinh hiểu được công lao và những giá trị của những người “Trung với nước, hiếu với dân".
Hàng năm, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã tổ chức nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm tại các di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Đây là hình thức hấp dẫn đối với học sinh. Do nhu cầu mở rộng hiểu biết về thiên nhiên,
về cuộc sống xã hội, các em rất thích những nơi xa lạ, những nơi có phong cảnh đẹp, có các di tích lịch sử, văn hoá. Việc tổ chức tham quan dã ngoại sẽ cho học sinh nhiều bổ ích. Mỗi năm tham quan ở một số di tích theo các vùng khác nhau. Các em học học sẽ dần được hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc đồng thời nhận thức được trách nhiệm của mình với nhân dân, đất nước. Đoàn trường đã tổ chức cho toàn thể học sinh tham quan trải nghiệm ở quê Bác, Ngã ba Đồng Lộc,
Truông Bồn,
Vũng Chùa – Đảo
Yến, Lam Kinh,
khu lưu niệm
Nguyễn Du, đền
thờ vua Quang
Trung...
Hình 4: Học sinh tham quan tại Khu di tích Lam Kinh
Để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm này, Đoàn trường lên kế hoạch cụ thể duyệt với Ban giám hiệu nhà trường sau đó thông qua giáo viên chủ nhiệm, họp cán sự lớp lên kế hoạch và cho học sinh làm đơn tự nguyện đăng ký tham gia. Trong đó, Đoàn trường quán triệt học sinh về một số vấn đề thời gian, nội dung hoạtđộng, nhắcnhởhọc sinh trong quá trình đi sẽ thu thập thông tin dữliệu để làm bài thu hoạch. Mỗi học sinh nộp một bài thu hoạch về chuyến đi viết bằng tay để giáo viên lịch sử,địa lí, văn học chấm lấyđiểm. Mỗilớp nộp ít nhấtmột video cho Đoàn trường đăng lên trang của trường sau đó bình chọn và trao giải. Trong mỗi bài thu hoạch đó lưu ý rút ra bài học đạo đức của Hồ Chí Minh thông qua chuyến
đi.
Những hoạt động trên giúp các em bảo vệ môi trường cảnh quan di tích, hình thành tình cảm yêu quê hương, tự hào về quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên. Những câu chuyện về sự hi sinh của thế hệ trước giúp học sinh hình thành trong đời sống tinh thần đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" như Hồ chí minh đã căn dặn:
"Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn học tập tinh thần dũng cảm của các anh hùng liệt sĩ để vượt qua tất cảmọi khó khăn, gian khổ hoàn thành sựnghiệp cách mạng mà các liệtsĩ đãchuyểnlại cho chúng ta".
5. Giúp học sinh làm theo đạo đức Hồ Chí Minh nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới: “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình" qua các hoạtđộngthiện nguyện
Hồ Chí Minh luôn đề cao phẩm chất cao đẹp của con người và suốt đời sống theo lẽ sống: yêu thương con người. Tình yêu thương là một trong những phương diện
đánh giá nhân cách con người. Nhận thức điều đó trường THPT Nguyễn Cảnh Chân luôn chỉ đạo tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành nhận thức và thực hiện theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh. Ban Giám hiệu nhà trường đãchỉđạo Đoàn trường và Công đoàn thường xuyên gom quỹ để giúp đỡ cho các học sinh nghèo, đồng bào gặp khó khăn, giáo viên công nhân viên gặp hoàn cảnh đặc biệt bằng nhiều cách khác nhau như:
- Tổ chức cho học sinh trồng hoa, làm vườn rau, gom rác thải...để gây quỹ: những năm gần đây Đoàn trường và Công đoàn hướng dẫn học sinh trồng rau vừa giúp học sinh ởtrọ cải thiệnbữaănvừa để bán rau sạch góp quỹtừthiện.
- Tổ chức các buổi lao động giúp đỡ nhân dân gặp khó khăn:Tết nguyên đán, Công đoàn và Đoàn trường vận độnghọc sinh thi gói bánh, làm mứt...hoặc đến tại nhà học sinh gói bánh. Các sản phẩm của các lớp làm quà cho các học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong đó các lớp giới thiệu, Đoàn trường xét, rà soát thực tế chọn 5 em học sinh khó khănđặcbiệt để nhà trường đến nhà chúc tết. Đạidiện ban giám hiệu, Đoàn trường, Công đoàn, giáo viên chủ nhiệm cùng một nhóm học sinh đến dọn dẹp, sửa sang, vệ sinh nhà cửa trao quà trị giá khoảng 2 triệu đồng mỗi em.
- Tổ chức cuộc thi "Tấm lòng nhân ái" trên mạng xã hội để học sinh tự giác làm việc thiện: chăm sóc người già neo đơn, rửa xe gây quỹ thiện nguyện, tu sửa nhà cửa cho những gia đình khó khăn...
- Tổ chức cho học sinh vận động nguồnquỹtừ các doanh nghiệp, học sinh cũ, các cơ quan: học sinh trực tiếp đến các cơ quan, doanh nghiệp trình bày mục đích
và vậnđộngquỹthiệnnguyện.
- Tổ chức cho học sinh tự làm và bán mộtsốsản phẩm gây quỹthiện nguyện: năm 2020 học sinh nhà trường đã làm và bán các sản phẩm góp quỹ thiện nguyện cho các bạn nghèo với số tiền 65 triệu đồng. Hoạt động trải nghiệm bằng việc làm bánh, làm mứt tết; bán hương, bán bao lì xì, bán khẩu trang...đã rèn luyện tính tự tin, linh hoạt cho học sinh. Đặcbiệt, các hoạt độngấyxuất phát từ tình yêu thương, chia sẻ vớibạn bè nên các em sẽ hiểu được giá trịcủa tình yêu thương.
Hình 5: Hình ảnhhọc sinh gói bánh, làm mứt tặng gia đình bạn nghèo
Quá trình tham gia các hoạt động trên học sinh đượcchứng kiến, thấuhiểunỗi khổ của con người nên sẽ nảy sinh tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người gặp khó khăn, bấthạnh. Các hoạt động ấy đều thực hiện qua sựhướng dẫn,
tổ chức của giáo viên nên giáo viên tổng kếthoạt động luôn nhấnmạnh đó là hành động đúng đắn noi gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: biết yêu thương con người,biếtđồng cảm, chia sẻ với mọingười,sống có nghĩa có tình. Đó cũng là mộtmục tiêu của giáo dục.Từđóhọc sinh sẽ có lốisốngtốt đẹphơn.
6. Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh: ý thức tiết kiệm và đức tính cần cù, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công qua việc duy trì câu lạc bộ bảovệ môi trường;trồng và chăm sóc vườn hoa, vườn rau an toàn; bảo vệ, tu sửacơsởvật chất
Các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng luôn được đề cao để rèn luyện ý thức tiếtkiệm và đức tính cần cù, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công. Hàng năm Đoàn trường tổ chức các câu lạc bộ đội nhóm trong đó có câu lạc bộ bảo vệ môi trường. Câu lạcbộ do mộthọc sinh làm chủdướisựhướngdẫn tổ chứccủa ban lao động nhà trường đã hoạt động có hiệu quả. Hàng tuần các em sẽ cắt tỉa cây xanh, chăm sóc vườn hoa và bảo vệ vườn trường xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Những việc làm ấy giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ của chung, sẵn sàng cốnghiến cho tậpthể theo lờirăndạycủa Bác.
Hình 9: Mộtbuổi lao độngtrồng hoa của học sinh tại trường
Việc trồng và chăm sóc vườn hoa, vườn rau an toàn không chỉ góp quỹ thiện nguyện cho nhà trường mà còn nâng cao đời sống cho học sinh ở trọ. Dưới sự hướng dẫn của ban lao động nhà trường, mộtsố học sinh tự nguyện làm đất, trồng hoa, trồng rau và chăm sóc vườn cây. Thành quả thu được là số tiền 970.000đ góp quỹ "Vì bạn nghèo". Hoạt động trên giúp các em có ý thức tiết kiệm, ý thức sống
vì cộng đồng. Lao động cần cù, siêng năng sẽ tạo thành thói quen. Những buổi lao động dưới sựhướng dẫn của thầy cô giúp học sinh làm việc có kếhoạch, sáng tạo
và có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân. Đồngthời cống hiến sức lao động và thành quả lao động cho hoạt động thiện nguyện khiến mỗi người trở nên "trong sạch, không tham lam". Quá trình lao động sẽ rèn luyện học sinh đức tính cần cù, chịu khó là một phẩm chất mà Bác luôn nhắc nhở mỗi người.
Bằngsựchỉđạo của Ban giám hiệu,sựhưởngứng củaphụ huynh, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đã tổ chức cho các lớp tự tu sửa phòng