3.1. Mục đích thực hiện
Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở mục 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích: kiểm chứng tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp đã đề xuất vào việc hướng dẫn HS làm bài thi THPT QG môn Ngữ văn ở khối lớp 12 trong hai năm học 2019-2020 và 2020-2021. Từ đó, rút ra được những kết luận sát thực về hiệu quả mà các phương pháp đã đề xuất mang lại, đồng thời qua thực tế hoạt động dạy học cũng cho thấy những bất cập của vấn đề để ra hướng khắc phục cần thiết.
3.2. Đối tượng thực hiện
Đối tượng chúng tôi tiến hành thực nghiệm là học sinh ở lớp 12 tại trường THPT Hoàng Mai. Mỗi lớp đều chọn được HS giỏi, khá, TB, yếu. Các lớp TN và ĐC trường như sau:
Lớp thực nghiệm:
Năm học 2019-2020 Số hs Năm học 2020-2021 Số HS
Lớp 12A1,12A13 79 12A13, 12A10 88
Lớp đối chứng:
Năm học 2019-2020 Số hs Năm học 2020-2021
Lớp 12A5,12A9 75 12A4, 12A5 72
74
3.3. Cách thức thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2019-2020 và 2020-2021 theo quy trình:
- Tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của HS các lớp đối chứng và thực nghiệm (Đề kiểm tra xin tham khảo Phụ lục 1)
- Dựa trên kết quả bài làm của HS, tôi vừa giảng dạy, vừa áp dụng các kinh nghiệm mà mình đúc rút được để hướng dẫn HS làm bài, luyện đề thi theo cấu trúc
đề thi THPT QG (TN THPT QG)
- Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau một thời gian áo dụng các kinh nghiệm từ sáng kiến bằng kết quả thi TN THPT QG năm 2019-2020 và thi KLCL kết hợp thi thử năm 2020-2021
- Thống kê phân tích xếp loại kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống
kê toán học.
- Kết luận
3.4. Kết quả thực nghiệm
Năm học 2019-2020
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
ĐIỂM Điểm bài
kiểm tra
đầu năm
(SL HS)
% Điểm
TN (SL HS)
% Điểm bài
kiểm tra đầu năm (SL HS)
% Điểm
TN (SL HS)
%
>=9,0 1 1,3% 8 10,1% 0 0 0 0%
8,1-8,9 10 12,7% 21 26,6% 3 4,1 2 2,7%
7,0-8,0 25 31,6% 31 25,3% 10 13,3 8 10,7%
5,0-6,9 32 40,5% 19 24,1% 58 77,3 55 73,3%
<=5,0 11 13,9% 0 0% 4 5,3 10 13,3%
Từ bảng thống kê cho thấy, năm 2019-2020-năm đầu tiên tôi áp dụng các biện pháp, cách thức hướng dẫn ôn thi đã đề xuất trong SKKN vào các lớp TN (tôi trực tiếp giảng dạy) tại trường THPT Hoàng Mai ở lớp 12A1 (lớp chọn khối A) với sĩ số 41 em
và tại lớp 12A13 (lớp khối D) với sĩ số 38 HS. Tuy là lớp khối A (không lấy kết quả môn Ngữ văn xét tuyển Đại học), nhưng điểm bài thi môn Ngữ văn thi THPT QG của lớp 12A1 khá cao, với điểm TB là 7,26. Lớp 12A13 có điểm TB môn Ngữ văn lên đến: 8,03. Cả hai lớp thực nghiệm có 8 em trên 9 điểm, có 29/79 đạt điểm thi từ 8 điểm trở lên (chiếm 36,7%), không có em nào bị dưới điểm trung bình (dưới 5 điểm). Kết quả này vượt hơn so với kết quả bài kiểm tra đầu năm (có đến 11/79 em bị điểm từ 5,0 điểm trở xuống.
Lớp ĐC (những lớp không tác động bởi các biện pháp, cách thức từ SKKN), kết quả chưa cao. Không có HS nào đạt trên 9 điểm. Số lượng em đạt điểm trên 8 chỉ 2/75 (chiếm 2,7%), kết quả này không chênh lệch lắm với điểm bài kiểm tra đầu năm. Vẫn còn 10 em bị điểm dưới trung bình (chiếm 13,3 %). Tất nhiên để có kết quả học tập thi
cử tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng so bài KSCL đầu năm (khi chưa tác động) đến bài thi chính thức (sau khi đã tác động), thấy sự thay đổi rõ nét ở kết quả thi cử của
HS đã có sự tiến bộ vượt bậc. Kết quả này phần nào chứng tỏ các biện pháp mà tôi đã
75
đúc rút được trong SKKN trên đây đã phát huy tác dụng và chứng minh hiệu quả cao của nó.
Năm học 2020-2021
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
ĐIỂM Điểm
bài ktra
đầu năm
(SL HS)
% Điểm
KS
TN (SL HS)
% Điểm
bài kiểm tra đầu năm (SL HS)
% Điểm
KS
TN (SL HS)
%
>=9 3 3,4% 9 10,2% 0 0 % 0 0%
8,1-8,9 15 17,0% 28 31,8% 5 7.0 % 2 3%
7-8 35 39,8% 39 44,3% 10 13,9 % 7 10%
5-7 28 31,8% 10 11,4% 32 44,4 % 51 71%
<=5 7 8% 2 2,3% 25 34,7 % 12 16%
Năm 2020-2021 là năm thứ 2 tôi tiếp tục áp dụng các kiến giải đề xuất trong SKKN để hướng dẫn HS 12 học-ôn- thi TN THPT QG.
Tại lớp TN:
Trong bài KSCL đầu năm học nhận thấy: Số HS đạt trên 9 điểm chỉ có 3/88
em (chỉ chiếm 3,4 %). Điểm số HS đạt được nhiều nhất vẫn ở mức TB từ 7-8 điểm (chiếm gần 40%). Còn 7 em dưới điểm trung bình.
Trong bài thi KSCL kết hợp thi thử do Sở GD&ĐT tổ chức vừa qua (sau một thời gian tác động các biện pháp đề xuất), kết quả thu được rất khả quan. Đã có 9
em đạt trên 9 điểm (tăng 6 em so với đầu năm). Có đến 28/88 em đạt từ 8-9 điểm (chiếm gần 32%), kết quả này tăng hơn nhiều so với bài kiểm tra đầu năm (chỉ đạt
15 em có điểm từ 8-9 điểm). Chỉ còn 2 em bị dưới điểm trung bình (chỉ chiếm 2,3%).
Tại lớp ĐC (Các lớp không tác động)
Trong bài KSCL đầu năm học nhận thấy: Số lượng HS đạt từ 8-9 điểm còn ít (5 em chiếm 7,0%). Có đến 25/72 em bị dưới điểm trung bình (chiếm 34,7%). Chiếm số lượng nhiều nhất vẫn là điểm từ 5-7 điểm (có đến 32 em chiếm 44,4 %)
Trong bài thi KSCL kết hợp thi thử do Sở tổ chức: Vẫn chưa có HS đạt điểm
9. Điểm số chủ yếu mà HS đạt được vẫn chỉ dừng ở mức từ 5-7 điểm (51/72 em chiếm đến 71%).
Qua kết quả khảo sát ở năm học này thêm một lần nữa cho thấy, những biện pháp nhằm cải thiện cách học và ôn thi cho HS THPT khối 12 đã hiệu quả. Tin rằng, đây sẽ là động lực lớn để tôi cố gắng áp dụng đại trà ở nhiều lớp và mang lại kết quả tích cực hơn nữa trong kì thi TN THPT QG sắp tới
.(Tham khảo thêm Phụ lục 2,3: Kết quả thi chi tiết cụ thể của các lớp
thực nghiệm- những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong hai năm học 2019-2020
và 2020-2021)
76