2.2.3.1. Các lỗi sai thường gặp
Câu NLVH là dạng câu HS thường mắc phải nhiều lỗi sai hơn cả. Nếu sai dạng câu này, kết quả bài thi chắc chắn sẽ không thể trên điểm trung bình vì đây là câu chiếm số lượng điểm nhiều nhất trong đề thi. Các lỗi sai thường gặp:
Về thời gian: Lỗi sai mà HS thường gặp khi làm câu hỏi này là dành quá ít
thời gian (ít hơn 60 phút) để giải quyết câu hỏi. Nguyên nhân của việc này là do học sinh suy nghĩ, đầu tư, viết quá dài hai phần Đọc- hiểu và NLXH, hoặc lập dàn ý quá
kĩ lưỡng.
Về hình thức:
- Học sinh thường mắc lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu không đúng phong cách ngôn ngữ, câu văn lủng củng, viết tắt,…
- Ngoài ra, học sinh còn mắc lỗi gạch xóa, chêm xen, thêm bớt vào giữa các câu khiến câu văn rất khó đọc, luộm thuộm.
- Thân bài viết thành một đoạn văn dài không xuống dòng, không tạo lập được cấu trúc của một bài văn.
- Bố cục mất cân xứng, không hợp lý (mở bài quá dài, kết bài sơ sài, quá ngắn gọn)
Về nội dung:
Lỗi sai của rất phong phú, cụ thể (Được trình bày cụ thể ở bảng 13)
52
BẢNG 13: Dạng bài Nghị luận văn học (Các lỗi sai thường gặp, nguyên nhân, cách sửa lỗi)
Bố
cục
Lỗi sai Nguyên nhân Cách thức sửa lỗi
Mở
bài
- Quá hoa mĩ, bóng bẩy
nhưng thiếu thông tin cần
thiết
- Không giới thiệu được/giới
thiệu sai về tác giả, tác
phẩm cần nghị luận
- Không giới thiệu được/giới
thiệu thiếu các vấn đề cần
nghị luận
- Lẫn lộn các giai đoạn, các
thời kì trong tiến trình phát
triển của lịch sử văn học dân
tộc, thời kì sáng tác và các
tác phẩm của các tác gia.
- Không nắm được hoàn
cảnh ra đời và tác động của
hoàn cảnh đó đối với tác
phẩm.
- Do thuộc lòng văn mẫu
- Đưa quá nhiều đối tượng so sánh vào mở bài khiến vẫn đề nghị luận bị mờ nhạt
- Chưa nắm được chức năng của phần mở bài
- Do chưa học chắc kiến thức, nhầm lẫn giữa các tác giả cùng giai đoạn, giữa các tác phẩm cùng thể loại
Trước hết có thể mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào sức viết, kiến thức, năng khiếu của HS. Tuy nhiên, cần xác định được chức năng của mở bài nhằm mục đích giới thiệu
+ Tác giả + Văn bản + Vấn đề cần nghị luận: Cần gạch chân trọng tâm để xác định trúng vấn đề nghị luận
(Lưu ý: Phần giới thiệu cụ thể về tác giả, tác phẩm có thể được giới thiệu ở phần đầu của thân bài, nếu HS làm mở bài theo kiểu gián tiếp. Cách làm này được chấp nhận)
HS cần lựa chọn những nội dung quan trọng nhất về vị trí tác giả, về phong cách sáng tác của tác giả; Với tác phẩm có thể giới thiệu xuất xứ, ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, giá trị của tác phẩm; với vấn đề cần nghị luận cần trích mệnh lệnh của đề vào, đề có mấy yêu cầu cần giới thiệu đủ, trích dẫn cả phạm vi ngữ liệu cho trước.
Để tránh lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, thời kì sáng tác và các tác phẩm của các tác gia. Các em có thể lập bảng để phân biệt các tác giả ở mỗi giai đoạn, thời kì, phong cách khác nhau.
Thân
bài
- Không nhận diện được
kiểu bài => lạc đề, không
- Không nắm vững kiến thức
lý thuyết về các dạng bài
- Yêu cầu tiên quyết của phần này yêu cầu HS phải nắm vững
lí thuyết các dạng đề cụ thể (như đã trình bày ở phần 2.1.2.3.
53
xác định được cách làm, dẫn
đến bài viết thường giống
nhau dù yêu cầu của đề bài
rất khác nhau
- Không nắm được trọng
tâm câu hỏi, viết lan man,
“chém gió”
- Viết không xong bài
NLVH.
- Không đọc kĩ đề, không gạch chân mệnh lệnh, phạm vi dẫn chứng, kiểu bài yêu cầu nghị luận.
- Không lập dàn ý
- Lỗi viết không xong bài có nhiều nguyên nhân.
Có thể do thời gian làm hai câu Đọc hiểu và NLXH quá dài
Có thể do chưa có kĩ thuật phân tích đề và làm bài
Hướng dẫn HS cách làm dạng bài Nghị luận văn học)
- Học bao phủ kiến thức, trước hết ở lớp 12, trừ những văn bản đọc thêm, văn bản nước ngoài và văn bản nằm trong chương trình tinh giản của Bộ GD&ĐT. Không học theo phương án loại trừ các bài đã thi năm trước.
- Nhất thiết phải lập dàn ý, ghi lại các ý chính ở phần thân bài
sẽ định triển khai. Các ý đó thực tế là những bước làm từng dạng bài cụ thể như đã hướng dẫn ở trên. Sau đó, cần đánh dấu lưu ý những ý cần tập trung dung lượng lớn hơn, ý cần viết nhanh nếu không phải trọng tâm, chỉ mang tính chất dẫn dắt hoặc bổ sung.
Dàn ý cần ghi được những ý chính (bám sát vào những mệnh lệnh mà đề yêu cầu để xây dựng luận điểm. Mệnh lệnh nào xuất hiện trước giải quyết trước và dần dần với các lệnh tiếp theo)
- Trước hết cần đặt ra quy định về thời gian làm bài cho mỗi câu thật cụ thể, không để thời gian quá ít cho bài NLVH
- Cần căn cứ về cách hỏi của đề để căn chỉnh thời gian, cách viết cho phù hợp, cụ thể
+ Nếu đề chỉ hỏi một lệnh chính (Phân tích, cảm nhận, bình luận…) thì thời gian làm bài NLVH sẽ được dành trọn vẹn để giải quyết một vấn đề, chính vì thế, người viết có thể viết tương đối kĩ lưỡng các phần. Ngược lại, đề có thêm một lệnh phụ, sau lệnh chính (thường bắt đầu bằng cụm từ “từ đó…”), người viết cần dành thời gian phân bổ hợp lí để hoàn thành bài tổng thể
+ Nếu đề chỉ trích dẫn một ngữ liệu có dung lượng vừa phải
để định hướng HS tìm hiểu, HS có thể có những phân tích kĩ
54
- Trích sai dẫn chứng,
không đưa dẫn chứng, trích
quá nhiều dẫn chứng…
quên sự kiện, cốt truyện,
nhầm lẫn nhân vật trong các
tác phẩm.
- Kể lại tác phẩm, diễn nôm
cốt truyện
- Không nắm vững kiến thức tác phẩm
- Không biết cách triển khai các bước làm bài, đưa nhiều dẫn chứng nhưng thiếu bình luận sâu sắc, sa vào việc kể lại cốt truyện từ đầu đến cuối, nhât là kiểu bài phân tích nhân vật.
- Phụ thuộc hoàn toàn vào văn mẫu, không đặt mình vào tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
lưỡng, cụ thể, liên hệ, so sánh, mở rộng nhiều hơn. Ngược lại, nếu ngữ liệu cho trước khá dài, không thuộc phần HS đã ôn
kĩ, các em cần nhanh chóng xây dựng hệ thống luận điểm, bám sát vào câu chữ để có những định hướng cách làm nhanh
và hợp lí, tránh hoang mang. Thêm vào đó cần xem xét đoạn trích đó, những điểm nào cần nhấn mạnh, cần bình sâu hơn, những đoạn nào có thể lướt qua được để có chiến lược làm bài phù hợp.
- Riêng với thơ, cần học thuộc cả bài. Với văn bản văn xuôi, những câu, những đoạn quan trọng cần thuộc nguyên văn. Tránh lối suy nghĩ trong đề sẽ có trích đoạn nên không cần thuộc. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng HS không nắm được tổng thể văn bản, chỉ bám vào đoạn được trích để phân tích sẽ rất nhìn thấy hết ý nghĩa của nó.
- Khi trích dẫn chứng, cần luôn ghi nhớ đi kèm với trích là bình, là nhận xét, là đánh giá theo quan điểm cá nhân, tránh trong một đoạn đưa quá nhiều dẫn chứng. Thêm vào đó, nên
hệ thống dẫn chứng để phục vụ cho các ý đắc lực hơn, không nên đưa dẫn chứng men theo văn bản dễ tạo cảm giác kể lại, diễn nôm văn bản
- Nên coi tài liệu tham khảo như một phương tiện, công cụ hỗ trợ thêm để lối hành văn của mình thêm trau chuốt, bóng bẩy, không nên học thuộc theo bởi nếu chỉ cần quên một ý, một đoạn thì HS sẽ rất lúng túng, thêm vào đó, các tài liệu trên internet hoàn toàn không trùng khớp với bất cứ đề thi nào của
Bộ, nếu quá phụ thuộc vào văn mẫu, HS sẽ không thể sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân cho từng dạng bài
55
- Thường thiếu phần nghệ
thuật, đánh giá vấn đề, liên
hệ mở rộng, sáng tạo
- Đưa nhiều đối tượng so
sánh không phù hợp với vấn
đề nghị luận
- Khả năng vận dụng kiến
thức lí luận văn học vào bài
kém hiệu quả, vụng về,
thiếu sức thuyết phục.
- Luôn quan niệm phân tích là tìm hiểu về nội dung của văn bản, ít chú ý đến vẻ đẹp của nghệ thuật, giá trị của nghệ thuật
- Tham kiến thức, chưa có kĩ năng so sánh, không hiểu rõ
về mục đích so sánh, bản chất của đối tượng so sánh.
- Kiến thức không sâu rộng, ít đọc tài liệu tham khảo
khác, dẫu rằng lượng kiến thức có thể cũng không có gì thay đổi
- Luôn chú ý đến ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của nội dung. Có thể ghi chép ý nghệ thuật ngay trong dàn bài thành một ý lớn để nhắc nhở mình khi làm bài.
-Phần liên hệ mở rộng có thể đặt ở cuối bài, hoặc lồng vào các ý của bài. Nhưng không nên quá đầu tư vào phần so sánh này tránh mất thời gian. Cần thiết nhất phải hoàn thành làm đúng và đủ những yêu cầu đặt ra trong đề, còn làm hay phụ thuộc năng khiếu, vốn kiến thức, không nên so sánh khiên cưỡng, đưa các đối tượng so sánh nhằm mục đích hạ thấp hoặc nâng cao bất cứ đối tượng nào. Khi so sánh cần tìm ra những tiêu chí để so sánh mới nhận ra được điểm giống và khác nhau.
- Việc đưa lí luận văn học là rất cần thiết, làm căn cứ thêm cho bài viết được thuyết phục, nhưng như đã nói, lí luận văn học sẽ làm bài văn hay hơn nhưng nếu quá lạm dụng có thể khiến bài bị loãng, dài, rườm rà. Có thể học lí luận theo từng chuyên đề, thuộc một khối lượng nhận định vừa phải để đưa vào bài. Có thể ghi chép ở sổ tay để dễ nhớ hơn.
- Học theo chuyên đề khái quát, xâu chuỗi các đơn vị kiến thức, đặt các kiến thức cụ thể trong mỗi tác phẩm trong những giá trị khái quát theo từng phương diện của nội dung hoặc nghệ thuật để ghi nhớ theo motip các ý cần triển khai.
- Đồng thời muốn nâng cao điểm số của câu hỏi này, HS cũng cần tìm hiểu thêm phần mở rộng liên hệ, đối sánh giữa các
56
- Giải quyết thiếu mệnh lệnh
của vấn đề cần nghị luận.
- Ít thể hiện được quan điểm
cá nhân, còn phụ thuộc vào
văn mẫu, vào cách phân tích
của người khác.
- Do học tủ, mỗi tác phẩm chỉ thuộc một bài làm, không quan tâm đến lệnh hỏi của đề.
- Luôn quan niệm NLVH chỉ đơn thuần là phân tích văn bản, không chú ý đặt mình vào những vấn đề có ý nghĩa đặt ra có liên quan đến đời sống văn học và xã hội
đối tượng. Nói chung, nếu thiếu đi vốn văn học sâu rộng (bao gồm kiến thức về nhiều thời kì văn học, loại hình văn học, nền văn học và đặc biệt là kiến thức về lí luận văn học) thì ý
tứ bài văn hay hệ thống luận điểm trong bài văn sẽ nghèo nàn, đơn giản, khó hi vọng có kết quả cao
- Lập dàn ý, viết các lệnh hỏi bằng những chữ to hơn thành luận điểm của bài làm, chú ý đến những mệnh lệnh đầu tiên thường sẽ là lệnh hỏi chính và đầu tư viết dài hơn. Các lệnh sau (nếu có) thường là lệnh phụ và viết với dung lượng ít hơn lệnh chính, chú ý suy ra trên cơ sở lệnh chính. Tránh viết lan man.
- Cần cố gắng nhìn ra mối liên hệ giữa vấn đề được hỏi với đời sống văn học, nhất là đời sống xã hội để tìm ra giá trị, ý nghĩa của vấn đề trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Từ đó,
có những bài học nhận thức và hành động đúng đắn
Kết
bài
- Quá sơ sài, không tổng kết
được vấn đề
- Kết bài quá dài, phần liên
hệ, tuyên truyền, kêu gọi
thiên về giáo huấn, khẩu
hiệu.
- Thiếu thời gian hoặc thừa thời gian nên cố gắng viết lan man kéo dài dung lượng bài làm
- Không nắm được nhiệm vụ của phần kết bài.
- Phụ thuộc vào văn mẫu, không xuất phát từ quan điểm
cá nhân.
- Tùy thuộc vào lượng thời gian còn lại để lựa chọn kết bài phù hợp. Có thể kết bài trực tiếp, ngắn gọn nếu còn ít thời gian. Nếu mở bài gián tiếp cũng không nên quá dài, làm giảm sức nặng của phần tổng hợp
- Chú ý đảm bảo các yêu cầu cần thiết của kết bài: Chỉ nêu ý khái quát lại vấn đề, thiên về tổng kết, đánh giá vấn đề. Khẳng định lại quan điểm đã trình bài ở phần thân bài.
57
Sau đây là một số ví dụ về lỗi sai trong bài làm của HS
Đề ra: Hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân để làm rõ quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp
Hình ảnh bài HS:
Một số lỗi sai đã được GV nhận xét ở cuối bài
Một ví dụ khác:
Bài dưới đây cùng đề bài trên nhưng HS viết xa đề, lệch đề khi không bám vào vấn đề trọng tâm là “phân tích cảnh cho chữ” mà gần như HS đã phân tích cả văn bản Chữ người tử tù trên tổng thể, các phần làm như nhau nên trọng tâm bị mờ
đi, không trúng vấn đề nghị luận
58
Đề bài: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang
Dưới đây là một ví dụ về bài làm của HS:
Bài cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên nhưng thiên về phân tích toàn
bộ bài Tràng giang, chưa cảm nhận, bình luận được về hình ảnh này
Tìm hiểu về thơ nhưng cả bài HS không trích dẫn được dẫn chứng câu thơ nào
Không trích dẫn yêu cầu của đề
HS cũng thiên về kể, tả lại bức tranh thiên nhiên ở bài thơ nhưng trên bề mặt câu chữ, chưa nhìn thấy được những nỗi niềm sâu kín của tác giả phía sau đó.
GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
59
Đề bài: Cảm nhận đoạn một và ba bài Tây Tiến
Từ hình ảnh bài làm của HS, GV đã chỉ ra một số lỗi sai cho em như sau
Về hình thức: chữ nghĩa chưa đẹp
Về cách làm: Đề yêu cầu cảm nhận tận hai đoạn là đoạn 1 và đoạn 3. Nhưng phần đầu em đi sâu trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ qua việc phân tích quá
kĩ hai câu đầu, dẫn đến thời gian làm bài không đủ để hoàn thành bài làm. Thêm vào đó, em cũng đi sâu cảm nhận quá kĩ lưỡng về từng đoạn thơ mà chưa biết điểm nào ở mỗi đoạn cần nhấn mạnh hoặc lướt qua, dẫn đến đoạn 1 em phân tích rất kĩ nhưng đoạn chưa cảm nhận được gì dẫn đến lỗi lệch đề.
Lỗi của em thuộc về kĩ thuật khi làm bài
GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
60
Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch
Lam
Ví dụ về lỗi sai qua hình ảnh bài làm của HS:
Trọng tâm đề là phân tích giá trị nhân đạo nhưng em lại gần như kể lại từ đầu đến cuối văn bản Hai đứa trẻ.
Chữ viết rất chăm chút, nắn nót nên dẫn đến viết quá chậm, không đáp ứng thời gian làm bài
GV đã chỉ rất rõ lỗi sai của HS ở dưới bài
2.2.3.2. Cách thức sửa lỗi
Từ những lỗi sai trên, tôi đã cố gắng đề xuất nhưng biện pháp giúp HS nhận diện và sửa lỗi trong bài làm về cả hình thức và nội dung
Đầu tiên, yêu cầu bắt buộc đối với HS trước khi làm bài thi là phải nắm vững nguyên tắc làm các dạng bài cụ thể (như đã được hướng dẫn ở cách làm bài NLVH). Sau khi HS nắm được lí thuyết, tôi thường kiểm tra HS về lượng kiến thức này. Nhiều người dạy cho rằng như vậy là rập khuôn và thiên về mô típ quá nhiều, tuy nhiên, hiện nay, khi tư duy của HS đang phải “nạp” vào đầu rất nhiều lượng thông tin, cách “công thức hóa” cách làm các dạng đề trở nên có hiệu quả cho việc học tập
và ôn luyện.
Thực tế chứng minh, trên các bảng biểu hướng dẫn chấm của Bộ GD&ĐT, quy định rất rõ điểm số cho các bước này. Đây không phải là kiểu dạy thiên về kiến