3. Giải pháp, biện pháp đã thực hiện
3.3. Các giải pháp để tuyên truyền, phát triển văn hóa đọc sách
3.3.3. Các giải pháp để tuyền truyền, phát triển văn hóa đọc sách
3.3.3.1. Tuyên truyền giới thiệu sách
a. Review sách
Viết review hay còn gọi là nhận xét, đánh giá là một cách cung cấp thông tin của sản phẩm và dịchvụ. Viết review sách hay còn gọi là nhận xét, đánh giá về mộtcuốn sách là một cách cung cấp thông tin củacuốn sách đó. Khi học sinh nhận xét hoặc viết bài cảm nhận cho một câu chuyện hoặc một cuốn sách còn giúp các
em luyện tập khả năng trình bày và diễn giải. Các em sẽ học được cách sử dụng câu từ để diễn giải cảm nhận của mình cách nhuần nhuyễn hơn và phù hợp hơn, rèn luyện được cách trình bày bài cảm nhận chi tiết và cẩn thận. Sau khi các em
viết bài về những cuốn sách hay đã đọc trong thư viện học sinh thì sẽ gửi bài viết cho Đoàn trường.
Sau khi áp dụng, chúng tôi thấy đây là 1 hình thức tuyên truyềnrất hiện đại,
có sức lan tỏa mạnh trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Chúng tôi đã chỉđạo Đoàn thanh niên lậpkế hoạch và thực hiện hàng tuần, hàng tháng. Có tổng kết, đánh giá, trao thưởng với những bài viết hay, có chất lượng. Kết quả từ khi phát động cho đến nay đã có rất 140 học sinh tham gia viết bài, trong đó có nhiều bài viết chấtlượng, ví dụ bài viết sau:
Nhiều bài viếtrấtchất lượng (trong hình là bài của em Nguyễn Thúy Hằng)
- Kếtquả:
+ 14 học sinh đạtgiảinhất tuần
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐOÀNTRƯỜNG THPT YÊN THÀNH
KẾ HOẠCHTỔ CHỨCCUỘC THI REVIEW SÁCH THƯVIỆN HỌC SINH
I. Mụcđích, ý nghĩa
- Rèn luyện văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3;
- Nâng cao trí tuệ và bồidưỡng tâm hồn cho học sinh;
- Địnhhướng tương lai thông qua niềmđam mê và sở thích củahọc sinh.
II. Thành phần tham gia
1. Giám khảo
- Đoàn trường.
- Nhóm Văn.
2. Thí sinh: toàn thểhọc sinh trường THPT Yên Thành 3.
III. Thời gian: từ 15/10/2020 đến lúc có thông báo dừngcuộc thi.
IV. Nội dung cuộc thi
-Thí sinh viết review về cuốn sách mà mình yêu thích trong thư viện học sinh (không giớihạn vềsốlượng), sau đógửivề BTC.
-BTC sẽ tổng hợp và chấm vào thứ 7, công bố vào tiết chào cờ sáng thứ
2 tuần sau. Bài giải nhất tuần sẽ được đăng lên fanpage Đoàn trường THPT Yên Thành 3.
- Mỗi tháng BTC sẽ chọn 01 thí sinh có số lượt bày tỏ cảm xúc + chia sẻ nhiềunhấtđể trao giải tháng (tháng đầu tiên tính 4 tuầnkểtừ tuầnbắtđầu) Lưu ý: (1 lượt bày tỏ cảm xúc = 1 điểm; 1 lượt chia sẻ = 2 điểm)
IV. Cơcấu giảithưởng
1. Giải tuần: tặng cuốn sách đã review + 1 phần quà nhỏ khác
(Nếu thuộc loại sách đã ngừng tái bản, sách tặng hoặc sách hiếm có trên thịtrường thì đổi sang mộtcuốn khác)
2. Giải tháng: 100.000 đồng
Yên Thành, ngày 12 tháng 10 năm 2020
TM BCH ĐOÀN TRƯỜNG DUYỆT CỦA CHI ỦY - BGH
(Bí thư)
Nguyễn VănNhuận Phan Tất Khang
b. Giớithiệu sách dướicờ
Giới thiệu sách dưới cờ luôn mang tính trực quan, không khí diễn ra trang trọng, và mang ý nghĩa giáo dục cao nên dễ thu hút tập trung lắng nghe của toàn thể giáo viên và học sinh. Hình thức này làm cầunối cho giáo viên và học sinh tiếp cận và chiếm lĩnhnguồn tri thứcmột cách hữuhiệu.
Để buổi giới thiệu sách dưới cờ đạt hiệu quả, chúng tôi đã chuẩn bị chương trình giới thiệu sách như một buổi ngoại khóa khác, hoặc tổ chức giới thiệu dưới
cờ với hình thức câu lạc bộ, thi đố vui về sách theo chủ đề, v.v…chứ không dừng lại ở bài báo cáo đơn điệu theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Đồng thời để buổi ngoại khóa hiệu quả, phải có chương trình văn nghệ phù hợp xen kẻ, có đố vui về sách theo chủđề và có động viên khen thưởng thì mớihấp dẫn học sinh.
Tùy theo chủ đề mà thực hiện nội dung cho phù hợp. Chẳng hạn, khi giới thiệu sách về chủ đề ngày phụnữ Việt Nam 20.10 thì phải có những tiết mục văn nghệ xen kẻ và những câu hỏi đố vui liên quan đến chủ đề đó. Hay khi giới thiệu sách về chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 thì cũng có những nội dung phù hợp. Hoặc khi giới thiệu những cuốn sách trong danh mục của tủ sách đạo đức thì phải có những tiết mục kể chuyện đạo đức và những câu hỏi đố vui xoay quanh vấnđềvề ý thứcđạo đứccủa học sinh …vv..
Do vậy, cần dành thời gian cho các buổi giới thiệu sách như thế tối thiểu là
30 phút để buổi giới thiệu sách được sôi nổi, hấp dẫn và thuyết phục 100% học sinh và giáo viên lắng nghe. Để thực hiện tốt buổi ngoại khóa giới thiệu sách như thế, tôi đãtiến hành qua 4 bước sau:
B1. Lậpkếhoạchgiới thiệu sách
Kế hoạch giới thiệu sách dưới cờ của tôi được bắt nguồn xuyên suốt từ kế hoạch đầu năm học, kế hoạch hàng tháng. Do đó, trên cơ sở các kế hoạch đã lập, đồng thời kết hợp với công tác tham mưu, phối hợp thường xuyên, kế hoạch giới thiệu sách của tôi luôn được thực hiện kịp thời, rõ ràng và cụ thể. Hình thức kế hoạchphảiđảm bảo yêu cầu, rõ ràng về các mục chính, như:
- Thời gian tổchức
- Chủđềthựchiện
- Chương trình nội dung cụthể
+ Mục đích và ý nghĩacủa buổigiới thiệu sách
+ Văn nghệ
+ Giới thiệu sách
+ Khen thưởng
- Phân công.
- Kinh phí tổ chức…
Tùy vào chủ đề giới thiệu sách mà nội dung của mỗi phần phải phù hợp và thay đổi hình thứcđểtạosựmới mẻ và tránh trùng lặp.
B2. Chuẩn bị nội dung: (gồm 4 nội dung)
Nội dung 1. Viết bài giớithiệu sách
Phần viết bài giới thiệu sách cần phải đầu tư thời gian nhiều nhất nhằm đảm bảo nội dung cần giới thiệu. Nội dung, văn phong của văn bản giới thiệu phải
dễ hiểu, phù hợp với đối tượng cần nghe. Nội dung bài giới thiệu sách đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Nội dung ba phần này luôn mang tính logic, cô đọng và súc tích. Đặc biệt, tôi luôn chú ý rằng, một bài giới thiệu sách thuyết phục bao giờ cũng phải có câu hỏi mở, phải có những thông tin
về xuất bản, về tác giả, thông tin về nội dung tác phẩm đồng thời cần có thêm lời bình, phân tích, so sánh, đánh giá ban đầuvề tác phẩmnhằm trao đổi thông tin hữu ích của tác phẩmcầngiớithiệu.
Ngoài ra, đểnội dung bài giới thiệu sách đảm bảo và hấp dẫn người nghe, tôi đã chuẩn bị chu đáo từ cách lựa chọn sách phù hợp, nghiên cứu, tóm tắt nội dung đến việc lập dàn ý cho bài viết trước khi thực hiện bài viết hoàn chỉnh. Sau khi nội dung bài viết được thực hiện, nếu nhận thấy chưa đạt yêu cầu như mong muốn trong khi khả năng có hạn thì có thể nhờ sự cộng tác giúp đỡ từ các giáo viên dạy ngữ văn trong trường điều chỉnh. Ngoài những bài viết do bản thân trực tiếp viết, tôi còn chỉ đạo các giáo viên dạy các môn xã hội (Ngữ văn, lịch sử, địa
lý, GDCD…) viết bài đểgiớithiệu sách.
Nội dung 2. Chuẩnbị câu hỏi giao lưu hay trò chơi
- Câu hỏi giao lưu:
Biên soạn câu hỏi và câu trả lời là phải cẩn thận, phải nghiên cứu kỹ tài liệu để thực hiện những câu hỏi đảm bảo nội dung, đáp án chính xác đồng thời phải mang tính giáo dục cao. Nội dung câu hỏithường liên quan đến tác phẩm vừa giới thiệu hoặc xoay quanh chủ đề thực nhằm kích thích sự tò mò, tập trung lắng nghe củahọc sinh.
Nếu đặt câu hỏi có nội dung liên quan đến chuyên môn thì phải tham khảo và nhờ sự trợ giúp từ các tổ chuyên môn.Vì thời gian có hạn, nên số lượng câu hỏiđược giới hạn khoảng từ 5-7 câu. Tất nhiên, ngoài sựhiểu biết,những câu hỏiđóđãđược thông tin trong phầngiới thiệu sách. Nếu tập trung lắng nghe thì tất
cả 100 % học sinh đều trả lời được, nếu không thì ít nhất cũng tạo sự tò mò tìm đến sách củahọc sinh.
Mục đích của những câu hỏi đặt ra trong phần đố vui là để kiểm tra sự hiểu biết ban đầu của các em về cuốn sách vừa giới thiệu, vừa là phương pháp tự kiểm tra, đánh giá phần giới thiệu sách của mình có hiệu quả không, có đủ sức thuyết phục 100% học sinh tham gia lắng nghe hay chưa? Qua đó, từng bước sẽ có phương pháp tốthơn. Đồngthời kiểm tra sựhiểu biết của các em có liên quan đến sách nhằm rèn luyện cho các em thói quen đọc sách đểbồibổkiếnthức.
- Trò chơi:
Tùy vào thời gian và hình thức sinh hoạt mà tôi chuẩn bị trò chơi đểtạo cho buổi tuyên truyền giới thiệu sách thêm sôi động và hấp dẫn. Tôi đã sử dụng các hình thức của trò chơi là : Trò chơi “Đối mặt”,” dành cho tập thể chung trong một nhóm học sinh hay “Trò chơi ô chữ”, “ Hái hoa dân chủ”,...dành cho hai đội chơi. Trò chơicũng là những câu hỏi xoay quanh việc tìm hiểu sách, tìm hiểu về lịch sử các anh hùng dân tộc,...
Nội dung 3. Chuẩnbịchương trình vănnghệ
Bên cạnh việc chuẩn bị câu hỏi đố vui hay trò chơi là chuẩn bị phần văn nghệ để tạo không khí vui tươi hơn trong buổi ngoại khóa. Để chuẩn bị tốt phần này, tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường, phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội và giáo viên chủnhiệm lớp đểchọnnhững giọng hát hay và phối hợpvới thiếtbị,bảo vệđểchuẩnbị âm thanh máy móc.
Hình thức các tiết mục văn nghệ có thể là đơn ca, song ca, hay tốp ca tùy theo chương trình và chủ đề thực hiện mà sẽ có tiếtmục phù hợp. Và các tiết mục vănnghệ này sẽ được thông báo trướcmộttuần đểhọc sinh chuẩn bị. Ngoài ra, có thể xen kẻ các tiết mục kể chuyện, kịch, hoặc hoạt cảnh khác nhằm phù hợp nội dung và thay đổi không khí, tăng tính hấp dẫn để đem lại hiệu quả cho buổi giới thiệu sách.
Nội dung 4. Chuẩnbịphầnthưởng
Khi thực hiện chương trình giới thiệu sách chỉ có văn nghệ xen kẻ, hay câu hỏi đố vui, kể chuyện, kịch,… thì chưa đủ điều kiện để thuyết phục 100 % học sinh lắng nghe tìm đọc. Phần quan trọng và quyết định tính hấp dẫn, thu hút toàn thể học sinh tập trung lắng nghe thể hiện ở phần động viên, khen thưởng. Do đó, mỗichương trình giới thiệu sách, tôi luôn chuẩn bị những phần quà xinh xắn, phù hợpvới sốlượng câu hỏiđặt ra đểkhuyến khích các em tham gia trả lời.
Mỗi phần thưởng của chương trình dành cho cá nhân hay tập thể sẽ khác nhau, có thể là một cái bút, một cái com pa, một quyển vở hay một gói kẹo nhỏ...
để động viên tinh thần. Mỗi phần quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, nó sẽ có tác độngtrực tiếp cảm được tấtcả kểcả học biệt. Bởi lẽ,
B3: Thực hiện giớithiệu sách và điều hành chương trình trò chơi
Vì đây là phần chính nên cầnphải có phong cách giớithiệu tự nhiên, tự tin, ngôn ngữ phát âm phải chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Ngữ điệu phải phù hợp, thể hiện
rõ sự am hiểu về nội dung cuốn sách cũng như thể hiện những đồng cảm, những cảm xúc với nhân vật trong tác phẩm thì mới gây cảm xúc cho người nghe.
Tùy theo chương trình mà tôi có thể trực tiếp giớithiệu hoặc phân công giáo viên hoặc học sinh giới thiệu. Đặc biệt, phần giới thiệu sách phải nắm vững nội dung giớithiệu thì phong cách lúc giới thiệumớitự tin, thuyếtphục hơn.
Về hình thức khi giới thiệu, để làm nổi bật hình ảnh,nội dung của tác phẩm tôi thường phóng to hình bìa tác phẩm, tác giả hoặc một số hình ảnh liên quan để giớithiệu thêm trực quan hơn.
Sau phần giới thiệu sách là câu hỏi giao lưu hay trò chơi. Trong phần đặt câu hỏi, người dẫn chương trình phải rất khéo léo và thành thạo các thao tác: hỏi, mời học sinh trả lời, nhận xét, đánh giá câu trả lời, hay động viên,…tạo sự tự tin, thỏa mái khi các em tham gia trảlời.
Qua những trò chơi, câu hỏi giao lưu như thế sẽ tạo cho buổi tuyên truyền, giớithiệu sách của mình thêm sôi nổi,hấp dẫn và thu hút đựợc người nghe. Từ đó,
sẽ tạo nhiều niềm vui, rèn luyện trí nhớ và gây sự chú ý về sách cho tất cả học sinh.
3.3.3.2. Giải pháp trang facebook “Người yêu sách”
Công nghệ thông tin đang ngày càng hiện đại thì các trang mạng xã hội ngày càng tràn lan, đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong giới trẻ. Chúng tôi lập chuyên trang trên facebook để thu hút học sinh tham gia tránh để các em lướt web đểđua đòi,sốngảo…
Giải pháp này là tạo nên một trang wed độc lập mang tên “Người yêu sách”. Trang này sẽtậphợp các “list” sách do thầy cô giới thiệu. Các cuốn sách sẽ
có đường link liên kếtvới facebook. Các thành viên tham gia có thểđăng các cuốn sách đã được chỉnh sửa, được dịch, các bài viết, bình luận giới thiệu cho nhau những cuốn sách hay đã đọc. Như chúng ta cũng đã biết khi sử dụng facebook để thành lập chuyên trang mời các bạn vào để đọc sách đây là một điều rất thuận lợi
vì facebook đang rất “hot”, được các em rất ưu dùng. Khi chúng ta giới thiệu và gửilời mời sẽ thu hút được rấtnhiều các bạn trẻ tham gia. Thông qua fanpage này các em có thể trao đổi với bạn bè các thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, chúng ta cũng có thể lập nhóm với nhau để các em có thể tiếp xúc nhiều hơn, trao đổi với nhau các kinh nghiệm chọn sách và các phương pháp đọc sách.
Hình ảnh: Trang facebook Người yêu sách
Bên cạnh lập các trang ở facebook, chúng tôi còn thành lập câu lạc bộ
“Người yêu sách”. Ở đó các bạn có thể viết trên trang cá nhân của mình và tìm sự phản hồi của những bạn khác. Điều này đưa ra cho chúng ta những gợi ý và cung cấp thông tin vềcuốn sách cho những ngườibạn của mình. Bạncũng có thể chia sẻ
và nhận được nhiều thông tin bổ ích về những vấn đề văn hóa xã hội mà những cuốn sách đề cập. Bạn có thể đọc và hiểu những cuốn sách thú vị đó biết nhường nào. Giải pháp này sẽ rất phù hợp với trường THPT Yên Thành 3. Vì điều kiện của các bạn học sinh vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn, ở xa trung tâm không thuậnlợi
để mua sách thường xuyên.
3.3.3.3. Giải pháp “Nghe bạnđọc sách”
Theo bảng điều tra, tỉ lệ học sinh giúp đỡ gia đình ngoài giờ học là 40%. Để các bạn vừa có thể làm việc vừa có thể đọc sách, chúng tôi đã đưa ra giải pháp
“Nghe bạn đọc sách”. Chúng tôi tạo nên những “list” sách bản thu âm do chính các
thích hợp với nội dung cuốn sách. Sau đó cho các bạn tiến hành đọc, ghi âm lại, chia thành các file nhỏ,đăng lên trang facebook “Người yêu sách”. Các bạn có thể
sửdụngđiện thoại để nghe các bản ghi âm này, vừa có thể làm việc nhà mà không
bịảnh hưởng.
3.3.4. Rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả cho học sinh
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiến hành sinh hoạt chủ đề (sinh hoạt vào cuối
tuần) với nội dung rèn luyện kỹ năng đọc sách hiệu quả cho học sinh. Chương trình này được tiến hành trong năm học 2020-2021 tại trường THPT Yên Thành 3 với sự tham gia đầy đủ của tất cả 27 GVCN và các lớp học sinh. Kết quả là 100% học sinh được rèn luyện các kỹ năng đểđọc sách hiệu quả. Tiêu biểu có các lớp như 12a1 (Thầy Nguyễn
Khắc Toàn chủ nhiệm), lớp 12a2 (thầy Nguyễn Văn Nhuận chủ nhiệm), lớp 10a1 (Thầy Nguyễn Đăng Thông chủ nhiệm)....
- Các bước tiến hành
+ Lập kế hoạch
+ Triển khai, tuyên truyền đến các GVCN trong các buổi họp giao ban GVCN
+ Lên khung chương trình, nội dung chính cho chủđề cần sinh hoạt “Rèn luyện
kỹ năng đọc sách hiệu quả”. Dự kiến triển khai từ tuần 9.
+ Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
+ Cho các lớp triển khai đại trà.
- Sau đây là 1số hình ảnh về sinh hoạt chủ đề “Rèn luyện kỹ năng đọc sách
hiệu quả” tại trường THPT Yên Thành 3:
SINH HOẠTLỚP.
CHỦĐỀ RÈN LUYỆN KỸNĂNGĐỌC SÁCH HIỆUQUẢ